Cảm thụ thị giác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 53 - 54)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Các cơ sở lý luận về quy hoạch tổ chức không gian đô thị

2.2.3. Cảm thụ thị giác

Sự cảm thụ về hình ảnh của TP thơng qua yếu tố thị giác là sự liên tục trong tầm nhìn, mối liên hệ giữa các khu chức năng, … Ngồi ra có thể nhận diện hình

ảnh, bản sắc đặc trưng của khu vực thơng qua khơng gian văn hóa - lịch sử. Trong

ngũ quan, có thể nói thị giác chiếm phần lớn trong việc cảm thụ không gian. Chính vì vậy việc hiểu rõ những khía cạnh của cảm thụ thị giác là cơ sở rất quan trọng để

đánh giá và thiết lập các không gian.

Để phân tích và tìm ra giải pháp cho tổ chức KGCQ đô thị, cần nhận biết yếu

tố tác động đến sự cảm nhận thị giác:

Quan hệ phơng hình: Độ tương phản phơng hình do ánh sáng, màu sắc, cao

độ, khối hoặc chất liệu tạo cho chúng ta khả năng phân biệt vật thể khác nhau, độ tương phản càng lớn chúng ta càng dễ nhận biết và cảm thụ.

Đường viền: là ranh giới giữa cơng trình hay cả đơ thị với bầu trời, việc cảm

Chuỗi phối cảnh: là sự cảm thụ chung về khơng gian đơ thị theo tuyến các

điểm nhìn.

Những yếu tố tâm lý thị giác: Ngoài những yếu tố tâm lý thị giác mang tính

phổ biến với mọi người, yếu tố tâm lý thị giác với từng cá nhân cũng tác động đến

việc cảm thụ không gian.

Tâm lý của người thụ cảm: Tùy vào trạng thái vui, buồn cho sự cảm nhận

không gian khác nhau.

Tâm lý theo lứa tuổi, giới tính: Thanh thiếu niên sẽ ưa thích các khơng gian

sống động, cảm nhận tích cực hơn người lớn tuổi. Phụ nữ thích khơng gian có cảm giác an tồn. Yếu tố tâm lý này cần được quan tâm khi thiết kế các không gian cho

các đối tượng khác nhau.

Cảm giác về thời gian, dấu ấn nơi chốn (tình cảm, kỷ niệm): cũng tác động

đến sự cảm thụ thị giác và tâm lý khác nhau.

Thông qua những cơ sở khoa học về việc cảm nhận đô thị về thị giác giúp

chúng ta định hình nguyên tắc thiết kế cảnh quan đô thị cho phù hợp, tùy trạng thái

vận động khác nhau, để tạo dựng không gian đơ thị hài hịa và mang bản sắc riêng vốn có. Trong đơ thị được thể hiện qua: hình thức kiến trúc mặt đứng, khơng gian

đường phố, từ đó định hình chiều cao mặt đứng, xây dựng những cơng trình điểm

nhấn cho trục đường, khu vực tạo cho khơng gian có chiều sâu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)