Thứ ba, Chính phủ tham gia vào cơ chế ba bên nhằm điều hồ lợi ích các bên,
giảm căng thẳng và giải quyết các xung đột trong QHLĐ, nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển của đất nước.
Sự nhất trí giữa các bên trong QHLĐ không phải bao giờ cũng đạt được. Những mâu thuẫn về lợi ích, nếu khơng được dàn xếp hợp lý sẽ dẫn tới tranh chấp và xung đột. Biểu hiện cao nhất là đình cơng, bế xưởng quy mơ lớn. Để đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội, Chính phủ tham gia vào cơ chế ba bên ở các mức độ và cấp độ khác nhau với mục đích ngăn ngừa và giải quyết các xung đột, duy trì và củng cố sự hợp tác giữa các bên. Chính phủ được xem là một bên của quan hệ ba bên với sứ mệnh đại diện và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của tồn thể cộng đồng. Thực tế cho thấy trong các hoạt động của mình, Chính phủ đã thể hiện rõ vai trị vừa là một bên trong quan hệ ba bên, vừa có vai trị “ điều hòa” trong các mối quan hệ ba bên. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau:
2.1.1.1. Ở cấp trung ương
- Mời tham dự các phiên họp của Chính phủ: Chính phủ mời Chủ tịch Tổng
liên đoàn lao động Việt Nam và Chủ tịch VCCI dự các phiên họp của Chính phủ để bàn các vấn đề có liên quan đến lao động và xã hội. Các bên cũng thường xuyên được thơng báo tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, các chủ trương, công tác lớn của Chính phủ. Đây chính là việc thực hiện Điều 39 Luật tổ chức Chính phủ (được Quốc hội thơng qua ngày 25/12/2001) quy định về việc Chính phủ mời Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban chấp hành trung ương của Đoàn thể nhân dân dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn về những vấn đề có liên quan.
- Tham gia hoạch định chính sách, chế định pháp luật: Hoạch định chính
sách, chế định pháp luật (làm luật) là những hoạt động quan trọng nhất của Nhà nước. Trong cơ chế dân chủ, Nhà nước không đơn phương thực hiện hoạt động lập pháp, lập quy mà có ý thức san sẻ quyền và trách nhiệm với các "đối tác xã hội".
Khi xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, VCCI, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam đóng góp ý kiến. Trong số các văn bản quy phạm pháp luật cơng đồn tham gia, có nhiều văn bản đặc biệt quan trọng liên quan đến cơng đồn và NLĐ như: Hiến pháp 1992 (sửa đổi), Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật dạy nghề, Luật NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...
- Tổ chức các cuộc đối thoại định kỳ: Giữa Thủ tướng và các quan chức của
Chính phủ với Đồn chủ tịch Tổng liên đồn lao động Việt Nam tổ chức các cuộc làm việc định kỳ hàng năm. Nội dung của làm việc bao gồm việc Tổng liên đồn lao động thơng báo tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công nhân, viên chức, NLĐ và hoạt động cơng đồn, cũng như những vấn đề vướng mắc, bất cập trong chế độ, chính sách liên quan, đề nghị Chính phủ xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Cịn Chính phủ thơng báo cho Tổng liên đồn lao động biết tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước trong năm, cùng với phương hướng kế hoạch sẽ thực hiện trong năm tới và đề nghị Cơng đồn phối hợp hành động với Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ tiếp thu các các đề nghị của Tổng liên đoàn để nghiên cứu giải quyết.
Đây là những cuộc gặp mặt theo quy định tại "Quy chế làm việc của Chính phủ" ban hành kèm theo Nghị định số 11/1998/NĐ-CP ngày 24/1/1998 và "Quy chế về mối quan hệ cơng tác giữa Chính phủ với Tổng liên đồn lao động Việt Nam" ban hành kèm theo Quyết định số 465/TTg ngày 27/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kế hoạch phối hợp cơng tác: Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội tổ chức các cuộc họp song phương với Tổng liên đoàn lao động, VCCI, Liên minh các hợp tác xã Việt Nam, để đưa ra kế hoạch phối hợp giữa hai bên về các vấn đề lao động, việc làm, tiền lương, tiền cơng, bảo hiểm xã hội, an tồn, vệ sinh lao động...
2.1.1.2. Ở cấp tỉnh
Hàng năm, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Liên đồn lao động đồng cấp có cuộc đối thoại theo quy chế phối hợp công tác giữa hai bên. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thường xuyên phối hợp với Liên đồn lao động tỉnh giải quyết các vụ đình cơng tại các doanh nghiệp mà ở đó cơng đồn và NSDLĐ gặp bế tắc trong việc giải quyết. Cơng đồn và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đại diện NSDLĐ tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh để giải quyết các vụ TCLĐ tập thể hoặc các vụ đình cơng.
2.1.1.3. Ở cấp cơ sở
Trong thực tế, ở cấp doanh nghiệp chỉ tồn tại QHLĐ (giữa NSDLĐ và NLĐ). Tuy nhiên, dưới góc độ hệ thống, cơ chế hai bên là một phần của cơ chế ba bên - cơ sở để phát triển quan hệ ba bên một cách hài hòa.
Tại các doanh nghiệp thường tổ chức đối thoại giữa Giám đốc hoặc người được uỷ quyền với Ban chấp hành cơng đồn cơ sở khi tiến hành thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, xét kỷ luật lao động, tham gia Hội đồng hồ giải cơ sở khi có TCLĐ, giao ước phối hợp tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi tại doanh nghiệp...
Trong q trình cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước, cơng đồn phối hợp với chủ doanh nghiệp và góp tiếng nói của mình vào quá trình sắp xếp lao động, bảo đảm việc làm cho NLĐ, tham gia vào việc phân chia cổ phần ưu đãi, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi ...Như vậy, nếu thực hiện tốt các mối QHLĐ này ở cấp cơ sở góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển quan hệ ba bên một cách hài hòa.
2.1.2. Vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Liên minh các hợp tác xã Việt Nam
Cũng như các tổ chức đại diện cho NLĐ, các tổ chức đại diện của NSDLĐ có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy QHLĐ hài hòa. Với vai trò là
người đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích cho NSDLĐ, sự tham gia của tổ chức này trong các hoạt động đối thoại xã hội của cơ chế hai bên, ba bên sẽ góp phần ngăn ngừa và giải quyết các xung đột, bất đồng trong QHLĐ, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung, các ngành, nghề và doanh nghiệp nói riêng.
Các tổ chức đại diện NSDLĐ cịn có vai trị quan trọng trong việc xúc tiến thương mại, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Vai trò này được khẳng định từ các mục tiêu của tổ chức, được thúc đẩy bởi các chiến lược, tầm nhìn và hành động cụ thể của các tổ chức đó.
Hiện nay, theo Nghị định số 145/2004/NĐ-CP26, VCCI và Liên minh các hợp tác xã Việt Nam là đồng đại diện cho NSDLĐ ở Việt Nam.
Tháng 3 năm 2004, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã có cuộc làm việc với Chủ tịch VCCI. Đây là cuộc gặp gỡ chính thức cấp cao đầu tiên của hai bên kể từ khi Bộ Luật lao động có hiệu lực. Hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác, trong đó có các nội dung về Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và VCCI cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia vào quá trình hình thành Uỷ ban ba bên cấp quốc gia về lao động để tư vấn cho Chính phủ
26
Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động về việc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động tham gia với cơ quan nhà nước về chính sách, pháp luật và những vấn đến có liên quan đến quan hệ lao động.
các vấn đề lao động và xã hội. Hiện nay Ủy ban ba bên đã được hình thành, trong đó có đại diện của NLĐ (Cơng đoàn) và đại diện NLĐ tham gia. Hàng năm, hai bên gặp nhau một lần ở cấp cao để kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch phối hợp hành động năm trước, đề ra kế hoạch phối hợp của năm sau. Tổng liên đoàn lao động cử đại diện tham dự các cuộc gặp hàng năm giữa Thủ tướng Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong cơ chế ba bên, vai trò của hai tổ chức đại diện NSDLĐ nêu trên chưa thực sự nổi bật, nhất là tính đại diện cho các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Hơn nữa, trong hoạt động của mình, các tổ chức này chưa đưa ra được những yêu cầu, những tiêu chuẩn doanh nghiệp (ví dụ như tiêu chuẩn nghề nghiệp, danh mục nghề nghiệp) để phối hợp với các đối tác còn lại nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.1.3. Vai trị của cơng đoàn
Hiện nay, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam có 63 Liên đồn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 20 cơng đồn ngành Trung ương, cơng đồn Tổng cơng ty trực thuộc; 686 liên đồn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 375 cơng đồn ngành địa phương; và 106.192 cơng đồn cơ sở với 7.109.327đồn viên. Trong đó có 75.090 cơng đồn cơ sở trong khu vực Nhà nước (cơ quan hành chính, sự nghiêp và doanh nghiệp nhà nước) với 3.762.267 đoàn viên và 31.102 cơng đồn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước, với 3.347.060 đoàn viên27
Với hệ thống tổ chức của mình, Cơng đồn đã thể hiện được vị trí độc lập về tổ chức và bình đẳng với các tổ chức khác trong cơ chế ba bên, không chỉ ở cấp trung ương, tỉnh, thành phố, ngành, mà quan trọng và trực tiếp hơn là ở đơn vị cơ sở, doanh nghiệp, trong đó Cơng đồn là tổ chức độc lập với bộ máy quản lý doanh nghiệp, với giới chủ.
Năng lực tham gia các hoạt động cơ chế ba bên của Cơng đồn hiện nay được thực hiện khá tích cực, từ việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho đến việc tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật. Cụ thể:
2.3.1.1. Cơng đồn tham gia hoạch định, xây dựng chính sách, pháp luật
Từ năm 1992 đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham gia với Nhà nước xây dựng trên 250 văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban