Giảipháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 68 - 73)

3 .2Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

3.3 .2Kết quả đánh giá

1.4 Giảipháp thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển

biển của công ty đến năm 2020

1.4.1 Kết hợp SWOT hình thành các phương án

Dựa trên những cơ hội và thách thức của mơi trường bên ngồi cũng như điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp xác định trong chương 2 mục 2.3, tác giả tiến hành kết hợp SWOT để hình thành các phương án thúc đẩy hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển của TCL giai đoạn 2018 – 2020 (bảng 3.1). Cụ thể, các phương án kết hợp và nội dung của từng phương án được xác định như sau:

Một là, mở rộng văn phòng giao dịch tại các cảng biển mới: đó là tận dụng

lợi thế về khả năng cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ và kinh nghiệm kinh doanh tại các cảng biển lớn để đón nhu cầu nhập khẩu đường biển khi đó, vẫn cịn rất nhiều khách hàng chưa tiếp cận được các nhà cung cấp dịch vụ mà họ mong muốn do thiếu địa điểm giao dịch. Chính vì thế, mở rộng văn phịng giao dịch tại các cảng biển mới chính là nguồn động lực để công ty mở rộng quy mô hoạt động, tấn công sang những thị trường mới, chủ động tìm kiếm khách hàng mới và giảm bớt sức ép cạnh tranh tại các thị trường trọng điểm.

Hai là, hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi đem lại nguồn nhập khẩu ổn định: Các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi

chiếm thị phần khá lớn trong kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, do nhu cầu về nguồn đầu vào cao đó là các nguyên, vật liệu dùng trong sản xuất mà thị trường nguồn cung trong nước cịn hạn chế. Bên cạnh đó, việc các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực trong thời gian tới sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đẩy mạnh nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào do các rào cản về thuế quan dần được loại bỏ. Tuy nhiên, nhập khẩu ở quy mô lớn sẽ nhiều rủi ro hơn, do đó, để đảm bảo tính hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận có trình độ chun mơn cao để đảm nhận khâu nhập khẩu thay cho họ. Nắm bắt được xu hướng thị trường trong thời gian tới, cộng với thế mạnh về về nguồn nhân lực chất lượng cao và kinh nghiệm nhập khẩu đa dạng, hợp tác với doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngồi sẽ là một bước đi quan trọng giúp công ty ổn định nguồn nhập khẩu trong dài hạn.

Ba là, đầu tư tự động hoá: Khoa học - cơng nghệ ngày càng phát triển và tính

56

mơ hình giao nhận sẽ giúp doanh nghiệp kiểm sốt tốt hơn chi phí và rủi ro. Song song với tiềm năng phát triển của công nghệ, xu hướng tham gia vào các chuỗi cung ứng nội địa và trong khu vực nhằm tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Liên kết chính là chìa khố giúp doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại. Trong khi đó, Nhà nước cũng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới thơng qua các chính sách hỗ trợ cho vay vốn đầu tư với lãi suất thấp. Vì vậy, đầu tư tự động hố chính là tận dụng lợi thế của công ty và những cơ hội mà thị trường đem lại để nâng cao chất lượng mơ hình giao nhận trong thời gian tới.

Bốn là, phát triển dịch vụ giao nhận trọn gói: nhu cầu vận chuyển đường biển

ngày càng đa dạng, xu hướng lựa chọn gói dịch vụ giao nhận trọn gói (door to door9) để giảm thiểu rủi ro ngày càng tăng. Tận dụng thế mạnh về đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, am hiểu về chứng từ, thủ tục cũng như kinh nghiệm trong giao nhân và điều phối, việc tích hợp các dịch vụ và phát triển dịch vụ trọn gói sẽ nâng cao giá trị thương hiệu của công ty trong tương lai.

Năm là, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại:. để khắc phục những hạn

chế trong các hoạt động marketing trước đây cũng như tận dụng tốt tiềm lực tài chính, cơng ty cần xây dựng các giải pháp marketing hiệu quả và đúng trọng tâm để vừa thu hút được khách hàng mới, vừa giữ chân được khách hàng cũ.

Sáu là, sáp nhập hoặc trở thành đại lý giao nhận cho các doanh nghiệp logistics quốc tế: Dưới tác động của cách mạng công nghệ 4.0 và bối cảnh hội nhập sâu

rộng, để tránh những cuộc đối đầu trực diện về giá cả và để hoạt động một cách hiệu quả, việc mua bán – sáp nhập (M&A) sẽ là một xu thế không thế tránh khỏi đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam. Ngoài ra, do số lượng các nhà cung cấp giải pháp công nghệ tại Việt Nam còn hạn chế nên việc tiếp cận công nghệ hiện đại cũng là một trở ngại lớn đối với cơng ty. Chính vì thế, hợp tác liên kết bằng các thương vụ M&A cho thấy nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh cho công ty cả về chiều ngang (mở rộng mạng lưới đại lý) và chiều dọc (mở rộng gói dịch vụ, tăng năng lực cung cấp trọn gói dịch vụ).

Bảy là, chủ động nắm bắt những thay đổi của ngành cảng biển: hoạt động

phát triển cảng biển hiện còn tồn tại nhiều bất cập và thiếu sự quy hoạch đồng bộ, tình

57

trạng quá tải hàng hoá hay ách tắc giao thơng vẫn cịn là vấn đề nan giải. Để có phương án vận chuyển hàng hố phù hợp cần bố trí văn phòng gần các cảng biển để tiện nắm bắt tình hình tại cảng một cách chính xác nhất.

Tám là, tăng lương thưởng và phúc lợi nhằm giữ chân nhân tài: để giải quyết

vấn đề “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như giữ chân người giỏi, cần có những chính sách tốt hơn, xứng đáng hơn để đánh giá đúng năng lực nhân viên

Chín là, cải thiện mơi trường làm việc và chế độ đãi ngộ thu hút những nhân lực có trình độ cao: đó là khắc phục tình trạng nguồn nhân lực đầu vào cịn thiếu và

yếu để bổ sung nguồn nhân lực trẻ tiềm năng, đồng thời có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng đáp ứng những chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

58

Bảng . Ma trận SWOT của công ty TNHH DV GNHH Thời Gian

SWOT

Cơ hội (O)

O1 - Nhu cầu nhập khẩu bằng đường biển tăng mạnh O2 - Vị trí địa lý thuận lợi giáp biển Đông

O3 - Cải cách về thủ tục và pháp luật đem lại hiệu quả O4 - Lợi ích khi tham gia các Hiệp định thương mại O5 - Xu hướng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng O6 – Xu hướng gia nhập chuỗi cung ứng

Thách thức (T)

T1 - Thiếu các nhà cung cấp giải pháp công nghệ logistics chuyên nghiệp trong nước

T2 - Bất ổn chính trị trong khu vực và tồn cầu T3 - Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ khổng lồ T4 - Cảng và dịch vụ hậu cảng thiếu tính quy hoạch T5 - Nguồn cung nhân lực ngành còn thiếu và yếu

Điểm mạnh (S) S1 - Kiếm soát tốt nguồn vốn vay S2 - Nhân viên lâu năm giỏi nghiệp vụ S3 - Tạo dựng niềm tin thương hiệu đối với khách hàng lâu năm

S4 - Văn phòng giao dịch gần cảng biển S5 - Cung cấp đa dạng dịch vụ và mặt hàng nhập khẩu

Kết hợp O – S

O1 + O2 + S4 + S5 → Mở rộng hệ thống văn phòng giao dịch tại các cảng biển mới

O1 + O4 + O5 + S2 + S5 → Hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài đem lại nguồn nhập khẩu ổn định

O3 + O4 + O6 + S1 + S2 → Đầu tư tự động hoá

O1 + S2 + S3 + S5 → Phát triển dịch vụ giao nhận trọn gói

Kết hợp T – S

T1 + T2 + T3 + S5 → Sáp nhập hoặc trở thành đại lý giao nhận cho các doanh nghiệp logistics quốc tế T4 + S4 → Chủ động nắm bắt sự thay đổi của ngành cảng biển

T5 + S2 → Tăng lương, thưởng, phúc lợi nhằm giữ chân nhân tài

59 Điểm yếu (W)

W1 - Sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả W2 - Chiến lược quảng bá chưa thu hút W3 - Chưa có chính sách riêng cho từng phân khúc khách hàng

W4 - Nguồn nhân lực mới còn non trẻ W5 - Nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả W6 - Chế độ lương, thưởng chưa phù hợp

Kết hợp O – W

O1 + W1 + W2 + W4 + W5 → Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Kết hợp T – W

T5 + W1 + W4 + W6 → Cải thiện môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ thu hút những nhân lực có trình độ cao

60

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)