B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của đô thị Pleiku
1.1.3.2. Trung tâm kinh tế tài chính
TP. Pleiku có tầm quan trọng trong Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia, thuận lợi phát triển kinh tế và mặt văn hóa – xã hội. Đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá (tăng 15% bình quân hàng năm - 2010), cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng thương mại, dịch vụ - công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp, trong
đó các ngành dịch vụ, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải… khá
phát triển. GDP của cả tỉnh đứng thứ 3 trong vùng Tây nguyên và chiếm 23,35% GDP toàn vùng.
1.1.3.3. Trung tâm văn hóa - thể thao
TP. Pleiku là nơi hội tụ những nền văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc Tây
Nguyên. Hiện TP có 18 Nhà rơng văn hóa; tồn Tỉnh có 8 di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc Gia, 4 di tích lịch sử cấp Tỉnh trong đó trên địa bàn thành phố có Nhà Lao
Pleiku, đền tưởng niệm liệt sỹ Hội Phú, di tích lịch sử căn cứ địa Cách mạng xã
Gào... Ngồi ra, có bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Gia Lai là nơi lưu giữ những hiện vật về lịch sử và văn hóa của Tỉnh Gia Lai, Bảo tàng cổ vật tỉnh Gia Lai. Bao gồm:
Cảnh quan nhân tạo đặc trưng:
Nhà lao Pleiku: Người Pháp xây dựng năm 1925, được Bộ Văn hóa - Thơng
tin cơng nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đây là một trong những điểm
tham quan của du khách khi đến với TP. Pleiku.
Bn làng truyền thống: Tồn TP có 20/42 làng truyền thống được xếp hạng
cần bảo tồn, tôn tạo, 2 làng có giá trị là Plei Ốp (phường Hoa Lư) và Plei Brel (xã Biển Hồ). Ngồi ra cịn có các làng tương đối có giá trị như Brut Ngok, Osơr,
Phung 1, Phung 2, Plei Tiên… Các làng này có sự biến động sâu sắc và có xu
hướng bị đơ thị hóa và kinh hóa (người Kinh dần mua đất, xây nhà trong khuôn
viên làng, làm cho lối sinh hoạt của đồng bào và cấu trúc buôn làng thay đổi) (xem
+ Làng Ốp (Plei Ốp): Tuy nằm ở trung tâm TP. Pleiku nhưng làng vẫn còn bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào J’rai và nhiều nghề truyền thống như: đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng… Nơi đây đã được đầu tư tôn tạo một số hạng mục (nhà rông, sân, …) để trở thành nơi sinh hoạt của đồng bào dân tộc và điểm đến của
du khách.
+ Làng Fung: nằm trên địa bàn xã Biển Hồ. Nơi đây có nghề dệt thổ cẩm truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các sản phẩm thổ cẩm của làng Fung khá
đa dạng về chủng loại, tuy nhiên vẫn chưa phát triển mạnh do thị trường tiêu thụ chưa cao.
+ Làng Choét: Thuộc xã Chư Ă - thành phố Pleiku, có nghề sản xuất nhạc cụ dân tộc khá phát triển với trên 10 loại nhạc cụ như: đàn t’rưng, klơng puk, ting ning, chim gió…
Các trung tâm thể dục thể thao: được quan tâm và đầu tư như: Khu liên hợp
thể dục thể thao, nhà thi đấu Tỉnh, sân bóng Sơn Lâm… Đặc biệt tại đây nổi tiếng với Học viện Hồng Anh Gia Lai, quy mơ khoảng 5ha.
Thành phố có chủ trương tập trung bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử, giá trị
văn hóa bản địa đặc sắc, tạo ra sản phẩm du lịch nhằm quảng bá hình ảnh như: xây
dựng mới 19 nhà Rông tại các bn làng góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, có chính sách khuyến khích người dân tộc thiểu số bảo tồn, phát huy văn hóa, nghệ thuật của dân tộc mình, ngồi ra TP cịn duy trì, phát triển các làng dệt thổ cẩm truyền thống tại các làng Phung I (Biển Hồ), phát triển cơ sở sản xuất nhạc cụ dân tộc tại phường Thắng Lợi, đưa chương trình truyền nghề tạc tượng, chỉnh
chiêng, múa xoang… vào chương trình giảng dạy tại trường Trung cấp văn hóa
nghệ thuật Gia Lai, trường Dân tộc nội trú… Đầu tư xây dựng các công trình: thư viện tổng hợp TP, nhà giới thiệu và trưng bày các sản phẩm văn hóa Tây Nguyên,
nhà thi đấu đa năng, nhà luyện tập… Thực hiện mục tiêu đó là một q trình, đảm
Cảnh quan tự nhiên đặc trưng:
Di tích Biển Hồ: (Tơ Nueng) cách trung tâm TP 6 km về hướng Bắc, diện
tích khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha và có độ sâu trung bình 15 - 18 m. Các di tích khảo cổ học tại Biển, Trà Dơm... đã chứng minh lồi
người có mặt trên mảnh đất này từ hậu kỳ đá mới- sơ kỳ kim khí.
Di tích núi Hàm Rồng: nằm ngay cửa ngõ TP. Pleiku trên quốc lộ 14, cách
trung tâm 11 km về hướng Nam. Núi Hàm Rồng được hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây hơn một triệu năm. Núi có dạng hình nón cụt, khá cân đối, cao 1028 mét so với mặt nước biển (xem Hình 1.6).
1.1.3.4. Trung tâm dịch vụ - du lịch
Nhờ có lợi thế có nhiều tiềm năng, ưu đãi thiên nhiên như đồi núi, đất dốc lại có cảnh quan mặt nước, cùng với các yếu tố văn hóa đặc trưng, TP. Pleiku thích hợp khai thác, phát triển loại hình du lịch. Và có lợi thế vị trí quan trọng, TP trở thành
điểm nối kết giữa các tỉnh lân cận với khu vực Bắc Tây Nguyên bằng giao thông đường bộ và đường hàng không.
Tuy nhiên hiện nay khả năng khai thác du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và loại hình du lịch của TP. Pleiku hiện chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, chủ yếu khai thác nguồn khách nội địa: Các cơ sở khai thác du lịch sinh thái, văn hóa hầu hết quy mô nhỏ lẻ, dịch vụ hạn chế, chỉ khai thác trên tài nguyên hiện có, thiếu chủ động trong cơng tác bảo tồn. Do đó, lượng khách du lịch và doanh thu từ hoạt động lữ hành còn khiêm tốn, chỉ chiếm 15% trong tổng doanh thu du lịch; Kinh doanh lưu trú của Tỉnh và TPngày càng phát triển về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, số khách sạn cao cấp và có quy mơ lớn trên địa bàn cịn ít, chủ yếu là các khách sạn có quy mơ vừa và nhỏ. Ngoài một số khách sạn lớn như HAGL - Pleiku, Tre Xanh... có các dịch vụ: nhà hàng, phòng hội nghị, bar, massage, dancing, bi da, quầy lưu niệm… còn lại hầu hết các khách sạn vừa và nhỏ thiếu các dịch vụ hỗ trợ: vui chơi giải trí, mua sắm, chăm sóc sức khỏe...
1.1.4. Hiện trạng cây xanh, mặt nước, quảng trường [23]
Hệ thống cây xanh đô thị: được TP quan tâm trồng mới dọc các tuyến đường
nội thị, tuy nhiên độ phủ xanh chưa cao, chỉ chiếm 6,8%. Ngồi ra khu rừng thơng
phía Tây Nam TP được chỉnh trang, và quy hoạch khu lâm viên Biển Hồ trồng mới
50ha cây xanh khu vực quanh hồ. Tuy nhiên hiện trạng hệ thống mặt nước chưa
được chú ý khai thác về mặt cảnh quan (xem Hình 1.7a).
Quảng trường Đại Đồn Kết: rộng 12ha là nơi giao lưu văn hóa, sinh hoạt
cộng đồng, là điểm nhấn không gian cảnh quan đô thị. Đây là nơi diễn ra các hoạt
động duyệt binh, các lễ hội, văn hóa, biểu diễn ca nhạc, .. thu hút nhiều tầng lớp người dân đô thị. Tuy nhiên hệ thống đèn trang trí chưa được đầu tư, và cần bố trí
thêm ghế đá cho khu đi bộ bên cạnh quảng trường, tổ chức thêm nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng…
Hệ thống công viên, khu giải trí: chủ yếu tập trung ở nội thị, như công viên
Diên Hồng, công viên Đồng Xanh, công viên Lý Tự Trọng và một số không gian xanh xen kẽ. Cơng viên Diên Hồng diện tích 12,3 ha, trong đó diện tích mặt thống của hồ nước gần 2 ha, với đầy đủ các khu vực hoạt động văn hóa, thể dục thể thao.
Khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi bao gồm mặt hồ, cây xanh và các dịch vụ vui chơi. Tuy nhiên việc mọc lên quá nhiều dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải khát, đã lấn chiếm diện tích cơng viên; Cơng viên Đồng xanh như một khu vui chơi
nằm ngồi khu trung tâm đơ thị, với nhiều hình thức giải trí như: cắm trại, câu cá,
khu trưng bày tác phẩm điêu khắc nghệ thuật dân tộc, hay mơ hình kiến trúc nhà ở
bn làng truyền thống, vườn hoa, …
1.1.5. Hiện trạng giao thông [23]
Hệ thống giao thông đường bộ TP. Pleiku đang dần hoàn thiện và phát triển, hệ thống đường tỉnh lộ của toàn tỉnh gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 537km, đa số
a. Giao thông đối ngoại:
Giao thông đường hàng không: Nằm cách trung tâm TP 5 km, cảng hàng
không Pleiku vừa được đầu tư hoàn thiện nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách.
Đường bộ: QL19 có tổng chiều dài đoạn tuyến trong khu vực nghiên cứu
khoảng 15,4km, là tuyến hành lang Đông Tây quan trọng của tỉnh Gia Lai. Toàn tuyến đã được đầu tư cải tạo mặt đường bê tông nhựa; QL14 đoạn đi qua khu vực nghiên cứu dài khoảng 22.5km, đóng vai trị là đường chính đơ thị của TP. Pleiku, mặt đường bê tông nhựa lộ giới 23m.
Tỉnh lộ: Hệ thống đường tỉnh lộ của toàn tỉnh gồm 11 tuyến với tổng chiều
dài 537km, đảm bảo tất cả các mối giao lưu giữa tỉnh với huyện và các huyện với nhau.
b. Giao thông đô thị: Hiện tại hệ thống đường đô thị tỉnh Gia Lai bao gồm
tổng số 915km, về cơ bản hệ thống giao thông đô thị đã được xây dựng với trên 95% là đường bê tơng nhựa, láng nhựa, cịn lại là đường cấp phối. Tuy nhiên, bề
rộng đường khơng đồng nhất. Do đó, đối với các khu vực dân cư cũ thì cần cải tạo hệ thống đường đảm bảo tính thống nhất cho chiều rộng mặt cắt các tuyến phố, đồng thời cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật hai bên phố đảm bảo tính đồng bộ và
tiện nghi cho các tuyến phố. Đối với các khu vực phát triển mới cần đảm bảo việc xây dựng các tuyến đường đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hành,
đồng thời đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Giao thông đô thị bám theo địa
hình đồi dốc, uốn lượn, hạn chế việc san ủi, giữ được nét đặc trưng riêng biệt của
thành phố cao nguyên, và có sự gắn kết với các bn làng trong đơ thị, ví dụ làng Plei Ốp nằm ngay bên cạnh tuyến đường Cách mạng tháng 8, kết nối trực tiếp với buôn làng.
c. Giao thông nông thôn: các tuyến đường trong thôn bản chủ yếu là đường
cấp phối.
d. Giao thông công cộng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 7 tuyến bus đang khai thác: 01 tuyến nội thị, 01 tuyến liên tỉnh và 5 tuyến nối các huyện, thị xã,
e. Bến xe, bãi đỗ xe: TP hiện có 2 bến xe, gồm 1 bến xe lam phục vụ nội tỉnh,
quy mô 1ha, và bến xe Đức Long phục vụ cấc tuyến liên tỉnh quy mô 2,4ha, cơ bản
đáp ứng đủ nhu cầu. Và 02 bãi đỗ xe tập trung tổng diện tích 28.488 m2 (thuộc
phường Trà Bá và phường Ia Kring). Ngoài ra, trên địa bàn TP có 34 bãi, điểm đậu đỗ xe rải rác, công suất sức chứa 1.899 xe; Số Trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp có bố
trí khu vực đỗ xe ô tô: 154 cơ quan/công suất 1.540 xe; Số khách sạn, nhà hàng có bố trí nơi đỗ xe ô tô: 62 khách sạn/công suất 620 xe; Số Bãi, điểm đỗ xe, Gara xe tư
nhân: 30 điểm/công suất 600 xe. Tổng cộng 281 vị trí, điểm đỗ đáp ứng đậu đỗ cho
5.859 xe ô tô/20.698 xe ô tô hiện có, chiếm 28,3%. Qua thống kê về hiện trạng như nêu trên, diện tích dành cho giao thông tĩnh chỉ đạt khoảng 0,0626 km2 chiếm 1,432%, còn quá thiếu so với quy hoạch cần thiết.
f. Hệ thống giao thơng thủy: tuy có hệ thống sơng ngịi tương đối lớn nhưng
do lượng nước sông không ổn định, và độ dốc khá cao nên khả năng vận chuyển
bằng đường sông hạn chế.
e. Hiện trạng một số tuyến đường chính nội thị: (xem Hình 1.8)
Trục đường Trần Hưng Đạo: được giới hạn bởi đường Hùng Vương và
Quảng trường Đại Đoàn Kết, hướng đi về công viên Diên Hồng và đường Cách mạng tháng 8 đi làng văn hóa Plei Ốp. Đây là trục đường mang chức năng hành chính – văn hóa của tỉnh, đóng vai trị quan trọng trong không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm.
- Kiến trúc: các cơng trình hành chính dọc tuyến đường khá đồng bộ, có khoảng cách ly và khoảng lùi tốt. Tuy nhiên một vài cơng trình nhà phố ngay sát trụ sở Liên cơ quan chưa tiến hành giải tỏa được (nguyên nhân người dân cho rằng đền
bù chưa thỏa đáng), gây ảnh hưởng đến công tác cải tạo Nhà thi đấu Tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cây xanh bóng mát khá đồng nhất, tuy nhiên gạch lát vỉa hè hai bên đang xuống cấp và chưa được xử lý. Không gian vỉa hè bị chiếm dụng kinh doanh buôn bán vào buổi chiều và tối, gây mất mỹ quan khu vực. Đường lộ giới 20m, thuận tiện tiếp cận cơng trình hai bên đường, khơng bị che khuất tầm
Mặc dù còn tồn tại vài vấn đề trong tổ chức và hồn thiện khơng gian kiến trúc cảnh quan, song tuyến đường này là một trong những tuyến đường được tổ
chức tốt nhất khu vực trung tâm. Việc chỉnh trang, khắc phục những hạn chế trên sẽ
tăng thêm mỹ quan cho khu trung tâm TP.
Đường Lê Lợi: bắt đầu từ ngã 3 Diệp Kính đến quảng trường, có lịch sử hình
thành lâu đời. Hiện tuyến đường đã được mở rộng nâng cấp đoạn tiếp giáp quảng trường.
- Kiến trúc: hình thức kiến trúc mặt đứng của dãy nhà hai bên chưa đồng nhất, gây mất mỹ quan cho tuyến đường trung tâm này.
- Hạ tầng kỹ thuật: đoạn đường từ đường Anh hùng Núp đến ngã ba Diệp Kính vỉa hè bị chiếm dụng và gạch lát vỉa hè đã xuống cấp, cây xanh vỉa hè chỉ
được trồng 1 bên (dọc nhà thờ Thăng Thiên). Ngoài ra trên đoạn đường này có 3 trường học và khu chợ nhỏ, nhưng thiếu biển báo chỉ dẫn, và khoảng lùi cần thiết.
Đường Hùng Vương: là trục đường kết nối trung tâm TP. Pleiku đi các tỉnh
duyên hải miền Trung, là trục đường cảnh quan của TP, hiện đang được nâng cấp mở rộng. Lộ giới đường 20m, nhưng cây xanh chỉ được trồng 1 bên và chỉ 1 đoạn ngắn gần ngã 3 Diệp Kính. Ngồi ra hầu hết các nhà ở trên tuyến đường này đều
dành mặt bằng trệt để kinh doanh, vỉa hè làm nơi đỗ xe và hàng hóa lấn chiếm
khơng gian đi bộ của người dân.
Đường Trần Phú, Đường Cách mạng tháng 8: hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá
đồng bộ, cây xanh bóng mát được bố trí với khoảng cách thích hợp. Trên hai tuyến đường này đều có chợ trung tâm và chợ lớn, giao thông tại hai điểm này vào giờ tan
tầm thường bị ùn tắc, nguyên nhân là các sạp hàng, gánh hàng rong di chuyển tập trung sát lề đường, cần có biện pháp chấn chỉnh để giao thơng khu vực này thơng thống, tránh ùn tắc.
1.1.6. Hiện trạng quy hoạch khu dân cư [23]
Mật độ xây dựng tăng nhanh trong những năm gần đây, nâng quỹ nhà ở với tổng diện tích 1.276.382m2 với kết cấu, kiến trúc đơn giản. Diện tích nhà ở bình
cắt giữa tuyến đường 14 và 19, các cụm khu ở nhỏ phát triển rải rác manh mún và thiếu các tiện ích đi kèm, làm cho TP phát triển dàn trải và thiếu điểm nhấn.
Tại khu trung tâm dọc các tuyến đường đô thị là dạng nhà ống và không gian xanh xen kẽ tuy nhiên chưa được khai thác hiệu quả; Sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn tồn tại rải rác trong TP (tại các thung lũng), rộng lớn và có cảnh quan đẹp. Khu trung tâm xã thuộc vùng ngoại thị, cơng trình xây dựng kiên cố chiếm khoảng: 10%-15% tập trung chủ yếu ven các tuyến phố chính (nhà mặt phố). Các xã ngoại thị trong dự kiến mở rộng ranh giới TP, hiện tại chủ yếu là các thửa đất canh tác,
rừng…xen kẽ có núi đồi. Hiện tại nền xây dựng tại những khu này đều dựa trên địa