Đánh giá thực trạng đô thị Pleiku

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 67 - 68)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng đô thị Pleiku

a. Điểm mạnh

Yếu tố tự nhiên: Pleiku có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; có hành lang tự nhiên với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang

Đông - Tây và gần các cảng biển nước sâu vùng duyên hải Trung Bộ.

Có tiềm năng, lợi thế to lớn về đất đai, khống sản, tài ngun khí hậu đặc

thù (ôn đới, á nhiệt đới) và hệ động, thực vật đa dạng, phong phú để phát triển nền

nông nghiệp sản xuất hàng hố quy mơ lớn, tập trung; hệ thống danh lam, thắng cảnh thuận lợi để phát triển du lịch; có điều kiện thuận lợi để phát triển điện năng và ngành công nghiệp nhôm - Alumin quy mô lớn của đất nước.

Yếu tố nhân tạo: Mang đặc trưng, sắc thái văn hoá của nhiều dân tộc, nhiều

di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc; Là một trong những nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử, thẩm mỹ của cả nước.

b. Điểm yếu

Yếu tố tự nhiên: Tỉnh Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên,

giáp biên giới Campuchia, nằm trong khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng.

Yếu tố nhân tạo: Quá trình phát triển thành phố đầu tư thiếu đồng bộ, đô thị

dàn trải, phát triển bám theo trục giao thông. Nền kinh tế tăng trưởng chưa thật ổn

định, và các sản phẩm du lịch hiện chưa có sức cạnh tranh so với những tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Đà Lạt.

Ngoài ra, TP. Pleiku chưa khai thác hết những mối liên hệ cũng như không

gian liên kết vùng (nông nghiệp, thương mại, du lịch, công nghiệp) cũng như các giá trị cảnh quan, và giá trị văn hóa dân tộc bản địa. Vì vậy đơ thị chưa có nhiều những hình ảnh mang giá trị đặc trưng.

c. Cơ hội

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đến vùng

Tây Nguyên, riêng khu vực nội tỉnh Gia Lai có hệ thống đường QL14 và QL19 chạy xuyên suốt được nhà nước đầu tư phát triển khung hạ tầng giao thông Quốc

gia này. Trong định hướng phát triển đô thị, mục tiêu của TP. Pleiku là nâng cấp đô

thị lên loại I trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên.

Với điều kiện tự nhiên đa dạng và có nhiều tiềm năng khai thác, du lịch dần trở thành thế mạnh của tỉnh, cùng với các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

d. Thách thức

Đảm bảo cơng tác bảo vệ an ninh quốc phịng khu vực vùng biên giới. Hài

hịa cơng tác phát triển đô thị tập trung, bền vững thông qua việc bảo vệ cảnh quan

mơi trường, với việc bảo tồn bn làng, văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)