.6Cơ sở vật chất và hạ tầng cảng biển

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 55 - 56)

3 .1Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

3.1 .6Cơ sở vật chất và hạ tầng cảng biển

Xét về vị trí địa lý chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và giao thương kinh tế, biển Đơng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với các nước trong khu vực châu Á nói riêng và tất cả các quốc gia muốn giao thương với châu Á nói chung. Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới, có đến 29 tuyến là đi qua địa phân biển Đông. Đối với Việt Nam, dọc theo 3.260 km bờ biển Đông tập trung xây dựng hệ thống cảng biển, điển hình ở miền Nam một số cảng lớn trọng điểm đang hoạt động như cảng Cát Lái, Tân Cảng, cảng Cái Mép.

Theo Báo cáo ngành cảng biển tháng 7/2017 của FPT Securities dự báo sự tăng trưởng giữa các cảng sẽ ngày càng bị phân hoá sâu sắc, cụ thể:

Hệ thống cảng biển Hồ Chí Minh (bao gồm ba cụm cảng Cát Lái, Sài Gòn và Hiệp Phước) sẽ khơng cịn nhiều dư địa tăng trưởng trong khi khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng gia tăng kích thước tàu của thế giới.

Hệ thống cảng khu vực Đà Nẵng sẽ được hưởng lợi từ dòng vốn FDI vào Việt Nam, tuy nhiên sau năm 2018, cạnh tranh giá cước tại đây có thể sẽ gay gắt hơn do cảng Tiên Sa giai đoạn 2 đi vào hoạt động làm tăng nguồn cung, ước tính lượng cung vượt cầu trong năm này sẽ là 293 nghìn TEU, tình hình sẽ càng trầm trọng thêm khi cảng nước sâu Liên Chiểu đi vào hoạt động trong năm 2023. Hệ thống cảng biển khu vực Hải Phòng sẽ là nơi được hưởng lợi nhờ vị trí chiến lược gần các quốc gia Đông Bắc Á và cơ sở hạ tầng giao thông đang ngày càng

8 Lê Vân (2018), “Ngành logistics Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong năm 2018” truy cập ngày 16/04/2018 tại http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/91-10281-nganh-logistics-viet-nam-dung-truoc-nhieu-thach-thuc- trong-nam-2018.html

43

hoàn thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng sẽ có sự chênh lệch giữa hai khu vực trước và sau cầu Bạch Đằng. Trong đó, các cảng biển có vị trí nằm trước cầu Bạch Đằng (tính từ cửa biển vào) như Tân Vũ, Cảng Xanh VIP, Nam Hải Đình Vũ sẽ hưởng lợi nhiều hơn vì có thể đón được các tàu trọng tải lớn, trong khi các cảng phía sau cầu Bạch Đằng dần chuyển hướng sang phát triển mảng dịch vụ logistics. Hiện tại, cơng ty đều có các văn phịng chi nhánh đặt gần cảng biển lớn thuộc khu vực TP.HCM và Hải Phòng, với những thuận lợi về vị trí địa lý như trên, trong tương lai đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận bằng đường biển.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích tình hình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV GNHH thời gian (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)