Một số nguyên tắc thiết kế khai thác yếu tố địa hình tham khảo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 62 - 67)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Cơ sở thực tiễn về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quy

2.4.3. Một số nguyên tắc thiết kế khai thác yếu tố địa hình tham khảo

Duy trì các đặc điểm có giá trị của điều kiện địa hình: Trong đơ thị, một

người dân đơ thị nhìn thấy được quá trình phát triển và mối liên hệ đến lịch sử của đô thị. Tuy nhiên, sự phát triển đơi khi địi hỏi chúng phải được khai thác chứ

không phải như một khu bảo tồn thiên nhiên bên trong đơ thị. Vì vậy, các giá trị

được nhìn nhận là những đặc trưng địa hình nổi trội.

Tùy theo thủ pháp thiết kế, mơi trường xây dựng có thể hài hịa hay tương phản với những yếu tố địa hình nổi trội này nhưng việc duy trì cảm nhận về điều kiện tự nhiên là điều cần thiết. Việc phá đi các yếu tố hiện hữu đặc thù sẽ làm mất

đi sự liên kết cũng như cấu trúc tự nhiên vốn có của khu đất.

Gia tăng khả năng tiếp cận của người dân đến các yếu tố địa hình nổi trội

của đơ thị: Những yếu tố địa hình nổi trội cần được kết nối với đô thị bằng một hệ thống giao thông tạo điều kiện tiếp cận một cách dễ dàng. Và ngược lại, những tuyến cây xanh, các khơng gian mở góp phần đưa mơi trường tự nhiên hướng về

đô thị. Qua đó các yếu tố địa hình được khai thác, nâng cao giá trị trong khung

cảnh chung của đơ thị được thay vì chỉ là một yếu tố tự nhiên tách rời.

Giữ nguyên trạng sắc thái cảnh quan, địa thế của địa hình. Thiết kế kiến trúc cảnh quan không lấn át, che khuất tự nhiên. Địa hình đặc trưng cần được giữ gìn và trực tiếp tham gia vào không gian đô thị, trở thành một nhân tố chính của khơng

gian đô thị, không đơn thuần chỉ là những nơi đến. Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn

có ở mức độ phù hợp, giao thơng bám theo địa hình, đồng thời cũng là tuyến liên

kết các không gian chức năng trong đô thị.

Việc gìn giữ những màu xanh của núi đồi là cần thiết, đặc biệt, trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới. Những ngơi nhà thấp tầng có mái dốc xinh xắn sẽ điểm tô vẻ duyên dáng của núi đồi. Ngược lại, nếu kiến trúc của những ngôi nhà này, chỉ dừng lại ở mức độ đầu tư nhỏ lẻ, xây dựng riêng biệt theo từng lơ đất thì hình ảnh các dãy phố chia lô lộn xộn ở miền đồng bằng sẽ được đưa lên núi và chúng có điều kiện phơi bày rõ hơn qua các lớp không gian. Muốn vậy cần phải có một quy hoạch tổng thể trên cơ sở bám rất sát địa hình để tổ chức không gian chức năng đô thị, tạo các công viên rừng với những đường đi dạo, đường tập thể thao cho người dân đô thị...

Khai thác núi đồi trong đơ thị cịn là tạo những điểm nhìn những nơi ngắm

cảnh xuống biển, xuống tồn cảnh đơ thị, điều mà các đơ thị của chúng ta chưa có. Nó là những điểm dừng chân phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan được nhìn ngắm bằng mắt thường hoặc bằng kính viễn vọng, để thu về những hình ảnh đẹp

nhất mà con người chỉ ở trên cao mới được hưởng.

Bên cạnh đó việc đầu tư trong tổ chức cây xanh trên núi cũng cần được chú ý

hơn để tạo lập hình ảnh của núi đồi.

Kết luận chương II

Đô thị Pleiku dần chuyển từ dạng mơ hình phân tán sang dạng tập trung theo định hướng TP, đã mang lại những hiệu quả: khu trung tâm TP hiện hữu được đầu tư chỉnh trang, hoàn thiện việc nâng cấp nhằm mang chức năng hành chính, bên

cạnh đó là các khu trung tâm động lực mới: tài chính – thương mại – văn phịng,

khu trung tâm y tế, khu công nghiệp, khu du lịch, vùng phát triển nông lâm nghiệp,

… được liên kết bằng trục cảnh quan, nhằm tạo bộ mặt mới cho đơ thị Pleiku ngày

càng phát triển. Nhìn vào lịch sử phát triển đơ thị cũng như địa hình đặc trưng đồi núi tại TP. Pleiku, hình thức đơ thị phát triển tập trung sẽ là mơ hình phù hợp. Mục tiêu của nó là hạn chế các khu vực đô thị rộng lớn không được quản lý đồng thời

đảm bảo sự thích ứng về tỉ lệ khơng gian của con người trong các khu vực đô thị. Đô thị phát triển tập trung bền vững nhằm một mục tiêu căn bản là tập trung các

hoạt động đô thị sao cho cả giao thông cơ giới và ơ nhiễm khơng khí đều được giảm thiểu. Ngược lại, giảm mật độ đô thị sẽ kéo dãn các khoảng cách di chuyển và làm

tăng chi phí đầu tư hạ tầng. Đô thị phát triển tập trung tăng tính đa dạng của đơ thị,

góp phần gắn kết các khu vực khác nhau trong đô thị lại với nhau.

Ngồi ra, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, không gian làng đồng bảo dân tộc trong thành phố cũng được đặc biệt quan tâm, đưa TP. Pleiku trở thành một đô thị phát triển bền vững, hiện đại và bản sắc, và hình thái đơ thị vẫn cịn lưu giữ

những giá trị vốn có của nó trong suốt q trình phát triển. Theo lý thuyết Đơ thị học cảnh quan, thì cảnh quan tự nhiên chính là yếu tố cơ sở để cấu trúc nên đô thị và nâng cao chất lượng đô thị, mà ở đó năm nguyên tắc chủ đạo của lĩnh vực

ĐTHCQ là: bình diện, hạ tầng, cấu trúc biến đổi, kỹ thuật, sinh thái. Qua cơ sở

mang tính lý luận này, ta nhận biết được cách ứng xử với môi trường của đơ thị. Đơ thị Pleiku hồn tồn có đầy đủ các yếu tố cần thiết để nhận diện giá trị đơ thị, theo

đó có thể đưa ra những đề xuất phù hợp cho việc định hướng tổ chức không gian

kiến trúc cảnh quan mang nét đặc thù khu vực, có bản sắc, nhưng vẫn đảm bảo phát triển đô thị hiện đại, phù hợp với thực trạng hiện nay. Theo Kevin Lynch, có năm yếu tố cấu thành nên đô thị: lưu tuyến, cạnh biên, khu vực, cột mốc và nút, thơng

qua đó để nhận dạng hình thái của đơ thị. TP. Pleiku có đầy đủ những yếu tố cần

thiết để nhận diện giá trị đơ thị. Đặc trưng là địa hình đồi núi và nhiều sông hồ tự

nhiên, là điều kiện để hình thành mạng lưới giao thông, đây cũng là yếu tố quan

trọng làm cơ sở hình thành vị trí các điểm nhấn tự nhiên, nhân tạo và các tuyến liên

kết mảng không gian chức năng của đô thị. Tuy nhiên cần đảm bảo trong quá trình phát triển đó, việc tơn trọng tự nhiên, giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa - lịch sử vốn có của đơ thị.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)