Giải pháp về sử dụng đất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 74 - 75)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.5. Đề xuất các giải pháp chung tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

3.5.1.2. Giải pháp về sử dụng đất

Định hướng phát triển thành phố theo hướng bền vững, mang bản sắc, vì vậy

cần cân nhắc kỹ lưỡng sao cho việc sử dụng đất hợp lý:

Khu trung tâm TP. Pleiku hiện hữu có mật độ dân số tập trung cao nhất trong toàn tỉnh, cần hạn chế tăng diện tích đất ở khu vực nội đơ, vì vậy có thể tăng mật độ xây dựng, tầng cao cơng trình. Sử dụng hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng trong nội đơ TP. Pleiku, hình thành đơ thị có mật độ tập trung cao, khơng phát triển đô thị dàn trải theo các trục giao thơng. Đối với các cơng trình khu vực trung tâm khơng có nhiều giá trị về kinh tế và văn hóa, hoặc chưa phù hợp chức năng của khu trung tâm (xí nghiệp cơng nghiệp, nhà máy sản xuất, chế biến…) thì cần di chuyển đến khu vực phù hợp với từng chức năng, và chuyển đổi diện tích đó thành các chức

năng sử dụng khác mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với định hướng phát triển

chung của khu vực. Bên cạnh đó cần dành quỹ đất đưa vào sử dụng các mục đích

cơng cộng như: công viên, mảng xanh và các khu chức năng cơng cộng khác. Ngồi ra các cơng trình cao tầng, cơng trình xây dựng cần có diện tích mảng xanh, khoảng lùi phù hợp, nhằm tạo điểm nhấn, tăng diện tích sử dụng tối đa và giảm áp lực về giao thông.

Khai thác tối đa các lợi thế và đặc trưng địa hình đồi núi cao nguyên, các

miệng núi lửa. Quá trình quy hoạch sử dụng đất cần chú ý đến sự gắn kết hài hịa giữa các khu chức năng với khơng gian phù hợp điều kiện địa hình, mặt nước của khu vực nhằm đảm bảo cho đô thị phát triển bền vững, có đặc thù. Khai thác địa

hình đặc trưng như: Khu vực điểm cao núi Hàm Rồng được sử dụng thêm với mục

vực thung lũng, xung quanh miệng núi lửa phát triển hình thức nhà ở, sinh hoạt

cộng đồng, … góp phần tạo dựng bản sắc đơ thị, theo mơ hình chọn đất của người dân tộc bản địa.

Duy trì diện tích đất nông, lâm nghiệp ngoại vi TP, thiết lập hành lang nông lâm nghiệp bao quanh, tạo nên bộ khung cho TP. Pleiku. Các khu chức năng mới hình thành và hành lang nơng lâm nghiệp được liên kết với nhau và với khu trung tâm bằng trục giao thông.

Tập trung nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn ngoài khu vực nội thị, tránh phân tán, và cách ly với khu dân cư.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)