NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường rượu bia nước giải khát tại Hà Nội và đề xuất cho tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội (Trang 48 - 53)

6 .Kết cấu luận văn

1.5. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

1.5.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.1.5.1.1.Các nhân tố về mặt kinh tế 1.5.1.1.Các nhân tố về mặt kinh tế

Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trị rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hồn thiện mơi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay của ngân hàng, lạm phát, các chính sách kinh tế của nhà nước.

1.5.1.2.Các nhân tố thuộc về chính trị pháp luật

Một thế chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự đảm bảo điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao co các doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động… Các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.5.1.3.Các nhân tố về khoa học cơng nghệ

Nhóm nhân tố khoa học cơng nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường hay khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đó là 2 yếu tố chất lượng và giá bán. Khoa học công nghiệ hiện đại áp dụng trong sản xuất kinh doanh góp phần làm tăng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm tối đa chi phí sản xuất (tăng hiệu suất) dẫn tới giá thành sản phẩm giảm.

1.5.1.4. Các yếu tố về văn hóa xã hội-

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tơn giáo tín

ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hòa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa xã hội khác nhau do vậy khả -

năng tiêu thụhàng hóa cũng khác nhau, địi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc văn về văn hóa xã hội ở khu vực đó để có những chiến lược -

sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.

1.5.1.5. Các yếu tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý…

1.5.2. Các yếu tố thuộc mơi trường vi mô. 1.5.2.1. Khách hàng 1.5.2.1. Khách hàng

Khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp và là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp. Mức thu nhập và khả năng thanh toán của khách hàng là nhân tố có tính quyết định đến hành động mua hàng và lượng hàng hóa tiêu thụ.

1.5.2.2. Các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp.

Đơn vị cung ứng đầu vào có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác sản xuất và cung ứng hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều bất lợi nếu như nằm trong những trường hợp sau:

- Nguồn đầu vào mà doanh nghiệp cần chỉ có một hoặc một vài đơn vị có khả năng đáp ứng.

- Loại vật tư mà đơn vị cung cấp bán cho doanh nghiệp là đầu vào quan trọng nhất của khâu sản xuất của doanh nghiệp.

Khi đó nhà cung cấp có thể ép buộc các doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp những bất lợi như : mua nguyên vật liệu với giá cao, bị ràng buộc nhiều điều kiện khác nữa... dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên, giá thành đơn vị sản phẩm

tăng, khối lượng tiêu thụ bị giảm, lợi nhuận giảm và doanh nghiệp dễ bị suy giảm vị thế trên thị trường.

1.5.2.3.Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và cường độ cạnh tranh của ngành.

Cùng sản xuất một hay một nhóm sản phẩm, vì vậy có sự canh tranh nhau về khác hàng. Doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhau về chất lượng hàng hoá, giá

bán sản phẩm và cách phân phối sản phẩm, dịch vụ ... Số lượng doanh nghiệp cùng ngành càng lớn thì tính cạnh tranh càng khốc liệt và cường độ cạnh tranh cũng rất cao.

1.5.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp. 1.5.3.1. Bộ máy quản lý. 1.5.3.1. Bộ máy quản lý.

Tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng bởi vì tổ chức bộ máy định hướng cho toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Bộ máy quản lý có thể là ưu hoặc nhược điểm cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5.3.2. Vấn đề tài chính

Yếu tố này gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó bao gồm khả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn, các quyết định về tài

chính. Chức năng của bộ phận này bao gồm việc phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.5.3.3. Yếu tổ chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vơ hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi.

1.5.3.4. Yếu tố giá bán sản phẩm

Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay

quanh giá trị hàng hóa, theo cơ chế thị trường hiện nay giá cả được hình thành tương tự phát trên thị trường theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. Do đó, doanh nghiệp hồn tồn có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

1.5.3.5. Các yếu tố khác

Ngoài ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:

- Các kênh phân phối sản phẩm hàng hóa.

-Danh tiếng của doanh nghiệp, của sản phẩm hàng hóa.

- Cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp

TĨM TẮT CHƯƠNG I

Chương I đã nêu khái quát những vấn đề lý luận chung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp bao gồm: Các khái niệm cơ bản về marketing, về tiêu thụ sản phẩm, các phương pháp phân tích, các bước phân tích hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Với cơ sở lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp mang tính khoa học và thực tiễn đã được trình bày trong chương I sẽ giúp chúng hiểu, nắm bắt được vài trò, nhiệm vụ và vị trí của hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp. Từ cơ sở lý luận chung đó chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK

Hà Nội ở chương 2, từ đó tìm ra những vấn đề Tổng công ty đang gặp phải trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình để là cơ sở đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

CHƯƠNG 2

THỰC TRANG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ BIA - RƯỢU- NƯỚC GIẢI KHÁT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường rượu bia nước giải khát tại Hà Nội và đề xuất cho tổng công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)