doanh nghiệp, bảo đảm được quyền và lợi ích của NLĐ; bảo đảm quyền tự quyết của các bên trong QHLĐ thông qua cơ chế thương lượng và thoả thuận.
- Một số doanh nghiệp đã có những thoả thuận có lợi hơn cho NLĐ trong thoả ước lao động tập thể so với quy định của pháp luật lao động.
- Đa số doanh nghiệp sau khi ký kết thoả ước lao động tập thể đều đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính theo quy định.
b. Mặt tồn tại
- Tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI ký kết thỏa ước lao động tập thể thấp, chỉ khoảng 25 - 30%. Tỷ lệ ký kết thoả ước lao động tập thể trong tất các loại hình doanh nghiệp đều đạt thấp.
- Nội dung thoả ước lao động tập thể của đa số các doanh nghiệp đã xây dựng thoả ước lao động tập thể không thực chất, chủ yếu sao chép các điều luật; và thường do chủ doanh nghiệp tự quy định, không thực hiện thương lượng với tổ chức cơng đồn cơ sở. Do vậy, ít có những quy định mang lại điều kiện có lợi hơn cho NLĐ.
- Pháp luật về TƯLĐTT hiện hành chưa quy định rõ về tính bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng TƯLĐTT. Theo quy định tại Điều 44 BLLĐ thì thoả ước tập thể do đại diện của tập thể lao động và NSDLĐ thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cơng khai. Vì vậy, trong các doanh nghiệp chưa thành lập cơng đồn cơ sở (thiếu vắng một bên chủ thể) thì khơng ký kết được thoả ước lao động tập thể.
c. Nguyên nhân của những tồn tại
Đối với thỏa ước lao động tập thể ở doanh nghiệp
- Nhận thức của các cấp, các ngành và các bên (tập thể NLĐ và NSDLĐ) trong doanh nghiệp về thoả ước lao động tập thể chưa thực sự đầy đủ, chưa thấy hết được tầm quan trọng của thoả ước lao động tập thể trong việc xây dựng mối QHLĐ lành mạnh trong doanh nghiệp.
- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương cũng chưa có các biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy, giám sát các bên tham gia ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể.
- Việc thành lập tổ chức cơng đồn cơ sở còn nhiều hạn chế, vai trò của tổ chức cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước) còn yếu, chưa thực sự đại điện cho tập thể lao động trong việc đề xuất, yêu cầu NSDLĐ thương lượng, thỏa thuận, bảo đảm các quyền lợi cho NLĐ.
Đối với Thỏa ước lao động tập thể ngành
Tại Điều 54, chương V của Bộ luật Lao động quy định áp dụng các nội dung quy định về thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp để thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể ngành và tại Điều 8 của Nghị định số 196/CP, Chính phủ giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức làm thí điểm việc ký kết thoả ước lao động tập thể ngành và trình Chính phủ quy định về thoả ước lao động tập thể ngành. Song trong nhiều năm từ năm 1995 đến năm 2008, việc tổ chức thí điểm thực hiện ký kết thoả ước lao động tập thể ngành theo quy định trên cịn gặp nhiều khó khăn, hiện mới thí điểm ở ngành dệt may .
2.2.3. Thực trạng về thực hiện hợp đồng lao động 2.2.3.1. Thực trạng
Mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể quan hệ lao động trong kinh tế thị trường được thể hiện thông qua phương thức tuyển dụng lao động trên cơ sở thoả thuận hai bên để ký kết HĐLĐ cá nhân. Ký kết HĐLĐ là bắt buộc theo luật định. Song thực tế việc thực hiện trong doanh nghiệp chưa thật đầy đủ.
Kết quả điều tra của Viện cơng nhân – cơng đồn cho thấy, năm 2006 - 2007 trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, gần 94% lao động được ký HĐLĐ, khoảng hơn 6% chưa được ký HĐLĐ, tỷ lệ này thấp hơn doanh nghiệp Nhà nước (gần 99%) và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (hơn 97%).42
Trong việc ký kết HĐLĐ, mặc dù việc ký kết là của hai bên, giữa NLĐ và NSDLĐ. Tuy nhiên, với trách nhiệm là người bảo vệ quyền lơị hợp pháp của NLĐ, tổ chức cơng đồn cũng đóng vai trị quan trọng. NLĐ được cơng đồn tư vấn về các nội dung trong HĐLĐ. Qua khảo sát của đề tài cho thấy, số người lao động được cơng đồn hỗ trợ, giúp đỡ trong việc ký kết HĐLĐ khá cao (chiếm 63,60%). Tỷ lệ