Mục tiêu phát triển và một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 69)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3. Mục tiêu phát triển và một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức

không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm thành phố Pleiku

3.3.1. Mục tiêu phát triển

Khai thác và phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng Tây

Nguyên; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong Vùng với cả nước nhằm huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, từng

bước thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội so với cả nước.

Khai thác, bảo tồn các tiềm năng lợi thế vốn có về mặt điều kiện tự nhiên (cảnh quan, địa hình, khí hậu) và nhân tạo (văn hóa) của khu vực hiện hữu, trong mục tiêu lâu dài phát triển Pleiku trở thành một đô thị bền vững, hiện đại, mang bản sắc địa phương, với không gian kiến trúc cảnh quan tự nhiên đặc thù và bản sắc văn hóa dân tộc bản địa, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân với môi trường sinh thái bền vững từ việc xây dựng không gian công cộng phục vụ cho cộng đồng, tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo kết nối thuận tiện.

Nâng cao ý thức của cộng đồng và đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ và bảo tồn khơng gian KTCQ - văn hóa thơng qua cơng tác quản lý và phối hợp của các ban ngành, tổ chức lãnh đạo liên quan.

3.3.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thành phố Pleiku cảnh quan thành phố Pleiku

Công tác tổ chức không gian KTCQ tại đô thị Pleiku đạt được các mục tiêu

đã đề ra dựa trên những nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Phù hợp với định hướng quy hoạch chung của TP. Pleiku đến năm 2030 và

tầm nhìn đến năm 2050.

Khai thác và phát huy các tiềm năng lợi thế và đặc biệt là các đặc trưng về cảnh quan, địa hình, văn hóa của đơ thị Tây Ngun.

Phát triển đơ thị gắn với bảo vệ cảnh quan đặc sắc vùng cao nguyên và của khu vực nơi hội tụ các vùng cảnh quan đặc trưng như biển hồ, núi lửa, lâm nghiệp

và đô thị. Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của văn hóa bản địa, văn hóa

cồng chiêng Tây Nguyên. Tăng cường sự tham gia tích cực của cộng đồng và đồng bào dân tộc trong quá trình phát triển thành phố Pleiku.

3.4. Định hướng phát triển cơ cấu quy hoạch và không gian kiến trúc cảnh quan thành phố Pleiku theo hướng phát triển bền vững

Trên cơ sở mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

thành phố Pleiku đến năm 2030. Các mục tiêu cần đạt được, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế và nhiệm vụ bảo vệ môi trường là:

- Gắn chặt bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hịa giữa mơi

trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, kiềm chế duy

thoái tài nguyên.

- Định hướng phát triển ngành cơng nghiệp sạch, ít gây ơ nhiễm môi trường,

ưu tiên phát triển cơng nghiệp về phía Đơng thành phố, hạn chế phát triển KCN

phía Bắc do vị trí đầu nguồn nước sông, suối.

- Bảo vệ chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái, cảnh quan ven lưu vực các suối qua các khu dân cư nội thị.

- Cải thiện điều kiện sống dân cư, đảm bảo vệ sinh mơi trường sống, bảo tồn

văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể tại các buôn làng trong thành phố.

- Giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí tại khu vực phát triển công nghiệp và hoạt

động giao thông đô thị.

- Tổ chức tôn tạo các điểm cảnh quan tự nhiên.

3.5. Đề xuất các giải pháp chung tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku thị Pleiku

3.5.1. Đề xuất giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đơ thị

Dựa vào những phân tích, đánh giá hiện trạng và dựa vào định hướng phát triển chung của TP, khu vực cần có giải pháp chung về tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan, dưới đây là những giải pháp do học viên đề xuất:

3.5.1.1. Giải pháp phát triển mơ hình khơng gian đô thị Pleiku

(Mảng)

Bố cục TP hiện đang phát triển dàn trải, thiếu tập trung, đô thị đang bám theo các trục giao thơng chính, trong khi các khơng gian xung quanh dịng suối và thung lũng chưa được khai thác, diễn ra tình trạng bỏ hoang hoặc hình thành các khu nhà tạm,… tương phản với khu vực đơng đúc sát đường chính đơ thị. Về quan điểm quy hoạch, những khu này lại là nơi có tiềm năng, giá trị nhất của TP, vì vậy cần có định

hướng phát triển đơ thị về phía khơng gian mặt nước, thung lũng đang chưa được

khai thác có hiệu quả. (xem Hình 3.1a).

Khu vực trung tâm hiện hữu

Mơ hình phát triển đang hướng đến của Tỉnh là phát triển “đô thị nén”, tập trung khu chức năng chính, và hình thành các cực không gian chức năng bao quanh TP, bao gồm: trung tâm công nghiệp Trà Đa, tổ hợp y tế - thể thao, trục cảnh quan du lịch nghệ thuật, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và hành lang nông nghiệp, tạo nên một đô thị tổng hợp đa chức năng, hoạt động kinh tế đa dạng. Một số giải pháp tổ chức không gian KTCQ khu vực nội đô, cụ thể là:

Đối với khu trung tâm hành chính – văn hóa: (phường Hội Thương) gồm các

cơ quan hành chính: Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, UBND thành phố… nằm trên đường

Trần Hưng Đạo, bắt đầu từ đường Hùng Vương đến quảng trường Đại Đoàn Kết. Khu vực này chủ yếu hoạt động vào ban ngày, cần thiết kế thêm các tiện ích như: xen cấy thêm các loại hình dịch vụ - thương mại nhỏ đan xen để các hoạt động được xuyên suốt cả ngày và đêm, … Chủ yếu duy trì hình thức cơng trình thấp tầng với kiểu dáng hiện đại, kết hợp nâng cấp hệ thống cơng viên giải trí, quảng trường và các cơng trình phục vụ cơng cộng, tạo bộ mặt cho khu trung tâm. Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tại TP. Pleiku, hiện đã mở rộng khu vực kết nối không gian với Bảo tàng cổ vật Gia Lai, tuy nhiên khơng gian trống phía trước bảo tàng cịn khá phức tạp, bị chiếm dụng kinh doanh vỉa hè, cần được cải tạo cảnh quan nghiêm trang phù hợp với khung cảnh bên cạnh quảng trường Đại Đồn Kết (xem Hình 3.1b).

Trung tâm tài chính – thương mại – văn phòng: thuộc phường Phù Đổng, là

giao điểm của QL19 và QL14, rất thuận tiện kết nối với các khu chức năng khác của

TP, với cơng trình đặc thù là trụ sở HAGL, trụ sở Đức Long Gia Lai, khách sạn HAGL và các cơ sở kinh doanh thương mại xung quanh. Trong tương lai khu vực

này sẽ trở thành hạt nhân khu đơ thị mới TP. Pleiku, vì vậy khu vực này cần phát triển hình thức nhà cao tầng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các tổ hợp

văn phịng, trụ sở, nhằm hình thành khơng gian thương mại – dịch vụ sôi động, kết

hợp với mảng xanh, tạo điểm nhìn thu hút. Điểm nhấn đảo giao thơng ngã ba Phù Đổng, bố trí thêm cơng trình tượng đài mang biểu tượng như Cây nêu, mơ hình nhà

Rơng…(xem Hình 3.2a).

Khu dân cư hiện hữu: thuộc 6 phường (Tây Sơn, Hội Thương, Hoa Lư, Diên

Hồng, Yên Đỗ, Yên Thế) là khu vực đã xây dựng ổn định, nhưng cũng cần nâng cấp

các cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, trạm y tế, …) và hạ tầng kỹ thuật, tăng tỷ lệ

cây xanh, cải tạo vỉa hè, hệ thống chiếu sáng, … đảm bảo tiện nghi đô thị cho người dân khu vực. Ngồi ra hình thức kiến trúc cơng trình cũng cần hiện đại, thu hút như: tạo thêm không gian xanh, vườn hoa nhỏ, … trong các khu dân cư nhằm tăng tính hấp dẫn.

Đối với các bn làng truyền thống tồn tại trong khu vực nội đô: đây là khu

vực đặc biệt cần giữ gìn, bảo tồn, từ công tác quản lý quy hoạch, đến các giá trị văn hóa, phát huy các nghề truyền thống (đan lát, dệt, mộc, …), các không gian công cộng đặc thù của người dân tộc bản địa. Chính quyền cần có biện pháp ngăn chặn các hoạt động cắt đất trong buôn bán cho người kinh để xây dựng nhà ở, đó là vấn

đề bức xúc hiện tại. Đồng thời bổ sung các cơng trình phục vụ phát triển du lịch như điểm hướng dẫn thăm quan, chợ sản phẩm địa phương… hợp lý nhằm đảm bảo sự

hài hịa với khơng gian xung quanh.

Khu vực phát triển mới

Trục cảnh quan đô thị: Định hướng của TP hình thành trục cảnh quan đơ thị

dọc theo suối Hội Phú (phường Hội Phú và Phù Đổng) trở thành trục cảnh quan mang chức năng phục vụ du lịch và nghệ thuật, hình thành khơng gian đô thị mới

hai bên suối bám theo địa hình tự nhiên. Vì vậy khơng gian này cần đa dạng trên tinh thần tôn vinh văn hóa bản địa và cảnh đẹp tự nhiên của khu vực, như hình thành không gian mở, công viên điêu khắc, nghệ thuật cồng chiêng nhằm phục vụ cho du lịch, giải trí và sinh hoạt cộng đồng…Đồng thời khu dân cư mới xây dựng với mật độ thấp, cách ly với mặt nước bằng hệ thống mảng xanh, công viên.

Khu vực phía Bắc thành phố: khu du lịch Biển Hồ thuộc xã Biển Hồ và Tân

Sơn, trong định hướng sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển du

lịch sinh thái của TP. Pleiku. Hiện tại đây khu vực cảnh quan có giá trị về cảnh quan tự nhiên và không gian mặt nước, tuy nhiên hiện chưa được khai thác về khía cạnh phát triển kinh tế du lịch, đồng thời Biển Hồ là nguồn cung cấp nước cho cả thành phố, vì vậy cần duy trì và cải tạo vùng bảo vệ cách ly xung quanh khu vực bằng: vùng nông nghiệp (trồng chè như hiện trạng). Hình thành thêm các dịch vụ

như: điểm ngắm cảnh, đường dạo vành đai khu vực, … Ngoài ra kết hợp cải tạo,

chỉnh trang 5 làng dân tộc lân cận: Teeng, Brugol, Brel, Soh và Phung bổ sung các sản phẩm du lịch đa dạng như: du lịch văn hóa, du lịch cảnh quan.

Vùng phát triển công nghiệp phía Đơng Bắc thành phố: Khu công nghiệp

Trà Đa, thuộc xã Trà Đa, hiện nay là cụm phát triển công nghiệp tập trung quan

trọng nhất của thành phố, mật độ dân cư tập trung khá ít, vì vậy thiếu các dịch vụ (chợ, trường mẫu giáo, cơng viên…) Ngồi ra khu vực có diện tích đất trống khá nhiều, chủ yếu bỏ hoang, cần tận dụng hoặc trồng cây tạo mảng xanh cho khu vực.

Vùng nông nghiệp kết hợp du lịch nghỉ dưỡng phía Đơng thành phố, bao

gồm các xã An Phú, Chư Á, Chư Prong, Ia Kênh, Gào, Trà Đa, Biển Hồ. Đóng vai trị là vành đai xanh đệm giới hạn nội thị Pleiku, hiện tại khu vực này gồm phần

diện tích canh tác của đồng bào dân tộc (trồng cà phê, hồ tiêu, điều, chè) với hình thức canh tác thơ sơ, sản phẩm đạt được chưa hiệu quả. Vì vậy cần có những biện pháp canh tác mới, khuyến khích trồng các sản phẩm nông nghiệp mới (rau, củ, quả, …) phục vụ như cầu nội thị với mơ hình hiện đại, xây dựng mơ hình trang trại phục vụ du lịch, vừa góp phần tăng thu nhập cho người đồng bào dân tộc, và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường.

Tổ hợp y tế, nghiên cứu khoa học ngành y: thuộc phường Trà Bá, Hoa Lư.

Khu vực này tập trung các bệnh viện: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Đại học Y

dược HAGL, bệnh viện Y dược cổ truyền – phục hồi chức năng. Trong tương lai sẽ

tập trung các cơ quan nghiên cứu về y học, dược liệu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, … Vì vậy cần dành thêm quỹ đất cho khơng gian cơng cộng, vui chơi giải trí, mảng xanh, …

3.5.1.2. Giải pháp về sử dụng đất

Định hướng phát triển thành phố theo hướng bền vững, mang bản sắc, vì vậy

cần cân nhắc kỹ lưỡng sao cho việc sử dụng đất hợp lý:

Khu trung tâm TP. Pleiku hiện hữu có mật độ dân số tập trung cao nhất trong toàn tỉnh, cần hạn chế tăng diện tích đất ở khu vực nội đơ, vì vậy có thể tăng mật độ xây dựng, tầng cao cơng trình. Sử dụng hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng trong nội đơ TP. Pleiku, hình thành đơ thị có mật độ tập trung cao, không phát triển đô thị dàn trải theo các trục giao thơng. Đối với các cơng trình khu vực trung tâm khơng có nhiều giá trị về kinh tế và văn hóa, hoặc chưa phù hợp chức năng của khu trung tâm (xí nghiệp cơng nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến…) thì cần di chuyển đến khu vực phù hợp với từng chức năng, và chuyển đổi diện tích đó thành các chức

năng sử dụng khác mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với định hướng phát triển

chung của khu vực. Bên cạnh đó cần dành quỹ đất đưa vào sử dụng các mục đích

công cộng như: công viên, mảng xanh và các khu chức năng cơng cộng khác. Ngồi ra các cơng trình cao tầng, cơng trình xây dựng cần có diện tích mảng xanh, khoảng lùi phù hợp, nhằm tạo điểm nhấn, tăng diện tích sử dụng tối đa và giảm áp lực về giao thông.

Khai thác tối đa các lợi thế và đặc trưng địa hình đồi núi cao nguyên, các

miệng núi lửa. Quá trình quy hoạch sử dụng đất cần chú ý đến sự gắn kết hài hịa giữa các khu chức năng với khơng gian phù hợp điều kiện địa hình, mặt nước của khu vực nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững, có đặc thù. Khai thác địa

hình đặc trưng như: Khu vực điểm cao núi Hàm Rồng được sử dụng thêm với mục

vực thung lũng, xung quanh miệng núi lửa phát triển hình thức nhà ở, sinh hoạt

cộng đồng, … góp phần tạo dựng bản sắc đơ thị, theo mơ hình chọn đất của người dân tộc bản địa.

Duy trì diện tích đất nông, lâm nghiệp ngoại vi TP, thiết lập hành lang nông lâm nghiệp bao quanh, tạo nên bộ khung cho TP. Pleiku. Các khu chức năng mới hình thành và hành lang nơng lâm nghiệp được liên kết với nhau và với khu trung tâm bằng trục giao thông.

Tập trung nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn ngoài khu vực nội thị, tránh phân tán, và cách ly với khu dân cư.

3.5.1.3. Trục cảnh quan (Tuyến)

Trục cảnh quan suối Hội Phú: nằm dọc theo suối Hội Phú thuộc phường Hội

Phú và Phù Đổng, là nơi tổ chức các chức năng phục vụ du lịch và nghệ thuật. Theo định hướng của TP, vùng cảnh quan ven suối Hội Phú chạy xuyên qua tâm TP. Pleiku, đây là khu vực có giá trị đặc biệt của TP về mặt cảnh quan, khai

thác tối đa không gian hướng ra suối, xoay hướng phát triển của đô thị về phía khơng gian xanh, mặt nước, hình thành khu ở mới với mật độ thấp bám theo địa

hình tự nhiên dọc hai bên suối. Vì vậy cần có diện tích đất dành cho không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian mở như: công viên điêu khắc, nghệ thuật cồng chiêng nhằm thu hút người dân, đồng thời tơn vinh văn hóa bản địa, mặt khác bố trí cơng viên nhỏ, vườn hoa, mảng xanh xen kẽ nhằm cách ly hoạt động đô thị với cảnh quan mặt nước, hạn chế ô nhiễm mơi trường, giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Lớp thứ hai dành cho phát triển khu ở mới với mật độ trung bình, kiến trúc bám theo địa hình nhằm tạo điểm nhìn hấp dẫn cho khu vực (xem Hình 3.3b).

3.5.1.4. Tạo cảnh quan điểm nhấn (Cụm)

Khu trung tâm hiện hữu: chức năng chính là trung tâm hành chính – văn hóa

với điểm nhấn là các cơng trình hành chính tập trung như: UBND, khu liên cơ, tỉnh

ủy, … Cần được chỉnh trang bộ mặt khang trang, cân đối thể hiện sự uy nghiêm của

khối cơ quan hành chính quan trọng. Vỉa hè cần được cải tạo thay gạch lát đồng bộ, tạo thêm các bụi hoa nhỏ hoặc chậu hoa nhỏ trang trí trước các cơ sở hành chính, tạo mỹ quan cho trục đường…

Quảng trường Đại Đoàn Kết là điểm nhấn quan trọng nhất trong hệ thống

không gian kiến trúc cảnh quan của cả TP. Pleiku, nơi diễn ra các sự kiện quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)