.6Định hướng phát triển doanh nghiệp đến năm 2020

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 37)

Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ giao nhận, ban giám đốc đã phối hợp với các phòng ban đề ra những phương hướng phát triển phù hợp với giai đoạn 2018-2020. Cụ thể như sau:

Một là, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, có ý thức trách

nhiệm trong công việc, thành thục nghiệp vụ và các kỹ năng mềm cần thiết, phù hợp với văn hố của cơng ty và có thể gắn bó lâu dài.

Hai là, xây dựng văn hoá doanh nghiệp vững mạnh thơng qua các chính sách

giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, đồng thời củng cố tinh thần đồn kết giữa các phịng ban và khen thưởng những đóng góp trong cơng việc của từng cá nhân trong công ty.

Ba là, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ cho

đa dạng ngành hàng hơn nhằm giảm chi phí, giảm giá thành dịch vụ, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

25

Bốn là, mở rộng tuyến đường hoạt động quốc tế, trong khi đó, đầu tư vào phương

tiện vận chuyển nội địa, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng kho bãi nhằm đáp ứng khối lượng lớn hàng hoá vận chuyển.

2.Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH DV GNHH Thời Gian

2.1Phân tích chung về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty giai đoạn 2014 – 2017

Việc phân tích số liệu từ báo cáo tài chính của cơng ty khắc hoạ một bức tranh tổng quát nhất về kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận mà công ty đạt được trong 4 năm qua. Tuy nhiên, những phân tích trên vẫn chưa đủ để đánh giá được hết thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty một cách cụ thể, đặc biệt là đối với hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển. Chính vì thế, trong phần này tác giả đi sâu vào phân tích tình hình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của công ty thể hiện qua bảng dữ liệu dưới đây:

Bảng2.2. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty (2014 – 2017)

Đơn vị tính: triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 2698,5 3.492,2 4.423,5 5.649,1 793,7 29,4 931,3 26,7 1.225,6 27,7 Chi phí 2568,2 3.312,1 4.178,5 5.312,3 743,9 29,0 866,4 26,2 1.133,8 27,1 + Giá vốn 2248,9 2815,8 3501,6 4334,0 566,9 25,2 685,7 24,35 832,5 23,8 + BH&QL 319,3 496,3 676,9 978,3 177,0 55,4 180,7 36,40 301,3 44,5 EBT 130,3 180,1 245 336,8 49,8 38,2 64,9 36,04 91,8 37,5 ROS 4,83% 5,16% 5,54% 5,96% 0,3% - 0,4% - 0,4% - ROC 5,07% 5,44% 5,86% 6,34% 0,4% - 0,4% - 0,5% -

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của cơng ty do Phịng Kế tốn cung cấp

Nhìn chung, tình hình hoạt động giao nhận hàng hố bằng đường biển của cơng ty trong 4 năm gần đây khá khả quan, ghi nhận ở cả 3 chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi

26

nhuận trước thuế trong giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty đều có xu hướng tăng về mặt giá trị, tuy nhiên mức tăng trưởng của 3 chỉ tiêu này lại giảm trong giai đoạn này. Các chỉ tiêu về suất sinh lợi như ROS và ROC cũng tăng trưởng trong giai đoạn này, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cịn rất chậm, trung bình tăng khoảng 0,3% đến 0,5% mỗi năm.

Nguyên nhân:

- Doanh thu tăng trưởng tốt về mặt giá trị là do cơng ty đã áp dụng chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tăng thời hạn thanh toán hợp đồng hay áp dụng chiết khấu khi khách hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn. Điều này đã giúp công ty giữ chân khách hàng tốt hơn so với những đối thủ khác, đồng thời cũng giúp đem về cho công ty những đơn hàng một cách thường xuyên hơn.

- Sự tụt dốc và sụp đổ của hãng tàu Hanjin giai đoạn 2015-2016, một trong năm hãng vận chuyển container lớn nhất thế giới, khiến cho tốc độ tăng trưởng của toàn ngành giao nhận trên thế giới nói chung và của doanh nghiệp giao nhận Việt Nam nói riêng bị chững lại. Sự kiện này cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty giai đoạn 2015-2017.

- Những năm qua, chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20 - 25% GDP cả nước, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Đây cũng là thách thức chung của toàn bộ doanh nghiệp kinh doanh giao nhận tại Việt Nam. Trong đó, yếu tố khách quan làm gia tăng chi phí của doanh nghiệp là do các chính sách của về thuế, phí, thủ tục hành chính cịn cao. Mặt khác, ngun nhân chủ quan đến từ cơng ty chính là cơng ty vẫn chưa có biện pháp kiểm sốt tốt các chi phí đầu vào khiến cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2015-2017 bị sụt giảm.

- Thêm vào đó, giai đoạn 2015-2016 và 2016-2017 bùng nổ số lượng doanh nghiệp logistics gia nhập ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp logistics toàn cầu khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, làm chững lại sự tăng trưởng trong cơ cấu doanh thu của cơng ty giai đoạn này.

2.2Tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển theo mặt hàng

Nhằm mục tiêu tăng nguồn doanh thu, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng, trong những năm qua, công ty đã không ngừng mở rộng thêm các ngành hàng, mặt hàng mới. Riêng đối với hoạt động giao nhận hàng

27

hố nhập khẩu bằng đường biển, tính đến cuối năm 2017, cơng ty đã cung cấp dịch vụ đối với tổng cộng 5 ngành hàng tương đương với hơn 20 mặt hàng, bao gồm: một là,nguyên, phụ liệu may mặc và sản phẩm may mặc; hai là, máy móc, thiết bị, dụng cụ,

vật tư, linh kiện điện tử; ba là, hoá chất; bốn là, hàng nông sản; năm là, gỗ và các sản phẩm về gỗ. Nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty, tác giả phân tích bảng số liệu 2.3 nhìn từ góc độ của các ngành hàng.

Nhìn chung, tình hình giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển theo cơ cấu mặt hàng của công ty giai đoạn 2014-2017 đều có sự tăng trưởng khá tốt. Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như doanh thu giao nhận hàng hoá, lợi nhuận giao nhận hàng hoá hay các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh như suất sinh lợi của doanh thu theo các ngành hàng qua 4 năm đều tăng trưởng mạnh, trừ mặt hàng nơng sản mặc dù ghi nhận có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng rất thấp trong giai đoạn này.

Hàng dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4 năm và đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty (khoảng 27% - 32% mỗi năm) xét theo cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, có thể thấy, đây là ngành hàng chủ lực mà cơng ty đang hướng tới. Bên cạnh đó, doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu suất sinh lợi của hàng dệt may cũng tăng liên tục trong giai đoạn này, chứng tỏ việc kinh doanh ngành hàng này đem lại hiệu quả cao cho công ty, do đó cơng ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giao nhận đối với ngành hàng này trong thời gian tới.

Máy móc – Thiết bị là ngành hàng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong số các ngành hàng về cả doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cũng có xu hướng tăng mạnh qua các năm, chỉ xếp sau ngành hàng dệt may. Xét theo các chỉ tiêu về suất sinh lợi, Máy móc – Thiết bị ln là ngành hàng đứng đầu trong vòng 4 năm qua, vượt qua cả ngành hàng dệt may, trong việc tạo ra giá trị lợi nhuận hiệu quả nhất. Trong đó năm 2017 là năm suất sinh lợi của ngành hàng này đạt mức cao nhất, cụ thể, suất sinh lợi trên doanh thu là 6,6%, suất sinh lợi trên chi phí là 7,06%. Chứng tỏ, đây là ngành hàng đóng vai trị rất quan trọng và tiềm năng của cơng ty, chính vì thế, cơng ty cần chú trọng nghiên cứu phát triển hoạt động giao nhận đối với ngành hàng này hơn trong thời gian tới.

28

Hoá chất cũng là ngành hàng có một vài đặc điểm tương tự với ngành hàng Máy móc – Thiết bị, đó là doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều có xu hướng tăng, đặc biệt suất sinh lợi của ngành hàng này cũng có giá trị khá cao, xấp xỉ ngành hàng Máy móc – Thiết bị. Mặc dù đây là ngành hàng có tính chất phức tạp nhưng có thể thấy khá tiềm năng, chính vì thế cần được đầu tư nghiên cứu thêm để tăng giá trị trong tổng cơ cấu ngành hàng trong tương lai.

Hàng nơng sản có xu hướng giảm dần qua các năm, tính đến năm 2017, hàng nơng sản chỉ cịn đóng góp khoảng 9,74% trong tổng giá trị lợi nhuận mà hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty đem lại. Hiệu quả kinh doanh hàng nơng sản khơng cao bằng các ngành hàng cịn lại, suất sinh lợi của ngành hàng này thấp nhất trong 5 ngành hàng tính từ năm 2015 đến cuối năm 2017, trung bình chỉ đạt 4% mỗi năm. Nguyên nhân là do nguồn hàng nơng sản của cơng ty có sự biến động và bất ổn định, dẫn đến doanh thu ngành hàng giảm dần theo từng năm.

Gỗ và các sản phẩm gỗ có xu hướng tăng khá tốt trong giai đoạn này. Từ một ngành hàng xếp thứ hạng thấp nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận năm 2014, gỗ và các sản phẩm về gỗ ngày càng chứng tỏ được hiệu quả đem lại và sức ảnh hưởng đến tổng doanh thu và lợi nhuận hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty, vượt qua cả ngành hàng nông sản trong giai đoạn 2015-2017.

2.3Tình hình kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển phân theo thị trường

Trong những năm qua, công ty không chỉ tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng trong và ngồi nước, mà cịn khơng ngừng nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm thêm những thị trường mới tiềm năng để thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nói chung và hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển nói riêng tăng trưởng. Hiện tại, hoạt động giao nhận hàng hố bằng đường biển của cơng ty nhập khẩu từ các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ và một số đơn hàng rải rác ở các châu lục khác. Để tìm hiểu rõ hơn các thị trường chủ lực, quan trọng, tiềm năng mà công ty đang hướng đến và mức độ ảnh hưởng của các thị trường này đến hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển trong giai đoạn 2014 – 2017, tác giả đi vào phân tích bảng số liệu 2.4. Đơn vị: triệu VNĐ

29

Năm Chỉ tiêu

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu lục khác Tổng Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2014 Doanh thu 802,6 29,74 682,5 25,29 742 27,5 471,4 17,47 2698,5 100,0 Chi phí 764,4 29,76 650,8 25,34 713,9 27,8 439,1 17,1 2568,2 100,0 - Gíá vốn 669,4 29,76 569,9 25,34 625,1 27,80 384,5 17,10 2248,9 100,0 - BH&QL 95,0 29,76 80,9 25,34 88,8 27,80 54,6 17,10 319,3 100,0 EBT 38,2 29,32 31,7 24,33 28,1 21,57 32,3 24,79 130,3 100,0 ROS 4,76% - 4,64% - 3,79% - 6,85% - 4,83% - ROC 5,0% - 4,87% - 3,94% - 7,36% - 5,07% - 2015 Doanh thu 1058,9 30,32 885,6 25,36 934 26,75 613,7 17,57 3.492,2 100,0 Chi phí 997,8 30,13 845,4 25,52 885,8 26,74 583,1 17,61 3.312,1 100,0 - Gíá vốn 848,3 30,13 718,7 25,52 753,1 26,74 495,7 17,61 2815,8 100,0 - BH&QL 149,5 30,13 126,7 25,52 132,7 26,74 87,4 17,61 496,3 100,0 EBT 61,1 33,93 40,2 22,32 48,2 26,76 30,6 16,99 180,1 100,0 ROS 5,77% - 4,54% - 5,16% - 4,99% - 5,16% - ROC 6,12% - 4,76% - 5,44% - 5,25% - 5,44% -

30

Năm Chỉ tiêu

Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu lục khác Tổng Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

2016 Doanh thu 1354,6 30,62 1183,5 26,75 1221,8 27,62 663,6 15,0 4.423,5 100,0 Chi phí 1273,4 30,48 1120,7 26,82 1152,1 27,57 632,3 15,13 4.178,5 100,0 - Gíá vốn 1067,1 30,48 939,1 26,82 965,5 27,57 529,9 15,13 3501,6 100,0 - BH&QL 206,3 30,48 181,6 26,82 186,6 27,57 102,4 15,13 676,9 100,0 EBT 81,2 33,14 62,8 25,63 69,7 28,45 31,3 12,78 245 100,0 ROS 5,99% - 5,31% - 5,7% - 4,72% - 5,54% - ROC 6,38% - 5,60% - 6,05% - 4,95% - 5,86% - 2017 Doanh thu 1790,2 31,69 1426 25,24 1582,5 28,01 850,4 15,05 5.649,1 100,0 Chi phí 1674,9 31,53 1342,3 25,27 1483,1 27,92 812,0 15,29 5.312,3 100,0 - Gíá vốn 1366,5 31,53 1095,1 25,27 1210,0 27,92 662,5 15,29 4334,0 100,0 - BH&QL 308,4 31,53 247,2 25,27 273,1 27,92 149,5 15,29 978,3 100,0 EBT 115,3 34,23 83,7 24,85 99,4 29,51 38,4 11,4 336,8 100,0 ROS 6,44% - 5,87% - 6,28% - 4,52% - 5,96% - ROC 6,88% - 6,24% - 6,70% - 4,73% - 6,34% -

31

Trong đó, chi phí bán hàng và quản lý kinh doanh được xác định theo công thức: Chi phí bán hàng và quản lý kinh doanh= k x Giá vốn

k =

Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng giá vốn

Từ công thức trên và số liệu bảng 2.4, tác giả tính được chi phí bán hàng và quản lý theo các thị trường:

˗ Châu Á năm 2014: 95 triệu đồng; năm 2015: 149,5 triệu đồng; năm 2016: 206,3 triệu đồng; năm 2017: 308,4 triệu đồng;

˗ Châu Âu năm 2014: 80,9 triệu đồng; năm 2015: 126,7 triệu đồng; năm 2016: 181,6 triệu đồng; năm 2017: 247,2 triệu đồng;

˗ Châu Mỹ năm 2014: 88,8 triệu đồng; năm 2015: 132,7 triệu đồng; năm 2016: 186,6 triệu đồng; năm 2017: 273,1 triệu đồng;

˗ Châu lục khác năm 2014: 54,6 triệu đồng; năm 2015: 87,4 triệu đồng; năm 2016: 102,4 triệu đồng; năm 2017: 149,5 triệu đồng;

32

Châu Á là thị trường nhập khẩu được chú trọng hàng đầu của công ty trong 4 năm qua. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu như doanh thu và lợi nhuận của thị trường châu Á liên tục tăng mạnh về mặt giá trị và chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các châu lục cịn lại và đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu cũng như lợi nhuận hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty trong giai đoạn này, kéo theo đó là suất sinh lợi trên doanh thu cũng đạt ở mức khá tốt. Chi phí cho hoạt động giao nhận tại châu Á được ghi nhận cũng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận, chứng tỏ công ty sử dụng chi phí một cách hiệu quả. Kết quả kinh doanh tại thị trường châu Á có những dấu hiệu tích cực là do các khách hàng, đối tác chiến lược của công ty đa số nằm tại các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. Bên cạnh đó, do có chiến lược bước đầu khai thác trọng điểm tại các thị trường trong khu vực trước, mà công ty đã mở rộng văn phòng đại diện ra nước ngoài, điều này đã củng cố sự tin tưởng của các khách hàng châu Á khi giao dịch với công ty.

Tại châu Âu, công ty chủ yếu giao dịch với một số quốc gia trong khối EU và Anh, chính vì thế doanh thu từ châu Âu chủ yếu là đến từ các quốc gia này. Các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong giai đoạn 2014-2017 mặc dù có xu hướng tăng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)