Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 43 - 48)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý [23]

Ranh giới nghiên cứu:

- Phía Bắc giáp huyện Chư pah

- Phía Nam giáp huyện Chư Prong và Mang Yang

- Phía Đơng giáp huyện Mang Yang - Phía Tây giáp huyện Ia Grai

Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai, là đơ thị phía Bắc Tây Ngun, trục QL14 nối liền các tỉnh – thành theo hướng Bắc Nam:

TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, và Kon Tum Tum đến TP. Pleiku và đi Đăk Lăk đến TP.

Hồ Chí Minh; QL19 theo hướng Đơng Tây, từ TP. Quy Nhơn đến cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đồng thời nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và trong vùng tam giác

tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia,

Lào. Với vị trí vơ cùng thuận lợi đó, nếu khai thác tốt tiềm năng giao thông, sự liên kết khu vực, vùng và địa phương, TP. Pleiku có đủ điều kiện trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Tây Nguyên và là một trong những cực phát triển

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Gia Lai và vùng Bắc Tây Nguyên (xem Hình

2.1)

2.1.1.2. Địa hình địa mạo [23]

TP. Pleiku nằm trên địa bàn cao nguyên bazan, độ cao trung bình +750m so với mặt nước biển, có 3 loại địa hình:

- Địa hình cao nguyên trung bình: Độ cao trung bình 750m (phía Nam)

- Địa hình cao ngun lượn sóng trung bình chủ yếu nằm ở khu vực nội thị. Địa hình cao nguyên lượn sóng mạnh nằm ở phía Tây Nam.

Trong đó địa hình khu vực phía Bắc, phía Đơng Bắc, Đơng khá lý tưởng cho

việc xây dựng đô thị. Các thành phần địa mạo gồm hai kiểu hình thái cơ bản: các bề mặt nằm ngang và hơi nghiên xen kẻ các bề mặt dạng phun nổ. Vùng nội thị TP. Pleiku nằm trên một đỉnh cao ngun lượn sóng trung bình, rộng, tương đối bằng phẳng và thoải dần về phía Đơng (xã An Phú), phía Đơng Nam (xã Chư á) và phía Tây Nam (xã Diên Phú). Toàn bộ khu vực nội thị này được bao quanh bởi 2 thung lũng của 2 con suối có bờ khá dốc, là thung lũng suối IaRơDung, suối Ia PơTâu về phía Đơng và thung lũng suối Ia TơLy về phía Đơng Nam. Địa hình tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển đơ thị về phía Đơng Bắc, phía Đơng và phía Đơng Nam thành phố với quĩ đất cao ngun lượn sóng trung bình rộng lớn, tuy nhiên cần lưu ý tại các trục suối Ia PơTâu, suối Ia RơDung, suối Ia TơLy, suối Ia Kiêm chia cắt

địa hình khá mạnh tạo nên các rãnh sâu trên nền địa hình, gây bất lợi cho xây dựng khi có độ dốc nền >10%.

2.1.1.3. Thủy văn [23]

TP. Pleiku có hai hệ thống suối Tao bưng và Takian, cùng các nhánh nhỏ của

chúng như Iarodung, Iakrom… chiều dài tổng cộng là 45 km, lưu vực 149 km2, và

lưu lượng này thay đổi theo mùa. Ngoài ra, trên địa bàn TP có một số hồ, đập chủ

yếu chứa nước phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu, điển hình là hồ tự nhiên Biển hồ rộng khoảng 250ha cùng với các hồ nhân tạo ở Biển hồ, Trà Đa, diện tích lớn hơn 120ha,

đây là nguồn cung cấp nước chính cho TP và là cảnh quan thiên nhiên điều hịa mơi trường sinh thái đặc trưng của Pleiku. Cùng với một số hồ nhỏ phục vụ cơng trình

thủy lợi và vui chơi giải trí như hồ Diên Hồng, hồ 17/3…

2.1.1.4. Khí hậu [23]

TP. Pleiku mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát dịu, mùa đông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hóa và tương phản sâu sắc giữa hai

mùa. Khí hậu thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng (Thời điểm du lịch lý tưởng từ tháng 11 đến tháng 4 – mùa khơ).

Nhiệt độ trung bình năm 220C, độ ẩm trung bình 81,6%, lượng bốc hơi thấp. Lượng mưa trung bình 2.861 mm/năm.

2.1.1.5. Mơi trường [23]

Tuy Gia lai là một tỉnh miền núi cao ngun có mơi trường sinh thái được

đánh giá là phong phú, đa dạng, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, chưa đồng bộ và điều kiện kinh tế xã hội sẽ là áp lực lên môi trường:

- Mạng lưới giao thơng chưa hồn chỉnh, nhiều tuyến đường chưa có dải

cây xanh cách ly hai bên đường gây tiếng ồn và ô nhiễm môi trường khơng khí.

- Nước thải y tế chưa được xử lý, thoát vào hệ thống thoát nước chung

- Môi trường tự nhiên chưa có dấu hiệu ơ nhiễm đáng kể, do hoạt động

công nghiệp phát triển chưa mạnh, đồng thời nhịp độ đơ thị hóa của tỉnh cịn thấp. Tuy nhiên một số khu vực sản xuất công nghiệp tiếp giáp khu dân cư không đủ khoảng cách ly mơi trường, có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí (tiếng

ồn, bụi), mơi trường đất, môi trường nước (nước ngầm, nước mặt).

2.1.1.6. Cảnh quan [23]

TP. Pleiku có thể được nhận dạng thành các dạng cảnh quan sau: Cảnh quan

đô thị, cảnh quan núi, cảnh quan nước, cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan quan

rừng và cảnh quan văn hóa.

Mơi trường xây dựng nhân tạo:

Tại khu vực trung tâm: hình thức nhà ống tập trung với mật độ cao, có xu

hướng phát triển thành ô phố. Trên các trục đường chính cũng hình thành hình thức

nhà ống phát triển dàn trải, tuyến tính hai bên đường. Các Làng, bản hình thành lâu

đời nằm trong và ngồi khu trung tâm TP. Pleiku với dạng nhà truyền thống, liên

kết bằng cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan tự nhiên một cách tự do khơng theo quy luật. Ngồi 2 làng Plei Ốp và Plei Brel (nằm trong khu trung tâm đơ thị Pleiku) vẫn cịn giữ gần như ngun vẹn hình thức quy hoạch truyền thống từ xưa, hầu hết các làng bản còn lại cảnh quan đã bị kinh hóa (người dân tộc trong bn cắt đất bán cho

người Kinh), khơng cịn giữ những phong tục tập quán truyền thống, hay làng nghề

Nhìn chung các không gian ở được tổ chức theo các dạng khu vực ở nén

trong nội thị, khu vực ở bám quanh miệng núi lửa, khu vực ở buôn làng, khu vực ở gắn với lạch nước (xem Hình 2.2).

Cảnh quan tự nhiên: (xem Hình 2.3)

Pleiku sở hữu rất nhiều yếu tố đặc trưng tự nhiên tạo nên điểm nhấn cho một

đô thị Phố núi trên một địa hình đồi núi khá đặc biệt. Trong đó, có các thung lũng

miệng núi lửa âm, dương cũng như có các dịng suối chảy qua, đồi thơng, Biển Hổ, núi Hàm Rồng… đây chính là những đặc trưng cảnh quan của Pleiku mà hiếm TP

nào có được. Đánh giá hiện trạng môi trường cảnh quan, để xác định các giá trị

riêng biệt và nổi bật của hệ thống cảnh quan, như là một tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được khai thác trong cấu trúc không gian đô thị để Pleiku giữ được nét đặc

trưng.

Cảnh quan núi: Núi đồi là một trong những cảnh quan tự nhiên đặc trưng đô thị Pleiku, là điểm cảm thụ thẩm mỹ. Khai thác những miền đất dốc của núi đồi để xây dựng các cơng trình kiến trúc vừa tận dụng đất đai của đô thị, vừa tạo nên những lớp không gian với các cơng trình kiến trúc, tạo nên hình ảnh của đô thị

những nét đặc thù riêng. Nằm trên cao nguyên, độ cao trung bình khoảng 800m so với mặt nước biển, dạng địa hình chủ yếu là lượn song và phân bố rải rác. Là nét độc đáo của cảnh quan tự nhiên: là những điểm nhấn cảnh quan có giá trị cần được đăc biệt chú ý khai thác trong cấu trúc không gian đô thị Pleiku. Núi Hàm Rồng là điểm nhấn cảnh quan quan trọng nhất có thể trở thành biểu tượng của Pleiku

Cảnh quan nước: hệ thống suối đa dạng và phân bố đều khắp, tạo nên những

khe nước sâu và không gian xanh tự nhiên chia cắt, theo cách phân nhỏ địa hình khá đặc trưng về phương diện cảnh quan tự nhiên. Các con suối chính: Ia Pơlan, Ia Xoi

(ở Trung tâm); Ia Rơ Rung (phía Đơng Nam); Ia Puch, Ia Mơ, Ia Ey (phía Nam) và Ia Kiêm (Tây Nam). Theo quan niệm tâm linh của các dân tộc Tây Nguyên, hướng về nguồn nước không chỉ cần cho canh tác nông nghiệp, tổ chức cuộc sống mà cịn là nhu cầu tín ngưỡng khơng thể thiếu, thể hiện giá trị tâm linh, độc đáo góp phần tạo nên bản sắc dân tộc rất cần được khai thác trong cấu trúc không gian đô thị

Pleiku. Biển Hồ rộng khoảng 250ha, hồ Trà Đa rộng 25ha tạo nên đặc trưng cảnh

quan nước độc đáo của khu vực, là điểm nhấn cảnh quan tự nhiên có giá trị làm nên

biểu tượng của Pleiku. Biển Hồ, ngoài giá trị cảnh quan độc đáo, giá trị đa dạng

sinh học còn giữ vai trò là lá phổi xanh, điều hịa khí hậu của khu vực.

Cảnh quan rừng: Hệ thống núi, rừng bao quanh, đặc biệt là khu vực rừng phịng hộ lớn ở phía Nam thành phố, cùng với mặt nước lớn của Biển Hồ ở phía

Bắc tạo thành những lá phổi xanh cần thiết, làm sạch môi trường thành phố Pleiku. Cảnh quan nông nghiệp: Đất đỏ Bazan màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nông nghiệp như cao su, cafe, điều,hồ tiêu và đặc biệt là cây thuốc

nam,... Dọc các dải đất ven suối thích hợp với canh tác lúa nước, hay tại thung lũng của các khu vực núi lửa âm với các loại hoa màu và cây ăn quả. Tất cả liên hoàn tạo nên cảnh quan nông nghiệp đặc trưng của Pleiku.

Cảnh quan văn hóa: Gồm các phong tục, tập quán và lễ hội văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên (Jrai, Bahnar) đa dạng, phong phú; Kiến trúc, điêu khắc cùng với văn nghệ dân gian, âm nhạc, múa, hát,... độc đáo, như: Khơng gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên – Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (xem Hình 2.3).

2.1.1.7. Nhận xét chung điều kiện tự nhiên: Thế mạnh chính:

- TP. Pleiku có địa hình phong phú, đa dạng, nổi trội là địa hình cao nguyên lượn sóng, nền thoải, xen lẫn các thung lũng dốc tụ đất đỏ bazan và khí hậu mát mẻ

của cao nguyên, cùng với hệ thống hồ, hệ sinh thái da dạng và nhiều chủng loại quý hiếm.

- Cùng với quỹ đất dự trữ, thành phố cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển mở rộng các khu dân cư và sản xuất tập trung, các khu cơng nghiệp có quy mơ vừa và lớn; tương đối thuận lợi để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, phục vụ cho các ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, đặc biệt là các ngành du lịch, nông, lâm…

- Các buôn làng dân tộc truyền thống thấp tầng xen kẽ khu đô thị mang đặc

- Môi trường trong lành do mức độ đơ thị hóa chưa cao. Đặc tính khí hậu là phân mùa rõ rệt, mát mẻ nên thuận lợi cho việc trồng cây dược liệu nhập nội, cây bản địa, bảo tồn cây quý hiếm trong rừng sâu hoặc núi cao, là cơ hội xây dựng ngành công nghiệp dược liệu.

Hạn chế chính:

- Vị trí địa lý của khu vực ít thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế do nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Tây Nguyên và cả nước, xa các cảng biển, các đầu mối giao thơng lớn, ít thuận lợi để xây dựng và phát triển giao thông vận tải bằng đường sắt.

- Địa hình nhiều khu vực bị chia cắt mạnh do núi cao và sơng suối vì vậy giao thơng đi lại khó khăn.

- Tuy mật độ sông suối của khu vực khá dày đặc nhưng nguồn nước phân bổ

khơng đều trong năm, có sự chênh lệch lớn theo mùa, lượng nước ngầm suy giảm

về trữ lượng và chất lượng, gây khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Tính chất chứa

nước của đất đỏ Bazan phân bố không đều thay đổi mạnh theo chiều ngang và chiều

sâu nên chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nước cho từng khu vực nhất định. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu cấp nước sạch cho sản xuất và đời sống của một số xã là vấn

đề cần tính đến trong tương lai.

- Diện tích rừng và chất lượng rừng đang suy giảm đáng kể, làm nghèo dinh

dưỡng đất do xói mịn, rửa trơi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)