Phạm Công Trứ, Quan hệ công nghiệp và kinh nghiệm vận dụng cơ chế ba bên tại một số quốc gia trên thế

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 29)

- Hoạch định chính sách, pháp luật về QHLĐ, Đây là chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhất của chính phủ nhằm tạo khung khổ, hành lang pháp lý về QHLĐ để các bên thực hiện.

- Tham gia đối thoại, đàm phán, thương lượng và thỏa thuận giữa các bên thơng qua đại diện của chính phủ trong cơ cấu tổ chức ba bên cấp quốc gia (Ủy ban QHLĐ, Ủy ban ba bên…). Trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, chính phủ và các chủ thể khác đều có quyền ngang nhau.

- Tổ chức và duy trì việc thực hiện pháp luật về QHLĐ. Với chức năng, nhiệm vụ này, chính phủ thực hiện việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QHLĐ đến doanh nghiệp, người dân để nâng cao nhận thức cho họ; đồng thời chính phủ thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện pháp luật về QHLĐ; kiểm tra giám sát việc thực hiện trong các doanh nghiệp.

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về QHLĐ. Trong đó, thiết lập hệ thống thơng tin, báo cáo; tiến hành điều tra, đánh giá tổng kết; đặc biệt là thực hiện thanh tra nhà nước thực hiện pháp luật về QHLĐ.

- Thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện cho cơ chế ba bên vận hành thơng suốt, thuận lợi và có hiệu quả.

Ở cấp ngành và doanh nghiệp vai trị của chính phủ khơng tham gia can thiệp trực tiếp vào quan hệ hai bên giữa NLĐ (đại diện NLĐ) và NSDLĐ (đại diện NSDLĐ). Tuy nhiên, sự tham gia của chính phủ, nhất là chính quyền địa phương, cơ sở tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Giúp hai bên cấp ngành và doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về QHLĐ.

- Tiếp cận thông tin phản hồi từ ngành, doanh nghiệp về những bất hợp lý, những phát sinh mới về QHLĐ để tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về QHLĐ

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về QHLĐ.

- Tham gia giải quyết TCLĐ thông qua cơ quan tài phán (trọng tài, tòa án lao động) và can thiệp trực tiếp để giải quyết đình cơng theo đúng quy định của pháp luật.

1.3.2. Vai trò của người lao động, tổ chức đại diện người lao động

NLĐ tham gia trong cơ chế ba bên như là một chủ thể quan trọng thông qua tổ chức đại diện của mình là cơng đồn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong QHLĐ. Tuy nhiên, ở mỗi hệ thống chính trị - xã hội khác nhau, vai trị của cơng đồn có thể ở mức độ khác nhau, nhưng xu hướng chung là vai trò của cơng đồn ngày càng tăng.

Trong kinh tế thị trường, ở cấp vĩ mô vai trị của cơng đồn thể hiện qua chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Tham gia với chính phủ, như là một thành viên trực tiếp hoạch định chính sách, pháp luật về QHLĐ hoặc là một kênh thông tin, tư vấn và tham vấn của chính phủ trong hoạch định chính sách, pháp luật về QHLĐ.

- Là chủ thể một bên trực tiếp tham gia đối thoại, thương lương và thỏa thuận về QHLĐ trong cơ chế ba bên ở cấp quốc gia. Ở đây vai trị của cơng đồn là ngang nhau và bình đẳng với các chủ thể khác để bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ.

- Tham gia cùng chính phủ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, QHLĐ trong doanh nghiệp. Cơng đồn tham gia hỗ trợ chính phủ, như là cánh tay nối dài, một kênh truyền tải trong việc triển khai pháp luật, cơ chế, chính sách về QHLĐ trong thực tế, đến doanh nghiệp. Ở đây, chức năng hướng dẫn, giáo dục, vận động, tun truyền đồn viên cơng đồn trong việc thực hiện pháp luật về QHLĐ của cơng đồn là rất quan trọng.

- Tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp luật lao động nói chung, pháp luật về QHLĐ nói riêng cho NLĐ.

- Tham gia diễn đàn, thỏa thuận quốc tế về QHLĐ thuộc các tổ chức cơng đồn thế giới và khu vực.

Vai trị của cơng đồn đặc biệt quan trọng và trực tiếp trong quan hệ hai bên và vận hành cơ chế hai bên ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp: Tham gia trực tiếp một bên trong quan hệ hai bên ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành trong việc đối thoại, thương lượng, thỏa thuận và tự định đoạt về các QHLĐ mà hai bên cùng quan tâm theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cơng khai và cùng có lợi; Trực tiếp đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp doanh nghiệp; Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về lao động, về các vấn đề đã thỏa thuận, về nội quy, quy chế của ngành, của doanh nghiệp, về QHLĐ và tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh

giá việc thực hiện; Tổ chức lãnh đạo đình cơng và tham gia thỏa thuận với NSDLĐ trong việc giải quyết TCLĐ và đình cơng.

1.3.3. Vai trị của người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động

Cũng như NLĐ, ở cấp vĩ mơ NSDLĐ thực hiện vai trị, chức năng của mình thơng qua tổ chức đại diện giới chủ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của NSDLĐ trong cơ chế ba bên, cụ thể là: Tham gia với chính phủ trong hoạch định chính sách, pháp luật về QHLĐ (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thơng qua đề đạt, kiến nghị); trực tiếp tham gia đối thoại, thương lượng và thỏa thuận bình đẳng và ngang nhau trong cơ chế ba bên để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ sử dụng lao động; Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai pháp luật về QHLĐ, về các thỏa thuận ba bên đến cấp ngành, cấp doanh nghiệp; nhất là có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QHLĐ trong các ngành và doanh nghiệp; Tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về QHLĐ, về thực hiện các thỏa thuận ba bên cấp quốc gia; Đại diện cho giới chủ tham gia các thỏa thuận thuộc hệ thống tổ chức giới chủ quốc tế và khu vực.

NSDLĐ (đại diện NSDLĐ) tham gia trực tiếp một bên trong quan hệ hai bên ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành trong việc đối thoại, thương lượng, thỏa thuận và tự định đoạt về các quan hệ mà hai bên cùng quan tâm theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cơng khai cùng có lợi; cùng cơng đồn tổ chức đàm phán, ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp doanh nghiệp; hợp tác với các bên trong thỏa thuận về các vấn đề QHLĐ còn đang tranh chấp để giảm thiểu tranh chấp và đình cơng. Khi có đình cơng, NSDLĐ có trách nhiệm hợp tác, tiến hành đàm phán thỏa thuận để đạt được sự thống nhất nhằm chấm dứt đình cơng và giải quyết hậu quả của đình cơng theo quy định của pháp luật.

CHƢƠNG 2

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC; CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NGƢỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG VỀ CƠ DỤNG LAO ĐỘNG, NGƢỜI LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG VỀ CƠ

CHẾ BA BÊN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

2.1. Vai trò của nhà nƣớc; các tổ chức đại diện ngƣời sử dụng lao động, đại diện ngƣời lao động diện ngƣời lao động

2.1.1. Vai trò của nhà nước

Trong hệ thống QHLĐ, “Chính phủ” được hiểu như là một bên đối tác, đại

diện cho lợi ích của quốc gia và toàn thể cộng đồng25. Các cơ quan Chính phủ bao gồm ở cấp trung ương và ở các cấp vùng, địa phương và cấp ngành.

Thực tiễn đã chỉ ra rằng, sự tham gia của Chính phủ vào cơ chế ba bên như là một bên đối tác là khách quan và cần thiết. Điều đó có thể lý giải như sau:

Thứ nhất, Chính phủ là chủ thể có quyền ban hành và thực hiện pháp luật.

Chính phủ có trách nhiệm trước tồn thể nhân dân trong việc gìn giữ sự ổn định và hoạch định, thực hiện các đường lối, chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, Chính phủ phải ban hành (hoặc xây dựng để Quốc Hội ban hành), tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện luật pháp cũng như các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

QHLĐ là một lĩnh vực kinh tế - xã hội, do vậy, quan hệ này không thể tách rời vai trò điều hồ, điều tiết và giám sát của Chính phủ.

Thứ hai, Chính phủ tham gia vào cơ chế ba bên nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia,

lợi ích cộng đồng.

Chính phủ là đại diện cao nhất cho lợi ích quốc gia và lợi ích của tồn xã hội. Do vậy, Chính phủ là một chủ thể tích cực. Chính phủ chủ động thực hiện các công việc, thiết lập các mối quan hệ cần thiết trong xã hội nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân.

Mối quan hệ hai bên giữa NLĐ và NSDLĐ là mối quan hệ hai mặt: hợp tác và xung đột. Do vậy không thể đảm bảo rằng, việc tăng lợi ích của các bên sẽ khơng ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các thành viên xã hội khác. Do vậy, Chính phủ phải tham gia vào QHLĐ để bảo vệ lợi ích của quốc gia và lợi ích của tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)