B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của đô thị Pleiku
1.1.5. Hiện trạng giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ TP. Pleiku đang dần hoàn thiện và phát triển, hệ thống đường tỉnh lộ của toàn tỉnh gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 537km, đa số
a. Giao thông đối ngoại:
Giao thông đường hàng không: Nằm cách trung tâm TP 5 km, cảng hàng
không Pleiku vừa được đầu tư hoàn thiện nâng cấp đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách.
Đường bộ: QL19 có tổng chiều dài đoạn tuyến trong khu vực nghiên cứu
khoảng 15,4km, là tuyến hành lang Đông Tây quan trọng của tỉnh Gia Lai. Toàn tuyến đã được đầu tư cải tạo mặt đường bê tông nhựa; QL14 đoạn đi qua khu vực nghiên cứu dài khoảng 22.5km, đóng vai trị là đường chính đơ thị của TP. Pleiku, mặt đường bê tông nhựa lộ giới 23m.
Tỉnh lộ: Hệ thống đường tỉnh lộ của toàn tỉnh gồm 11 tuyến với tổng chiều
dài 537km, đảm bảo tất cả các mối giao lưu giữa tỉnh với huyện và các huyện với nhau.
b. Giao thông đô thị: Hiện tại hệ thống đường đô thị tỉnh Gia Lai bao gồm
tổng số 915km, về cơ bản hệ thống giao thông đô thị đã được xây dựng với trên 95% là đường bê tơng nhựa, láng nhựa, cịn lại là đường cấp phối. Tuy nhiên, bề
rộng đường khơng đồng nhất. Do đó, đối với các khu vực dân cư cũ thì cần cải tạo hệ thống đường đảm bảo tính thống nhất cho chiều rộng mặt cắt các tuyến phố, đồng thời cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật hai bên phố đảm bảo tính đồng bộ và
tiện nghi cho các tuyến phố. Đối với các khu vực phát triển mới cần đảm bảo việc xây dựng các tuyến đường đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế hiện hành,
đồng thời đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Giao thông đô thị bám theo địa
hình đồi dốc, uốn lượn, hạn chế việc san ủi, giữ được nét đặc trưng riêng biệt của
thành phố cao nguyên, và có sự gắn kết với các bn làng trong đơ thị, ví dụ làng Plei Ốp nằm ngay bên cạnh tuyến đường Cách mạng tháng 8, kết nối trực tiếp với buôn làng.
c. Giao thông nông thôn: các tuyến đường trong thôn bản chủ yếu là đường
cấp phối.
d. Giao thông công cộng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 7 tuyến bus đang khai thác: 01 tuyến nội thị, 01 tuyến liên tỉnh và 5 tuyến nối các huyện, thị xã,
e. Bến xe, bãi đỗ xe: TP hiện có 2 bến xe, gồm 1 bến xe lam phục vụ nội tỉnh,
quy mô 1ha, và bến xe Đức Long phục vụ cấc tuyến liên tỉnh quy mô 2,4ha, cơ bản
đáp ứng đủ nhu cầu. Và 02 bãi đỗ xe tập trung tổng diện tích 28.488 m2 (thuộc
phường Trà Bá và phường Ia Kring). Ngoài ra, trên địa bàn TP có 34 bãi, điểm đậu đỗ xe rải rác, công suất sức chứa 1.899 xe; Số Trụ sở, cơ quan, doanh nghiệp có bố
trí khu vực đỗ xe ô tô: 154 cơ quan/công suất 1.540 xe; Số khách sạn, nhà hàng có bố trí nơi đỗ xe ô tô: 62 khách sạn/công suất 620 xe; Số Bãi, điểm đỗ xe, Gara xe tư
nhân: 30 điểm/công suất 600 xe. Tổng cộng 281 vị trí, điểm đỗ đáp ứng đậu đỗ cho
5.859 xe ô tô/20.698 xe ô tô hiện có, chiếm 28,3%. Qua thống kê về hiện trạng như nêu trên, diện tích dành cho giao thông tĩnh chỉ đạt khoảng 0,0626 km2 chiếm 1,432%, còn quá thiếu so với quy hoạch cần thiết.
f. Hệ thống giao thơng thủy: tuy có hệ thống sơng ngịi tương đối lớn nhưng
do lượng nước sông không ổn định, và độ dốc khá cao nên khả năng vận chuyển
bằng đường sông hạn chế.
e. Hiện trạng một số tuyến đường chính nội thị: (xem Hình 1.8)
Trục đường Trần Hưng Đạo: được giới hạn bởi đường Hùng Vương và
Quảng trường Đại Đoàn Kết, hướng đi về công viên Diên Hồng và đường Cách mạng tháng 8 đi làng văn hóa Plei Ốp. Đây là trục đường mang chức năng hành chính – văn hóa của tỉnh, đóng vai trị quan trọng trong không gian kiến trúc cảnh quan khu trung tâm.
- Kiến trúc: các cơng trình hành chính dọc tuyến đường khá đồng bộ, có khoảng cách ly và khoảng lùi tốt. Tuy nhiên một vài cơng trình nhà phố ngay sát trụ sở Liên cơ quan chưa tiến hành giải tỏa được (nguyên nhân người dân cho rằng đền
bù chưa thỏa đáng), gây ảnh hưởng đến công tác cải tạo Nhà thi đấu Tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cây xanh bóng mát khá đồng nhất, tuy nhiên gạch lát vỉa hè hai bên đang xuống cấp và chưa được xử lý. Không gian vỉa hè bị chiếm dụng kinh doanh buôn bán vào buổi chiều và tối, gây mất mỹ quan khu vực. Đường lộ giới 20m, thuận tiện tiếp cận cơng trình hai bên đường, khơng bị che khuất tầm
Mặc dù còn tồn tại vài vấn đề trong tổ chức và hồn thiện khơng gian kiến trúc cảnh quan, song tuyến đường này là một trong những tuyến đường được tổ
chức tốt nhất khu vực trung tâm. Việc chỉnh trang, khắc phục những hạn chế trên sẽ
tăng thêm mỹ quan cho khu trung tâm TP.
Đường Lê Lợi: bắt đầu từ ngã 3 Diệp Kính đến quảng trường, có lịch sử hình
thành lâu đời. Hiện tuyến đường đã được mở rộng nâng cấp đoạn tiếp giáp quảng trường.
- Kiến trúc: hình thức kiến trúc mặt đứng của dãy nhà hai bên chưa đồng nhất, gây mất mỹ quan cho tuyến đường trung tâm này.
- Hạ tầng kỹ thuật: đoạn đường từ đường Anh hùng Núp đến ngã ba Diệp Kính vỉa hè bị chiếm dụng và gạch lát vỉa hè đã xuống cấp, cây xanh vỉa hè chỉ
được trồng 1 bên (dọc nhà thờ Thăng Thiên). Ngoài ra trên đoạn đường này có 3 trường học và khu chợ nhỏ, nhưng thiếu biển báo chỉ dẫn, và khoảng lùi cần thiết.
Đường Hùng Vương: là trục đường kết nối trung tâm TP. Pleiku đi các tỉnh
duyên hải miền Trung, là trục đường cảnh quan của TP, hiện đang được nâng cấp mở rộng. Lộ giới đường 20m, nhưng cây xanh chỉ được trồng 1 bên và chỉ 1 đoạn ngắn gần ngã 3 Diệp Kính. Ngồi ra hầu hết các nhà ở trên tuyến đường này đều
dành mặt bằng trệt để kinh doanh, vỉa hè làm nơi đỗ xe và hàng hóa lấn chiếm
khơng gian đi bộ của người dân.
Đường Trần Phú, Đường Cách mạng tháng 8: hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá
đồng bộ, cây xanh bóng mát được bố trí với khoảng cách thích hợp. Trên hai tuyến đường này đều có chợ trung tâm và chợ lớn, giao thông tại hai điểm này vào giờ tan
tầm thường bị ùn tắc, nguyên nhân là các sạp hàng, gánh hàng rong di chuyển tập trung sát lề đường, cần có biện pháp chấn chỉnh để giao thơng khu vực này thơng thống, tránh ùn tắc.