Tạo cảnh quan điểm nhấn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 75 - 77)

B- PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.5. Đề xuất các giải pháp chung tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

3.5.1.4. Tạo cảnh quan điểm nhấn

Khu trung tâm hiện hữu: chức năng chính là trung tâm hành chính – văn hóa

với điểm nhấn là các cơng trình hành chính tập trung như: UBND, khu liên cơ, tỉnh

ủy, … Cần được chỉnh trang bộ mặt khang trang, cân đối thể hiện sự uy nghiêm của

khối cơ quan hành chính quan trọng. Vỉa hè cần được cải tạo thay gạch lát đồng bộ, tạo thêm các bụi hoa nhỏ hoặc chậu hoa nhỏ trang trí trước các cơ sở hành chính, tạo mỹ quan cho trục đường…

Quảng trường Đại Đoàn Kết là điểm nhấn quan trọng nhất trong hệ thống

không gian kiến trúc cảnh quan của cả TP. Pleiku, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng như duyệt binh, các lễ hội văn hóa, biểu diễn ca nhạc, … nơi tập trung rất

đông người dân và du khách. Do vậy cần có những giải pháp nhằm phát huy tối đa

hiệu quả do quảng trường mang lại. Với thiết kế phù hợp với không gian và kiến trúc Tây ngun, quảng trường Đại Đồn Kết là hình ảnh đặc trưng cho thành phố

(xem Hình 3.3a).

Cây xanh trong Quảng trường: sau một thời gian thay thế loại cây thông 3 lá và một số cây cổ thụ, chính quyền TP đã bắt đầu trồng lại cây thơng 3 lá như loại

cây đặc trưng của phố núi. Ngồi ra cịn một số loại cây cho bóng mát khác như:

Hoàng Nam, Tùng, … kết hợp thảm cỏ gừng dưới mặt đất tạo thành mảng xanh cho Quảng trường. Các loại hoa nở theo mùa trang trí tầng thấp cũng đa dạng. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, ngoài điện chiếu sang đường phố, Quảng trường cịn có hệ thống chiếu sáng đèn trang trí, hồ phun nước... Không gian trong quảng

trường cần thiết kế thêm hạng mục để phù hợp tổ chức các sự kiện xã hội khác như

triển lãm hội chợ đường phố, thậm chí biểu diễn âm nhạc ngoài trời, khu vực sáng tác nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật cộng đồng. Các tác phẩm điêu khắc nên được bày theo chủ đề và với quy mô hỗn hợp cả cổ điển và đương đại. Tiện ích đơ thị

như ghế đá, thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, đèn chiếu sáng vào ban đêm, các ô cỏ

với thiết kế khác nhau, không gian vui chơi trẻ em… nhằm đa dạng không gian quảng trường. Các vật liệu lát, các ki ốt lưu động, các loại cây xanh cần được chú ý

để tạo sự đồng nhất cũng như độc đáo của không gian trục đi bộ. Tạo không gian

linh hoạt phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân đô thị cũng như nhu cầu thăm

thú, đi dạo của khách du lịch. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng khu vực Quảng trường chưa đồng bộ, tại khu vực ghế đá, chòi nghỉ chân, lối đi bộ quanh khu vực quảng trường chưa được đầu tư, gây khó khăn cho việc di chuyển, nên khu vực này rất ít người tập trung. Đoạn đường từ Trụ sở Liên cơ quan đến Bảo tàng cổ vật, băng qua

Quảng trường hiện nay đã được ngăn làm đường đi bộ, đề xuất lát gạch đồng bộ kết hợp nghệ thuật trang trí đường phố, tạo vẻ sinh động.

Cảnh quan khu Biển Hồ (hồ T’nưng): nằm ở phía tây bắc thành phố với khung cảnh hùng vĩ, chưa được khai thác nhiều về du lịch. Đây là nguồn nước sạch tự nhiên, cần được cách ly bằng vành đai xanh, hiện trạng là vùng đất canh tác của

người dân sống trong khu vực xung quanh hồ (trồng chè, lúa…) và khu đồi thơng.

Tuy nhiên có thể kết hợp khai thác cảnh quan bằng đường đi bộ kết hợp ngắm cảnh,

điểm ngắm cảnh, và du lịch văn hóa tại các làng bản người dân tộc Jrai ở xung

quanh khu vực hồ (làng Brel). Cơng trình xây dựng khu vực này nên quy định với mật độ thấp (khoảng 20%, chiều cao khống chế từ 2-3 tầng), chủ yếu cung cấp các dịch vụ: nhà hàng, khách sạn, …

Biển Hồ ngoài giá trị cảnh quan độc đáo, giá trị đa dạng sinh học còn giữ vai trò là lá phổi xanh, điều hịa khí hậu của khu vực. Hiệu quả điều hịa khí hậu, thơng thống tự nhiên cho môi trường đô thị. Hiện trạng khu vực Biển Hồ còn khá hoang

sơ, khai thác hoạt động du lịch còn sơ sài, các dịch vụ vui chơi, giải trí tại đây chưa

có. Biển Hồ rộng lớn và tự nhiên nhưng chưa được khai thác hiệu quả (xem Hình

3.3b).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch đô thị Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị Pleiku định hướng đến năm 2030 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)