Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 80 - 85)

3 .2Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.3 .2Kết quả đánh giá

1.7 Một số kiến nghị

Ngành giao nhận Việt Nam nói chung đang phát triển rất nhanh, để theo kịp tốc độ phát triển của thương mại thế giới buộc phải có sự liên kết phối hợp giữa doanh nghiệp trong ngành với sự hỗ trợ đắc lực của Hiệp hội và dưới sự định hướng và quản lý của các cơ quan ban ngành trực thuộc Nhà nước. Muốn đi nhanh hãy đi một mình, nhưng nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau, để làm nên kỳ tích, doanh nghiệp, Hiệp hội và cơ quan quản lý phải cùng nhìn nhận vấn đề, có chung một hướng đi và đồng hành cùng nhau trong suốt chặng đường phát triển. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, sau đây tác giả có một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam.

1.7.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách cải thiện hệ thống hạ tầng cơ sở ngành

logistics hiệu quả tạo đà tăng trưởng, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Đối với phần cứng, thực hiện quy hoạch cảng, bãi định hướng tập trung, phát triển cơ sở hạ tâng cảng biển áp dụng công nghệ hiện đại, cải tiến các tuyến giao thông nội địa, xây dựng các trung tâm phân phối bán bn và các cơng trình phụ trợ khác,… để tạo điều kiện cho

68

vận tải đa phương thức phát triển. Đối với phần mềm, hoàn thiện hệ thống khung pháp lý thơng thống, hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hoá các quy định liên quan đến cấp phép, điều kiện kinh doanh,… tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận.

Thứ hai, xây dựng chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển, tạo điều

kiện cho doanh nghiệp phân phối huy động nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán, thúc đẩy các hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp sản xuất có nguồn cung nhập khẩu và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng nhiều hình thức như hợp đồng hợp tác, góp vốn,…

Thứ ba, phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với việc thực hiện quyền

sở hữu trí tuệ, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện tối đa cho các sản phẩm khoa học và cơng nghệ trong nước và nước ngồi được trao đổi, mua bán trên thị trường.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin thị trường nhằm cập nhật kịp thời tình hình

chính trị, thì trường, chính sách, rào cản,… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, thị trường mới, mặt hàng mới, mở rộng kênh phân phối,…

Thứ năm, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, xây dựng quy trình đào

tạo tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành giao nhận. Đồng thời, tăng tính thiết thực của chương trình học và tăng tỷ lệ thực hành trong các môn học, thiết lập diễn đàn trao đổi các kiến thức chuyên ngành tạo cầu nối cho doanh nghiệp và nguồn nhân lực.

Thứ sáu, rà sốt tổng thể và có biện pháp kiểm sốt chi phí liên quan đến các

khoản phí và phụ thu tại các cảng biển Việt Nam, cao tốc liên tỉnh, xử lý những vấn đề còn tồn đọng và bất cập trong các dự án BOT để đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và Nhà nước.

1.7.2 Đối với Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam

Thứ nhất, tổ chức kênh thông tin tốt hơn để tuyên truyền đến các doanh nghiệp

trong ngành nhận biết và thay đổi những tập qn kinh doanh khơng cịn phù hợp hoặc không theo kịp so với sự phát triển của ngành.

69

Thứ hai, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp đề xuất kịp thời các chính sách

phát triển và minh bạch thị trường dịch vụ logistics với các cơ quan có thẩm quyền đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong kinh doanh để các cơ quan quản lý nắm bắt và giải quyết.

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối và hợp tác với các nhà sản xuất

trong khu vực và thế giới thông qua liên kết với các hiệp hội ngành nghề có liên quan và phối hợp với cơ quan chính quyền các nước tổ chức các buổi hội thảo, hội chợ để doanh nghiệp có cơ hội quảng bá dịch vụ của mình.

Thứ tư, tăng cường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn nhằm giúp doanh

nghiệp nâng cao năng lực chun mơn hiện có đồng thời cập nhật những thơng tin quan trọng về các chính sách pháp lý mới nhất.

Thứ năm, kết hợp với các doanh nghiệp trong ngành và trường học xây dựng

chuẩn nghề nghiệp, đồng thời mở rộng quy mơ giảng dạy chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các trường học có chuyên ngành liên quan nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của nguồn nhân lực trẻ.

Thứ sáu, đẩy mạnh đầu tư nguồn lực cho các dự án nghiên cứu khoa học ứng

dụng liên quan đến việc nâng cao năng lực ngành dịch vụ giao nhận tại Việt Nam để hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu logistics có quy mơ phục vụ cho doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lược kinh doanh đi theo định hướng ngành.

70

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 của đề tài đã đưa ra một số dự báo về nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2018- 2020, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty trong giai đoạn này.

Cụ thể trong chương này, tác giả đã xác định các phương hướng và mục tiêu phát triển hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty trong giai đoạn 2018-2020. Bên cạnh đó, dựa trên cơ sở phân tích về cơ hội và thách thức của môi trường bên ngoài doanh nghiệp cũng như điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp trong chương 2, tác giả đã kết hợp SWOT và hình thành các giải pháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển tại cơng ty. Sau khi tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xác định được 5 giải pháp cụ thể, trong đó “Giải pháp thu hút và gìn giữ nhân tài” được đánh giá là quan trọng nhất và cần được triển khai ngay.

Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam nhằm cải thiện và nâng cao năng lực ngành giao nhận tại Việt Nam nói chung đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành nói riêng trong giai đoạn 2018-2020.

71

KẾT LUẬN

Thơng qua việc phân tích hoạt động giao nhận bằng đường biển đối với hàng hố nhập khẩu của cơng ty TNHH DV GNHH Thời Gian, tác giả nhắm tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty giai đoạn 2018-2020. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã tập trung vào phân tích các nội dung nghiên cứu và đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, khái quát cơ sở lý thuyết về tình hình hoạt động giao nhận hàng hố

nhập khẩu bằng đường biển của doanh nghiệp.

Thứ hai, giới thiệu tổng quan về công ty TNHH DV GNHH Thời Gian, đi sâu

vào phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu trong giai đoạn 2014- 2017. Bên cạnh đó dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty giai đoạn 2018-2020.

Thứ ba, xác định phương hướng và mục tiêu thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng

hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty giai đoạn 20218-2020, kết hợp phân tích SWOT hình thành các phương án cụ thể. Đồng thời, đề xuất các giải pháp cho công ty và đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam.

Kết quả phân tích cho thấy những thành tựu mà hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của công ty đã đạt được trong giai đoạn 2014-2017 bao gồm:

- Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng về mặt giá trị và có tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về suất sinh lợi cũng tăng trưởng đều trong giai đoạn này.

- Hàng dệt may và Máy móc – Thiết bị là hai ngành hàng có quy mơ doanh thu cao nhất nhì của cơng ty và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với những ngành hàng khác. Trong khi đó, hố chất là ngành hàng có tiềm năng khi đạt mức tăng trưởng doanh thu và suất sinh lợi khá cao qua các năm.

- Châu Á là thị trường nhập khẩu chủ lực của công ty với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng tốt và chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các châu lục.

72

Tuy nhiên, hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty vẫn cịn một số hạn chế như:

- Hoạt động kinh doanh chỉ mới gói gọn ở thị trường chủ lực là châu Á. - Công tác đầu tư, marketing chưa đem lại hiệu quả cao.

- Doanh thu hàng nơng sản có xu hướng giảm dần qua các năm và khơng đem lại hiệu quả kinh doanh cao bằng những ngành hàng cịn lại.

Trong q trình thực hiện đề tài, do thời gian cũng như năng lực còn hạn chế nên đề tài vẫn có một số điểm bị giới hạn:

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài là phương pháp nghiên

cứu mô tả, dữ liệu sử dụng trong phân tích đa số là dữ liệu thứ cấp. Vì vậy, quá trình xử lý dữ liệu cịn nhiều sai sót.

Thứ hai, nội dung phân tích thực trạng hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu

bằng đường biển mới chỉ dừng ở mức phân tích theo cơ cấu mặt hàng nhập khẩu và thị trường nhập khẩu; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh như ROA hay ROE vẫn chưa được đề cập đến. Vì thế, đề tài cịn thiếu cơ sở để đánh giá toàn diện hoạt động giao nhận hàng hố nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty TNHH DV GNHH Thời Gian.

Thứ ba, các phương án và giải pháp đề xuất đều được chọn lọc từ ý kiến của các

chuyên gia, tuy nhiên số lượng chuyên gia tham gia thảo luận và khảo sát không nhiều và hồn tồn là cán bộ của cơng ty nên cịn thiếu tính khách quan.

Chính vì thế, các nghiên cứu tiếp theo cần được thực hiện theo hướng:

Một là, mở rộng phạm vi phân tích theo cơ cấu phương thức nhập khẩu, nguồn

hàng nhập khẩu,… để có cái nhìn tồn diện hơn về tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của cơng ty.

Hai là, bổ sung nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khác như ROA, ROE và nhóm

chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán làm cơ sở đề xuất giải pháp cụ thể hơn.

Hi vọng rằng với những bài học kinh nghiệm tích luỹ được cộng với sự nỗ lực của công ty, hoạt động giao nhận bằng đường biển đối với hàng hố nhập khẩu của cơng ty sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn 2018-2020, góp phần nâng cao năng lực ngành dịch vụ giao nhận Việt Nam và thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)