Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan TP.Pleiku

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 34 - 39)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan TP.Pleiku

Cảnh quan đô thị bao gồm cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân tạo cà cảnh quan hoạt động. Cảnh quan tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên sẵn có của đơ thị: sơng, núi, thảm thực vật, mặt nước, địa hình địa nạo, khí hậu và những đặc trưng

tạo thành đơ thị chính là điều kiện tự nhiên, đó cũng chính là cơ sở để hình thành bố cục cho đô thị; Cảnh quan nhân tạo là sản phẩm do con người tạo ra được bố trí

trong mơi trường đơ thị; Và cảnh quan hoạt động phản ánh cuộc sống của người dân đô thị, phương thức hoạt động, lối sống, phong tục tập quán người dân địa phương.

1.2.1. Hiện trạng không gian cảnh quan tự nhiên

TP. Pleiku có khí hậu mát mẻ quanh năm, ít bị ơ nhiễm và chất lượng nguồn

nước tốt, Biển Hồ là nguồn nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực, là nơi cung cấp nước ngọt cho TP. Tỷ lệ mảng xanh lớn với các không gian xanh xen kẽ trong khu

trung tâm, cùng với hệ thống sông suối dày đặc tuy nhiên hệ thống mặt nước chưa

được chú ý khai thác về mặt cảnh quan. Pleiku có tiềm năng rất lớn và phong phú

về tài nguyên du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên cần được khai thác và phát huy từ: rừng nguyên sinh, sông suối, hồ, đỉnh Hàm Rồng là những thắng cảnh nổi tiếng; cảnh quan thiên nhân tạo, rừng cao su, đồi chè, cà phê bạt ngàn…

1.2.2. Hiện trạng không gian cảnh quan nhân tạo

Hiện trạng đất ở: diện tích 2.517,8ha, chiếm 9,61% diện tích tự nhiên, gồm:

Đất ở đơ thị 1.512,14 ha, bình qn 86m2/người. Đất ở nơng thơn 1.000,66 ha, bình qn 226m2/người [23]. Đất ở hiện trạng trong thành phố có 4 loại cấu trúc: Khu

vực ở nén trong nội đô, khu vực bám quanh miệng núi lửa, khu vực ở buôn làng, và khu vực ở gắn với lạch nước.

Toàn TP hiện có trên chục tịa nhà cao tầng, chủ yếu là khách sạn, chung cư,

trụ sở và văn phòng như: Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, chung cư Hoàng Anh Gia

Lai (đường Hoàng Văn Thụ), Đức Long Tower (đường Trần Phú), Công ty Điện lực

Gia Lai, Công ty Kinh doanh Hàng xuất khẩu Quang Đức, trụ sở Liên cơ quan

(đường Trần Hưng Đạo)... ở những nơi này khoảng không gian công cộng, khơng

gian xanh tương đối thấp, có cơng trình khơng có khoảng lùi dành cho cây xanh.

Trung tâm văn hóa - du lịch - giải trí: Cơng viên Lý Tự Trọng chưa được

đầu tư đúng mức, hệ thống chiếu sáng khá ít, chưa có ghế đá phục vụ nên hầu như cơng viên này ít người sử dụng mục đích giải trí, nghỉ ngơi. Cơng viên Diên Hồng

bị xuống cấp, các chuồng thú trong công viên khơng vệ sinh, ngồi ra cơng viên cịn bị lấn chiếm diện tích để phục vụ cho các hoạt động khác như nhà hàng, cafe, … Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về mỹ quan (xem Hình 1.10)

Trục đường hành chính – lịch sử - văn hóa của trung tâm TP. Pleiku: là

đường Lê Lợi và Trần Hưng Đạo, điểm nhấn đầu hai trục đường là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Sau khi được cải tạo mở rộng, trồng lại cây xanh, gạch lát vỉa hè đồng bộ, cảnh quan trục đường Lê Lợi dần khá thẩm mỹ và đảm bảo chức năng.

Các khu dân cư nội thị: Dạng nhà mặt phố: chủ yếu bám sát theo các trục

đường, kiến trúc chưa có sự tương đồng về thẩm mỹ, chiều cao cơng trình. Hình

thức này đang dần phát triển rộng ra các khu vực ngoại thành; Nhà trong hẻm: Cũng tồn tại kiểu nhà dạng chia lô, gặp nhiều bất cập trong công tác thốt nước bẩn, phịng chống cháy nổ… Hầu hết các tuyến đường nội thành đều bố trí cây xanh vỉa hè, mật độ tương đối phù hợp, tuy nhiên hệ thống cây xanh hai hai bên đường bất nhất: cây to, cây nhỏ đan xen nhau nhấp nhơ trên hè phố, thiếu tính thẩm mỹ. Cụ thể

trên đường Lê Duẩn đoạn từ ngã ba Phù Đổng tới vịng xoay Trà Đa đã có tới cả

chục loại cây xanh vỉa hè: Osaka đỏ, xà cừ, long não, bàng, dầu rái, sao đen…

Đường Trường Chinh cũng tương tự với đủ loại cây to nhỏ, cao thấp… Tuyến đường Phạm Văn Đồng đã phần nào tạo nên sự nhất quán khi hai bên đường trồng

hầu hết cây dầu rái, tuy nhiên, có những đoạn lại xuất hiện những cây trứng cá, cây sanh, bằng lăng… rất tùy tiện. Một đoạn đường Hùng Vương từ ngã ba Diệp Kính

đến Nguyễn Viết Xn khơng có cây xanh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những

tuyến đường trồng cây xanh đồng bộ mang lại hiệu quả che phủ và thẩm mỹ, như tuyến đường Trần Bình Trọng thống nhất một loại cây bằng lăng, hàng cây cổ thụ

trên đường Nguyễn Du (xem Hình 1.10).

Tại các buôn làng truyền thống trong đô thị Pleiku: Q trình đơ thị hóa kéo

theo sự giao thoa kiến trúc cũ và mới giữa khu vực người kinh và các bn làng. Vì diện tích đất ở ngày càng thu hẹp, khuôn viên buôn làng dần bị việt hóa, đất trong các bn bị cắt bán cho người kinh, làm phá vỡ cấu trúc quy hoạch truyền thống. Chính quyền địa phương đã có những chính sách lưu giữ, bảo tồn các buôn làng

trong và ngoài trung tâm TP, lối kiến trúc đặc trưng, các cơng trình văn hóa. Trong khu vực nội thị còn tồn tại và lưu giữ được hầu như nguyên vẹn là 2 làng Plei Ốp –

Phường Hoa Lư và làng Plei Brel – xã Biển Hồ, cịn bảo lưu nhiều nét văn hóa đặc

sắc của đồng bào dân tộc Jrai và nghề truyền thống như: đan lác, dệt thổ cẩm, tạc

tượng... Tuy nhiên vẫn chưa thỏa mãn với tính chất cũng như chức năng của đơ thị

Pleiku mang bản sắc văn hóa. (xem Hình 1.10)

1.2.3. Hoạt động đơ thị

Hoạt động trên Quảng trường: Các hoạt động đa số diễn ra vào buổi sáng

sớm và chiều tối, người dân tập thể dục, giải trí… Ngồi ra khi có lễ hội lớn như lễ hội Cồng chiêng, đốt pháo hoa đón năm mới thì Quảng trường luôn là nơi tập trung

đông nhất, náo nhiệt nhất. Quảng trường với nhiều chức năng như vậy nhưng chưa

tận dụng khai thác được hết quỹ thời gian trong ngày, điều đó cho thấy các hoạt

động để thu hút nhiều người tham gia chưa đa dạng, thiếu không gian cho các lứa

tuổi. (xem Hình 1.11)

Hoạt động xung quanh Quảng trường: Như hiện tượng cộng sinh thường

thấy, ở đâu có nhiều người, nhiều hoạt động ở đó sinh ra các hệ thống dịch vụ. Quảng trường thời gian gần đây xuất hiện nhiều quán cafe, quán cóc giải khát mọc lên khắp vỉa hè đáp ứng nhu cầu người dân, tuy nhiên cũng cần có những quy định giới hạn việc mọc thêm nhiều hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, gây mất mỹ quan và lấn chiếm đất công cộng. Quảng trường dần trở thành trung tâm kết nối chuỗi không

gian trong đô thị Pleiku.

Công viên Diên Hồng trước đây là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí

khá phong phú cho người dân đô thị, công viên bố trí thêm khu tập thể dục, sân

bóng mini, nhà hàng tiệc cưới, café, khu ăn uống, khu nhà nghỉ, đạp vịt trên hồ, ngoài ra sở thú phục vụ nhu cầu tham quan… Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp, đèn trang trí, dịch vụ… đáp ứng khá tốt. Vệ sinh môi trường cũng được đảm bảo, hệ thống thoát nước cho hồ khi lượng mưa cao đảm bảo. Tuy nhiên hoạt động

vui chơi cho trẻ em còn chưa nhiều, nhà vệ sinh công cộng, gạch lát công viên…

hiện nay đã bị xuống cấp, cần được điều chỉnh để hoàn thiện cơng trình, phục vụ tốt

Hệ thống khơng gian mở: tại khu vực trung tâm TP.Pleiku có mật độ cây

xanh tính trên đầu người tương đối thấp, chỉ từ 2-3m2/người. Cây xanh chủ yếu tập

trung ở các công viên và một số tuyến đường như một đoạn Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Quang Trung, hai Bà Trưng… số cây xanh này cũng đa

dạng về chủng loại từ Sến, Táu, Thông, Bằng lăng, … hệ thống cây xanh trên các tuyến này cũng không đồng nhất, điển hình là đường Hai Bà Trưng, Hùng Vương. Khu vực Quảng trường vừa mới được chỉnh trang và trồng cây xanh đồng nhất kết hợp thảm cỏ tạo mảng xanh. Tại công viên Lý Tự Trọng là khoảng không gian mở rộng lớn và đã được nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng, khu tập thể dục tuy nhiên vẫn chưa có thêm hoạt động thu hút nhằm làm tăng tần suất hoạt động tại đây. Tuy nhiên sự hiện hữu của khơng gian mở này cũng có giá trị là nơi giao lưu sinh hoạt của người dân. Vì vậy, cải thiện điều kiện cảnh quan cho cơng viên và quảng trường

để gia tăng hoạt động, thu hút đông đảo người dân đến sinh hoạt, giao lưu hiệu quả hơn là một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Bên cạnh đó, các hoạt động tơn giáo tín ngưỡng đa dạng, cấu thành nên đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Các tơn giáo tại tỉnh Gia Lai đang hoạt động

ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện sự đa dạng

văn hóa trong sự hịa hợp giữa các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc.

1.2.4. Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku

Để nhận biết được một đơ thị thì cần có những nét đặc trưng riêng, thiết kế

KTCQ sẽ được quyết định bởi yếu tố điều kiện tự nhiên của địa phương. Vì vậy, việc tận dụng cảnh quan thiên nhiên sẵn có, bố cục, phân khu hợp lý sẽ góp phần tạo nên nét riêng biệt cho đô thị.

Nhắc đến Pleiku, là một đô thị phố núi với cảnh quan hài hịa, lãng mạn, có sơng, hồ, cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp, đó là tiền đề cho thiết kế KTCQ. Tuy nhiên nhìn chung khơng gian KTCQ đô thị Pleiku chưa thật sự nổi bật so với điều kiện lý tưởng mà thiên nhiên ban tặng. Cơng trình xây dựng với lối kiến trúc pha tạp, bố cục khơng gian trung tâm đơ thị chưa có điểm nhấn, ngồi những cơng trình

giữa cảnh quan thiên nhiên và các cơng trình xây dựng đã làm cho TP mất dần đi những bản sắc riêng về kiến trúc của một đô thị Tây Nguyên. Yếu tố không thể thiếu trong một TP mang bản sắc đó là khơng gian văn hóa cảnh quan, nhưng chưa

được quan tâm thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)