Không gian cảnh quan nhân tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 78)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.5. Đề xuất các giải pháp chung tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

3.5.2.2. Không gian cảnh quan nhân tạo

a. Cây xanh đô thị: Đối với TP. Pleiku, cây xanh là một trong những yếu tố

giữ vai trò quan trọng là nhân tố tạo khơng gian, cải tạo vi khí hậu, tạo mơi trường sống tốt hơn cho người dân, đồng thời góp phần tạo nét đặc trưng cho đơ thị. Chính vì vậy cần có những giải pháp tối ưu nhằm phát triển hệ thống mảng xanh trong đô thị Pleiku, đảm bảo mỹ quan và mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường. Cần lựa chọn loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, an tồn và kinh tế (xem

Bảng 3.1).

Theo quy hoạch chung xây dựng trục cảnh quan du lịch, nghệ thuật, trong đó khai thác quỹ đất từ việc di dời các cơ sở xí nghiệp, cơng nghiệp ra khỏi trung tâm

TP, để ưu tiên xây dựng các cơng trình TDTT, sân chơi, hay các hệ thống hạ tầng xã

hội phù hợp. Đặc biệt, hồn thiện hệ thống cơng viên, vườn hoa kết hợp thiết kế đô thị để tạo ấn tượng của một đô thị hiện đại, đầy bản sắc. Đồng thời tạo sự liên kết

giữa các không gian trong đô thị, và giữa trung tâm đô thị với các khu chức năng mới hình thành, với vành đai nông – lâm nghiệp phía Đơng và Tây TP, tạo nên mạng lưới cây xanh liên hồn. Vì vậy hệ thống cây xanh được lựa chọn phải đa dạng, phù hợp với từng khu vực, vị trí để phát huy hết tác dụng của nó:

Cây bóng mát: Ở các vỉa hè dọc các tuyến đường nên sử dụng các loại cây có

thân thẳng, tán rộng và cao (tối thiểu đáy tán cao hơn hai tầng lầu), có thể lựa chọn loại cây có lá nhỏ, độ che phủ sẽ cao hơn. Có thể lựa chọn loại cây thông 3 lá, xà cừ, sao đen hoặc cây sanh trồng đơn, có thể xen kẽ bằng các loại cây có hoa đẹp

như muồng vàng anh, lộc vừng, … tạo sựu sinh động và tăng giá trị thẩm mỹ cho

trục đường. Ngoài ra, tại các vỉa hè, giải phân cách có thể bố trí các bồn hoa nở theo mùa ở tầng thấp. Bố trí đều ở các tuyến đường, thân cây thẳng có tác dụng định hướng, nhấn mạnh nét mềm mại và tạo nhịp điệu thống nhất cho tuyến đường và

phải tạo sự ngắt quãng trên tuyến đường dài và thay vào đó là các cây trang trí với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng phải phù hợp và có sự gắn kết giữa các đoạn ngắt quãng đó. Đối với các cơng trình cần phải thể hiện được hình thức thì phải chọn những cây có tán khơng q lớn, trồng thưa để tạo được khoảng trống giữa cơng trình với khơng gian xung quanh. Ngồi ra đối với các vị trí như nút (ngã ba Hoa Lư, Phù Đổng, …) thì phải tạo hiệu ứng hút hướng nhìn về vị trí đó từ các hàng cây.

Cây và hoa trang trí: Dùng ở các dải phân cách, các bồn hoa nút giao thông

thì nên sử dụng các loại mảng hoa, cây cắt xén và bố trí theo chủ đề, tùy thuộc vào từng tuyến đường mà có thiết kế cụ thể tương ứng và kết hợp hài hòa với các tác phẩm tạo hình hay biểu tượng.

Dựa vào điều kiện sinh thái của TP. Pleiku đặc tính sinh trường của các loại cây xanh hiện có, có thể đề xuất cụ thể việc tổ chức cây xanh đối với từng khu vực

như sau:

Đối với các tuyến đường phố: cây Bằng lăng, kiều hùng, lim xẹt, móng bị

tím, muồng hồng yến, muồng xiêm, sấu, thơng ba lá, viết, … là phù hợp vì độ che phủ, tạo bóng mát khá cao, ít rụng lá và một số lồi có hoa đẹp.

Các khu vực cơng cộng như quảng trường, cơng viên: Loại cây chủ đạo có thể lựa chọn thông 3 lá, xen kẽ là cây tầng trung như dầu rái, long não, lộc vừng, ngọc lan, ngân hoa, nhạc ngựa, phượng vĩ, sao đen, … cây tầng thấp là các loại thân thảo, cây bụi trồng thành khóm hoa 4 mùa, thảm cỏ, … Với cách tổ chức như vậy sẽ tạo được lớp cây chủ đạo mang chức năng bóng mát, cây xanh tầm trung vừa cho bóng mát vừa làm nền, tầng cây bụi thấp, vườn hoa theo mùa, hoặc quanh năm, có tác dụng cải tạo điều kiện vi khí hậu, đồng thời tạo sự đa dạng các loại cây. Cần bổ

sung thêm các loại cây bản địa vào trồng trong các cơng viên như: phị chỉ, giáng

hương, gõ mật, mun, trắc, …Nên đầu tư thêm một số loại cây ở địa phương khác, đặc biệt là Đà lạt, vì có khí hậu tương đồng để thêm đa dạng: thông lá, mimosa,

muồng hoa đào, phượng tím, … Tuy nhiên ở một số tuyến đường như Nguyễn Du, Quang Trung, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Văn Thụ, … một số loại cây được trồng từ trước năm 1975, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP, đang sinh trưởng tốt nên cần được giữ lại (xem Hình 3.5a).

Đối với vùng đất trống chưa xây dựng cơng trình thì tận dụng làm nơi ươm

trồng các cây xanh nhằm phục vụ cho thành phố, hoặc tạo thảm cỏ, vườn hoa, …mặt khác làm cho đô thị trở nên sinh động.

b. Cơng trình kiến trúc:

Cơng trình cơng cộng trong đơ thị: cần có sự quản lý chặt chẽ về chỉ giới,

mật độ xây dựng và đảm bảo diện tích khơng gian xanh xung quanh cơng trình. Hình khối cần được nghiên cứu, chọn lọc phù hợp với điều kiện khí hậu tại địa

phương, phù hợp văn hóa bản địa và hài hịa với khơng gian xung quanh, đặc biệt đối với những cơng trình tơn giáo, cơng trình mang tính lịch sử. Vật liệu xây dựng ưu tiên cho nguồn từ địa phương, an tồn và có khả năng sử dụng lâu dài, không

gây ô nhiễm môi trường, hạn chế việc sử dụng các vật liệu phản xạ như kính, alu, … Việc sử dụng màu sắc cho cơng trình cũng cần có những quy định riêng, hài hòa với cảnh quan xung quanh. Nên sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, đối với các cơng trình lợp ngói thì có thể tạo điểm nhấn bằng cách sử dụng ngói màu đậm.

Đối với các cơng trình mang tính lịch sử: cần được bảo tồn, cần có những

nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những giải pháp bảo tồn hiệu quả. Ví dụ cơng trình Bảo tàng Tỉnh cần được cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đèn chiếu sáng, gạch lát, bổ sung thêm ghế ngồi nghỉ chân cho người dân tham quan, đồng thời bổ sung thêm các cơng trình văn hóa cấp Tỉnh, hiện nay đã xây dựng Bảo tàng cổ vật được đặt bên cạnh Bảo tàng Hồ Chí Minh, tuy nhiên cảnh quan chưa thu hút, vẫn còn những khoảng đất trống phía trước bảo tàng cổ vật chưa hồn thiện, cỏ dại và các qn café cóc lấn chiếm, …

Hệ thống nhà ở: Các khu dân cư, đặc biệt là nhà mặt phố nằm trong khu vực

trung tâm TP, cần có sự quản lý về kiến trúc như: khống chế chiều cao từ 1-3 tầng

như hiện tại, hình thức mặt đứng cần thống nhất một số đặc điểm như: mái, màu

sắc, kiến trúc mặt đứng, … hài hịa khơng gian mặt phố. Đối với khu dân cư mới hình thành khuyến khích làm theo mơ hình “đơ thị xanh”: mật độ xây dựng thấp khoảng 20%, ưu tiên diện tích cho cây xanh, mặt nước; KTCQ phát triển theo địa hình, hạn chế việc san gạt lớn nhằm tạo điểm nhìn cũng như khơng gian hấp dẫn

cho khu vực; Đối với các điểm dân cư nông thôn tuân thủ theo định hướng chung của TP. Pleiku, triển khai quy hoạch nông thôn mới;

Buôn làng dân tộc: Những buôn làng trong đơ thị hiện vẫn cịn được bảo tồn

gần như nguyên vẹn, như: làng văn hóa du lịch Plei Ốp, làng Brel nằm trong khu nội thị cần được tiếp tục bảo tồn, tôn tạo về không gian quy hoạch, kiến trúc, văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; Quy hoạch quần thể các làng dân tộc xung quanh khu vực Biển Hồ trở thành trung tâm giao lưu, nghiên cứu nền văn hóa đồng bào dân tộc đồng thời kết hợp khai thác dịch vụ du lịch. Hình thái quy hoạch được bảo tồn, trùng tu các cơng trình kiến trúc truyền thống, … Ngoài ra, không gian chuyển tiếp giữa làng với đơ thị cần có vùng đệm, khoảng cách giới hạn từ 500- 1.000m, yêu cầu khơng xây dựng các cơng trình cao tầng, hay sản xuất, chủ yếu là

vành đai xanh, nhà vườn chiều cao khơng q 12m. (xem Hình 3.5b).

- Đối với các làng đơ thị hóa: Làng đơ thị hóa là những làng dân tộc ở nội đô

thành phố, đã chịu nhiều ảnh hưởng của sự phát triển đô thị.Tại những làng này hệ thống hạ tầng đã và đang được đầu tư, nhà ở đã có sự biến đổi, xuất hiện nhiều nhà

ống, nhà ở theo kiểu đô thị. Đây là kết quả của một quá trình phát triển tự nhiên nên

đề xuất để cho q trình đơ thị hóa này tiếp tục diễn ra nhưng cần đảm bảo về hệ

thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật như các khu đô thị khác trong thành phố. Các

không gian đặc thù của làng (nhà mồ, nhà rơng,…) cịn xót lại cần được quy hoạch

trở thành không gian công cộng, lưu giữ lại tính lịch sử của làng.

- Đối với làng dân tộc truyền thống nằm ở vùng ven đơ thị: cịn ít chịu ảnh

hưởng của q trình đơ thị hóa, đề xuất mơ hình bảo tồn, giữ gìn khơng gian quy

hoạch kiến trúc địa phương đồng thời cải tạo cơ sở hạ tầng, đường xá, điện, cấp

nước, thoát nước, tăng cường các công tác về giáo dục, vệ sinh môi trường nhằm

nâng cao chất lượng sống của người dân. Cần duy trì các khơng gian cơng cộng, các

khơng gian đặc trưng của làng dân tộc như nhà rông, sân lễ hội, nhà mồ hay cơng

trình cơng cộng chung của làng. Đối với nhà ở thì khuyến khích xây dựng theo mơ hình nhà ở truyền thống, đảm bảo diện tích canh tác xung quanh nhà và đảm bảo

diện tích tối thiểu cho từng lô đất khoảng 500m2.

- Đối với những làng cịn ít giá trị trong TP, cơ bản vẫn giữ theo hình thái của

quy hoạch truyền thống, nhưng mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất được tăng

cao hơn, phát triển làng theo hình thức nhà vườn và nhà liền kề. Hình thái kiến trúc

nhà ở phát triển theo loại nhà sàn truyền thống được nghiên cứu cải tiến về hình

thức kiến trúc cũng như tổ chức dây chuyền sử dụng, có thể sử dụng vật liệu xây dựng và trang thiết bị hiện đại. Ngồi các cơng trình cơng cộng hiện có của làng có thể xây dựng thêm những cơng trình dịch vụ cơng cộng khác theo quy hoạch chung của đô thị như trường học, công viên, giải trí, thương mại, dịch vụ, nhưng về hình thức kiến trúc cần phải được đồng nhất với kiến trúc truyền thống làng (như bộ mái dốc lớn, khn viên đặt cơng trình, tơn trọng địa hình cảnh quan…). Duy trì khu vực cơng cộng truyền thống của làng, như khu vực nhà rông, sân lễ hội, đây chính là khơng gian mở hết sức quan trọng trong việc hình thành tính văn hóa đặc trưng của khu dân cư đô thị. Đây vẫn là nơi diễn ra các lễ hội quan trọng của làng, là nơi

thể hiện tín ngưỡng và các sinh hoạt văn nghệ dân gian truyền thống… Các làng này cũng cần có khơng gian đệm với đơ thị từ 300-500m, và hạn chế chiều cao dưới 20m.

c. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Hiện nay, các tuyến đường trong nội thị tương đối rộng rãi đáp ứng cho TP phát triển trong tương lai. Tuy nhiên tại một số điểm trên vài tuyến đường (cụ thể là đường Trần Phú, Cách Mạng tháng 8, Hai Bà Trưng) vẫn diễn ra tình trạng kẹt xe, đa số tại khu vực này là các chợ, trung tâm thương mại…, làm ảnh hưởng đến mỹ

quan và trật tự cho TP. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý tránh tình trạng lấn chiếm lịng đường, vỉa hè tập trung bn bán, kinh doanh trái phép; Xây dựng các cầu đi bộ tại điểm gần Siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, trường học, … Điều chỉnh bán kính các vịng xoay nhằm mở rộng khoảng cách tại vị trí giao lộ; Tăng

cường hệ thống giao thông công cộng nội thị (hiện nay chỉ có 1 tuyến xe bus nội

thị), phục vụ nhu cầu đi lại với nhiều tiện ích và tối ưu nhất cho người dùng như: xe bus dành cho công nhân tại các khu cơng nghiệp, tăng cường xe đưa đón học sinh tại các trường học…, từ đó hạn chế được các phương tiện cá nhân lưu thông.

Vỉa hè cần đảm bảo thơng thống, khơng có vật cản trở ngồi cây xanh bóng

mát, cây xanh trang trí và đèn chiếu sáng đã được định vị. Cote vỉa hè đảm bảo có

lối đi dành cho người đi bộ, khuyết tật, và hạn chế việc lấn chiếm kinh doanh, bãi

đỗ xe tự phát … Lát gạch đồng bộ vỉa hè kết hợp nghệ thuật trang trí đường phố.

Tại một vài điểm như cuối đường Trần Hưng Đạo, giao với Quảng trường là nơi vỉa hè rộng, đang bị lấn chiếm kinh doanh café, có thể tổ chức triễn lãm mơ hình bn làng, làng nghề truyền thống, các di sản vật thể (cồng, chiêng…) hay mơ hình cuộc sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc bản địa, tranh ảnh lịch sử phát triển đô thị, …

đây cũng là cách để truyền bá văn hóa địa phương, giáo dục, khơi dậy sự sáng tạo

cho thanh thiếu niên.

Hệ thống chiếu sáng hiện nay một số tuyến đường (Nguyễn Du, Trần Hưng

Đạo, …) theo quan sát đã thay đèn cao áp màu vàng bằng bóng đèn led ánh sáng

trắng, nhằm tiết kiệm chi phí, tuy nhiên việc này không đúng với nguyên lý thiết kế, tầm nhìn ánh sáng trắng sẽ hạn chế hơn đối với người tham gia giao thông.

d. Công viên: Hệ thống công viên, khu vui chơi giải trí trong khu trung tâm

TP. Pleiku chưa nhiều, gồm 2 công viên lớn: công viên Diên Hồng, công viên Đồng

Xanh, công viên Lý Tự Trọng và một số không gian xanh xen kẽ.

Công viên Diên Hồng diện tích 12,3 ha, trong đó diện tích mặt thống của hồ

nước gần 2 ha, với đầy đủ các khu vực hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao, Kku vui chơi, mặt hồ, cây xanh và các dịch vụ tiện ích khác. Tuy nhiên việc mọc lên quá

nhiều dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải khát, đã lấn chiếm diện tích bên trong cơng viên;

Công viên Đồng xanh như một khu vui chơi nằm ngồi khu trung tâm đơ thị,

với nhiều hình thức giải trí như: cắm trại, câu cá, khu trưng bày tác phẩm điêu khắc nghệ thuật dân tộc, hay mơ hình kiến trúc nhà ở bn làng truyền thống, vườn hoa, …

3.5.2.3. Hoạt động của đô thị

Quảng trường Đại Đoàn Kết là nơi sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí của

người dân đơ thị, thời gian hoạt động vào buổi sáng từ 5h đến 7h, chiều từ 15h-23h

hàng ngày, buổi trong ngày hầu như khơng có hoạt động diễn ra. Vì vậy nhằm phục vụ cho người dân, vỉa hè cho phép một số hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ trong thời gian này tuy nhiên cần đảm bảo vệ sinh môi trường, dành phần đường cho người đi bộ và bãi đơ xe cơng cộng. Khuyến khích thêm các hoạt động âm nhạc đườn phố, biểu diễn nghệ thuật, vẽ tranh, … để đa dạng các loại hình hoạt động và làm sinh

động cho khơng gian này. Ban ngày có khoảng thời gian khá dài tại đây hầu như

khơng có hoạt động nào diễn ra, đề xuất tổ chức thêm các hoạt động triễn lãm tranh,

ảnh, tượng, … chủ đề quá trình phát triển đô thị, về các dân tộc sinh sống ở địa phương, về môi trường, … nhằm khai thác hết khoảng thời gian ngày và đêm tại

Quảng trường.

Cơng viên giải trí Diên Hồng nhờ có những dịch vụ: nhà hàng, café, sân

bóng đá mini, máy tập thể dục … thu hút được lứa tuổi thanh thiếu niên, người lớn

tuổi. Tuy nhiên sân chơi cho trẻ em như: thuyền dạo quanh hồ chủ yếu phục vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)