Nội dung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 65 - 68)

2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH

2.2.1.4. Nội dung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Bản KHPTKTXH cấp xã được thống nhất chung với hai phần chính: Phần I. Đánh giá thực hiện kế hoạch năm X trong đó đánh giá tổng quát về những thuận lợi khó khăn của xã, đánh giá cụ thể từng lĩnh vực các mặt kết quả đạt được, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của từng hạn chế;Phần II. Kế hoạch phát triển năm X+1 bao gồm các nội dung đánh giá tổng quát dự kiến các yếu tố tác động, mục tiêu, chỉ tiêu tổng quát, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể cho từng hoạt động theo từng ngành, lĩnh vực; Phần tổ chức thực hiện kèm theo danh mục các hoạt động và phân công cụ thể nhiệm vụ triển khai thực hiện. Kết cấu nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được phản ảnh tóm tắc ở biểu

2.6 nhưsau:

Bảng 2.7: Kết cấu nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTXH năm X+1 (của đơn vị ...)

Phần I. Đánh giá thực hiện kế hoạch năm X Phần II. Kế hoạch phát triển

Đánh giá tổng quát Đánh giá kết quả phát triển các

ngành, lĩnh vực trên ở các mặt: Kết quả đạt được; Hạn chế, yếu kém;

Nguyên nhân

Phần tổng quát Dự kiến:

giải ph ngà

- Đánh giá (tình hình ở địa phương, trong nước, quốc tế: khó khăn,thuận lợi);

- Các chỉ tiêu chủ yếu đạt được;

- Kết quả các cân đối chủ yếu

(thu - chi ngân sách; vốn đầu tư; lao động việc làm; xuất nhập khẩu).

- Lĩnh vực kinh tế:

- Lĩnh vực xã hội:

- Tài nguyên,môi trường, phát triển bền vững

- Quốc phịng, an ninh

- Tài chính, ngân sách

- Dự báo (tình hình ở địa phương, trong nước, quốc tế: khó khăn, thuận lợi);

- Mục tiêu tổng quát;

- Chỉ tiêu chủ yếu;

- Các cân đối chủ yếu (thu - chi ngân sách; vốn đầu tư; lao động việc làm; xuất nhập khẩu). - Lĩnh vực - Lĩnh vực - Tài ng phát triển - Quốc ph - Tài chính

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu nghiên cứu

* Điểm tích cực

Kết cấu của bản kế hoạch hợp lývà đảm bảo đầy đủ các mặt, các nội dung để giúp cho chính quyền cấp xã sử dụng làm cơng cụ quản lý kinh tế, chính trị văn hóa , - xã hội trên địa bàn.

KHPT KTXH của cấp xã có tính tự chủ cao mà không rập khuôn, chép lại của cấp trên.Việc đưa nội dung ”Kế hoạch hành động” vào bản KHPT KTXH bên cạnh kế hoạch định hướng đã làm cho bản kế hoạch theo phương pháp mới thay đổi hẳn về chất. Từ một bản kế hoạch với các mục tiêu, giải pháp chung chung, đã chuyển sang một bản kế hoạch với những giải pháp cụ thể gắn với những cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện đã giúp bản kế hoạch mang tính khả thi và thực tế hơn.

Kế hoạch hành động (trong khung kế hoạch) gắn kết chặt chẽ với kế hoạch nguồn lực cho phép bản kế hoạch huy động được các nguồn lực không chỉ của ngân

sách mà của mọi thành phần xã hội (gồm các cam kết đóng góp của người dân ở các thơn, hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân,...) để thực hiện, nâng cao tính khả thi của kế hoạch mà cách làm kế hoạch cũ khơng có được.

Nhiều chỉ tiêu sản xuất của bản kế hoạch cũ bị loại bỏ, chỉ giữ lại một số chỉ tiêu tổng hợp, định hướng, chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu và chỉ tiêu xã hội có chương trình thực hiện bằng ngân sách nhà nước (như chỉ tiêu ngân sách, giảm nghèo, dân số, y tế, giáo dục,...).

* Những điểm còn hạn chế:

Nội dung bản kế hoạch là một trật tự logic khá phức tạp, đòi hỏi cán bộ xã, thôn và các chủ thể tham gia phải được nâng cao trình độ nhận thức nói chung và đào tạo, thực hành nhiều lần theo quy trình thành kỹ năng, kỹ sảo mới thực hiện được.

Quy trình và nội dung bản KHPT KTXH của cấp xã yêu cầu phải có nguồn lực để thực hiện kế hoạch. Nguồn lực này được huy động trong nhân dân, từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà tài trợ,... trong đó quan trọng hàng đầu là nguồn đầu tư của ngân sách. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại ngân sách cấp xã chỉ có các

khoản chi thường xun mà khơng có các khoản đầu tư phát triển để xã chủ động trong việc thực hiện kế hoạch. Các khoản đầu tư của cấp trên (như các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư phát triển) thì cấp xã cịn bị động và khơng nắm được đầy đủ thông tin.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp xã áp dụng cho tỉnh Hòa Bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)