6 .Kết cấu luận văn
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA
1.4.4 Tổ chức thực hiện và điều khiển hoạt động tiêu thụ
* Tổ chức hoạt động xúc tiến bán hàng:
Hoạt động xúc tiến nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thực tế cho thấy, sản phẩm có hồn hảo thế nào đi
chăng nữa nếu khách hàng khơng biết đến thì cũng khó mà tiêu thụ được. Xúc tiến bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hố trên thương trường, nhờ đó q trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh. Hoạt động xúc tiến chủ yếu: quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, tham gia hội chợ triển lãm…
- Quảng cáo có thể thơng qua rất nhiều phương tiện, tuỳ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Tham gia triển lãm và hội chợ thương mại: mục đích của triển lãm và hội
chợ thương mại là giới thiệu sản phẩm, ký kết các hợp đồng mua bán, nghiên cứu thị trường, duy trì mối quan hệ với khách hàng…
- Tổ chức chào hàng: Chào hàng cũng là một hoạt động có vai trị quan trọng giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, thơng qua chào hàng, khách hàng có thêm thơng tin về sản phẩm, hàng hoá. Khi tuyển chọn nhân viên chào hàng cần chú ý đội ngũ này phải hiểu rõ tính năng sử dụng, đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp mang đi chào hàng, dễ gây thiện cảm và tín nhiệm cho khách
hàng.
- Tổ chức bán thử: Hoạt động này không nhất thiết phải thực hiện đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, sản phẩm nào. Thông qua bán thử, doanh nghiệp dự đốn được quy mơ nhu cầu, những phản ứng của khách hàng về chất lượng, giá cả hàng hố… Từ đó hồn thiện hơn nữa những nhược điểm về sản phẩm, giá cả và phương thức bán.
- Phát hành tài liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm: song song với việc quảng cáo các doanh nghiệp phải phát hành thêm những tài liệu phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm, đó là các loại cataloge, tờ quảng cáo, giới thiệu bao bì, cơng dụng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản sản phẩm, bảng giá.
* Tổ chức tiêu thụ
Tồn bộ cơng việc hoạt động trên nhằm mục đích lơi kéo khách hàng đến mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp.Vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp là làm sao cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ một lần mà mãi mãi. Do đó doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức tiêu thụ: là việc tổ chức ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hoá, phương tiện vận tải và giao hàng cho các kênh tiêu thụ (đại lý bán buôn, bán lẻ) giao hàng đến tận tay người tiêu dùng.Với hình thức bán hàng trực tiếp cần phải chú ý đến các kỹ thuật trưng bày, bố trí hàng hố tại nơi bán, quầy hàng, các kỹ thuật giao tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ thu tiền. Hoạt động bán hàng mang tính nghệ thuật cao, làm sao tác động đến tâm lý người mua sao cho bán hàng được nhiều nhất.
- Tổ chức hội nghị khách hàng: doanh nghiệp phải thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, đặc biệt chú trọng tới khách hàng lớn, khách hàng quan trọng. Mục đích của hội nghị khách hàng là thu lượm ý kiến của khách hàng về sản phẩm, giá cả, dịch vụ của sản phẩm của doanh nghiệp đồng thời phải gợi ý cho họ về ưu điểm của sản phẩm, những thiếu sót trong quan hệ mua bán.
- Tham gia các hội nghị kinh doanh: Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường khơng thể xa rời đối tác, “Bn có bạn, bán có phường” thơng qua hiệp hội doanh nghiệp khơng những có thể quảng cáo khuếch trương sản phẩm và uy tín của chính mình mà cịn bảo vệ được thị trường, bảo vệ giá cả, chống lại sự độc quyền, giảm bớt cạnh tranh…
Song song với hoạt động xúc tiến bán hàng cần tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng như chuổn bị nhân lực và phương tiện vận tải và các phương tiện cần thiết khác tiến hành giao cho khách hàng hàng hoá theo yêu cầu. Khi giao hàng phải bảo đảm giao đúng, đủ về số lượng và chất lượng.
* Tổ chức theo dõi và điều khiển hoạt động tiêu thụ
Sau khi tiêu thụ, doanh nghiệp cần có những hoạt động theo dõi để kiểm tra các thành viên trong kênh, giám sát hoạt động tiêu thụ nhằm bảo đảm cho hoạt động này đạt kết quả. Đồng thời doanh nghiệp cần có các dịch vụ sau bán hàng tăng uy tín trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.