Lưu Bình Nhưỡng, Một số ý kiến về việc hoàn thiện Luật Cơng đồn trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 170, 5/2010.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 75 - 80)

Sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động có liên quan đến cơ chế ba bên (TƯLĐTT, HĐLĐ, thương lượng tập thể, trách nhiệm của các bên có liên quan), cụ thể là:

Thứ nhất, về kết cấu BLLĐ, một số chế định của BLLĐ đã được tách ra thành

luật chuyên ngành (như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Dạy nghề...) và tới đây tiếp tục được tách ra với tư cách là các đạo luật riêng, nhưng vẫn phải có những quy định mang tính ngun tắc trong BLLĐ sửa đổi, nhằm bảo đảm tính thống nhất chung của cả hệ thống pháp luật lao động. Mối quan hệ giữa BLLĐ và các đạo luật được tách riêng sẽ là mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành.

Thứ hai, về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng: để giải quyết

tình trạng đình cơng khơng theo trình tự pháp luật hiện nay, cần sửa đổi một cách toàn diện, căn bản Chương XIV của BLLĐ cả về cơ chế, thủ tục, hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp lao động... theo hướng cập nhật thực tiễn và giải quyết nhanh chóng dứt điểm tình trạng tranh chấp.

Thứ ba, nguyên tắc thương lượng và ký kết TƯLĐTT là “tự nguyện”. Trong

thời gian qua, việc thương lượng và ký kết TƯLĐTT đạt kết quả thấp (cả tỉ lệ lẫn chất lượng) do vậy cần quy định ký kết TƯLĐTT phải theo nguyên tắc “bắt buộc”, cịn nội dung thương lượng thì “tự nguyện” và “thoả thuận”. Đặc biệt, cần quy định vai trị, trách nhiệm của cơng đồn cấp trên trực tiếp trong việc tham gia và hỗ trợ cơng đồn cơ sở trong việc thương lượng.

Thứ tư, cho thuê lao động: Đây là một nội dung quá mới, việc cho thuê lao

động xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây, nhưng chưa được pháp luật lao động điều chỉnh cụ thể, đã đẩy NLĐ vào tình trạng “một cổ hai, ba trịng”. Cần đưa vào luật.

Thứ năm, về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ, nên phân đối tượng như sau: lao

động nữ là CNLĐ trực tiếp sản xuất từ 50 tuổi đến 55 tuổi nghỉ hưu; trường hợp nữ là cán bộ khu vực quản lý nhà nước và hành chính sự nghiệp có thể 60 tuổi nghỉ hưu, nhưng có quyền xin nghỉ hưu sớm hơn từ 1 đến 5 năm.

Chính phủ cần có chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ trong các doanh nghiệp và nhất là các chủ thể tham gia QHLĐ về pháp luật lao động, để mọi người hiểu quyền, nghĩa vụ của mình, từ đó chấp hành tốt quy định của pháp luật. Cần xúc tiến

thành lập ở những nơi chưa có Ủy ban quan hệ ba bên; nâng cao năng lực hoạt động và kiện toàn Ủy ban QHLĐ đã thành lập ở các địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đưa việc học tập Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Cơng đồn vào chương trình giảng dạy, học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên, học sinh học nghề, vì khi ra trường họ đều thành đối tượng gia nhập cơng đồn. Các tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp tập trung cần bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động theo chuyên đề cho học sinh trung học phổ thông (lớp 12). Đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ cao về QHLĐ, đặc biệt là về quan hệ ba bên trong các trường đại học, cao đẳng, đưa những lĩnh vực này thành một môn học tự chọn trong các trường đại học nói chung và là mơn học bắt buộc trong các trường khối kinh tế, các trường Đảng, đồn thể. Hình thành các khoa đào tạo về quan hệ ba bên trong các trường Đại học; tổ chức biên soạn, xây dựng giáo trình, tài liệu về các lĩnh vực này.

Đổi mới chính sách tiền lương, trong đó tập trung vào lương tối thiểu và cơ chế xác định tiền lương trong doanh nghiệp. Đổi mới tư duy về tiền lương tối thiểu và có chính sách, lộ trình để hướng dẫn hai bên trong QHLĐ tại doanh nghịêp xác định tiền lương thông qua thương lượng. Chuyển việc hướng dẫn kỹ năng và kỹ thuật xác định tiền lương cho doanh nghiệp như hiện nay sang hướng dẫn cho đối tượng là cơng đồn, tạo thế cho cơng đồn chủ động trong thương lượng về lương với giới chủ, tránh tình trạng NSDLĐ xác định tiền lương, cịn NLĐ chỉ đóng vai trò thụ động ký kết HĐLĐ theo mức lương NSDLĐ tự định trước.

Chính phủ tập trung giải quyết tốt các vấn đề cơ bản của NLĐ, đó là vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại và học hành của con cái NLĐ. Các địa phương cần thận trọng trong việc thu hút đầu tư qua việc đầu tư có chọn lọc và lựa chọn đối tác đầu tư, không nhất thiết thu hút đầu tư bằng mọi giá mà để lại hậu quả xấu cho môi trường, xã hội và NLĐ.

Sử dụng các biện pháp tích cực định hướng dư luận về QHLĐ trong kinh tế thị trường. Ủy ban QHLĐ thống nhất nội dung và tổ chức cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để đưa tin, định hướng dư luận một cách tích cực về vấn đề QHLĐ, TCLĐ và đình cơng, tránh gây nên những bức xúc trong xã hội, làm tình hình thêm phức tạp.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra; bổ sung chế tài theo hướng xử phạt nặng về việc vi phạm pháp luật lao động của NSDLĐ để phát huy tác dụng răn đe,

phòng ngừa; tăng cường lực lượng thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để đảm bảo kiểm tra giám sát đầy đủ, hiệu quả việc thực hiện pháp luật lao động. Bên cạnh đó, cần kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong việc ký kết TƯLĐTT và thang bảng lương ở doanh nghiệp FDI. Có chế tài bảo vệ cán bộ cơng đồn khi họ tham gia đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng cho NLĐ.

Cơng tác thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về HĐLĐ, TƯLĐTT phải được đẩy mạnh nhằm kịp thời điều chỉnh và xử lý những vi phạm, đồng thời sớm phát hiện những vấn đề bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Những doanh nghiệp nào cố tình khơng chấp hành luật pháp về bảo vệ mơi trường, Luật Cơng đồn, Bộ luật Lao động... cần kiên quyết xử lý mạnh, nếu cần thiết có thể rút giấy phép kinh doanh.

Là một bên, Chính phủ phải tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại xã hội. Vai trị của Chính phủ khơng chỉ thể hiện ở khía cạnh "đối thoại", "trao đổi" mà cịn ở khía cạnh "khởi xướng", "thúc đẩy". Để làm được như vậy, Chính phủ phải thực sự ở vị thế khởi xướng, là người tập hợp đầu mối. Một mặt, Chính phủ phải chủ động tạo lập cơ chế, xây dựng quy chế, cung cấp cơ sở vật chất và thông tin. Mặt khác, trong việc giải quyết các vấn đề được mang ra thảo luận, Chính phủ đóng vai trị trọng tài cân đối quyền và lợi ích của NLĐ và NSDLĐ trên tinh thần tôn trọng quyền lợi tối cao của quốc gia.

Nhà nước cần phải có thể chế chính thức cho cơ chế ba bên. Vì cơ chế ba bên là một cơ chế mở, nên cần có một số quy định làm cơ sở cho đối thoại xã hội hoặc tham khảo ý kiến ba bên. Đó có thể là một cơ quan ba bên chính thức tồn tại ở cấp quốc gia, đôi khi được thành lập theo quy định pháp luật và chức năng của các tổ chức này có thể ra quyết định hoặc tư vấn. Loại hình này thường được thành lập ở các nước Tây Âu, nơi có có đối thoại xã hội phát triển. Đó cũng có thể là cơ quan ba bên được thành lập theo từng vụ việc, q trình tham khảo ý kiến có thể dẫn đến việc tư vấn cho Chính phủ hay kiến nghị với Chính phủ về một việc nào đó, hoặc kết quả đạt được có thể là một thoả thuận có giá trị ràng buộc giữa các bên. Ở một số trường hợp khác, việc đàm phán có thể chỉ diễn ra giữa đại diện của NSDLĐ và NLĐ, khi đó Chính phủ chỉ là người quan sát, tư vấn.

3.3.3. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là người đại diện và bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, có vai trị quan trọng trong QHLĐ và giải quyết các tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. Để góp phần phát huy vai trị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định, chúng tơi có một số kiến nghị cụ thể sau:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tập huấn lý luận nghiệp vụ, luật pháp cho

cán bộ cơng đồn cơ sở, tăng cường năng lực, trong đó đặc biệt là năng lực thương lượng cho cơng đồn, nghiên cứu việc hình thành cơng đồn ngành để tiến tới xây dựng thoả ước lao động cấp ngành; hình thành đội ngũ thương lượng chuyên trách ở cấp ngành, cấp tỉnh để hỗ trợ cơng đồn cơ sở. Tăng cường năng lực đại diện đích thực cho NLĐ. Đặc biệt, phát triển mạnh tổ chức cơng đồn trong các DN; đồng thời nâng cao năng lực đại diện của tổ chức cơng đồn trong DN, trước tiên là năng lực đàm phán, thương lượng và thoả thuận để ký kết TƯLĐTT, năng lực tham gia giải quyết TCLĐ và đình cơng, năng lực tổ chức chăm lo đời sống NLĐ, vận động NLĐ chấp hành pháp luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp...

Thứ hai, cần đẩy mạnh việc tiến hành thương lượng tập thể và ký TƯLĐTT.

Mở rộng TƯLĐTT cấp ngành sau khi thực hiện thí điểm ký thoả ước ngành Dệt May. Thực hiện các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ thương lượng và ký TƯLĐTT ở DN theo hướng hình thành các nhóm đầu tàu trong việc thương lượng và ký thoả ước với sự tham gia hỗ trợ thương lượng và giám sát việc thực hiện của cơ quan ba bên.

Thứ ba, cần cân nhắc để sửa đổi một số quy định trong Điều lệ Cơng đồn để

cơng đồn cơ sở có thêm điều kiện tập trung vào nhiệm vụ chủ chốt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, nhất là ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI53. Tăng cường vai trò cấp trên cơ sở trực tiếp, trong việc kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật lao động, trong giải quyết TCLĐ và đình cơng ở trong doanh nghiệp FDI.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông để đưa giáo dục pháp luật lao động liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ lồng ghép vào các chương trình vui (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53

Thực tế hiện nay cho thấy, cơng đồn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI tốn khá nhiều thời gian và công sức cho các hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thi đua… nên việc tập trung cho nhiệm vụ bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cịn gặp nhiều hạn chế.

chơi giải trí trên truyền hình, vì qua thực tế khảo sát, nếu có thời gian rỗi NLĐ rất thích xem chương trình này.54

Khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng, thúc đẩy cơ chế ba bên để có biện pháp cấp bách giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của NLĐ, nhằm bình ổn QHLĐ trong các doanh nghiệp FDI hiện nay. Cần tổ chức thống kê cụ thể về các vụ TCLĐ và đình cơng, chú trọng phân loại về quy mô doanh nghiệp, tiền lương thu nhập của CNLĐ trong doanh nghiệp FDI. Từ đó xác định rõ nguyên nhân, phối hợp chỉ đạo đình cơng thí điểm để có giải pháp giảm thiểu đình cơng bất hợp pháp hiện nay.

Thứ tư, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cần chỉ đạo các cấp cơng

đồn phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục giới thiệu chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với NLĐ. Làm cho họ nhận thức và thực hiện ngày càng đầy đủ hơn cũng như thấy rõ hơn quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong những năm tới, việc hành xử nghiêm túc theo pháp luật đối với QHLĐ, các cuộc đình cơng, bãi cơng phải được thực hiện ở cả hai phía là NLĐ và NSDLĐ. Ngoài ra, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho NSDLĐ (đặc biệt đối với NSDLĐ là người nước ngồi) hiểu rõ và tơn trọng phong tục, tập quán của người Việt Nam; phải đấu tranh và kiên quyết xử lý các hành vi xúc phạm nhân phẩm, giá trị nếp sống tốt đẹp của người Việt Nam. Song song đó cũng cần qn triệt cho Cơng đồn các cấp tuyên truyền, kết nạp NLĐ ở tất cả các thành phần kinh tế (nhất là các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh) vào tổ chức cơng đồn. Qua đó, làm cho họ thấy được tổ chức cơng đồn thực sự là người đại diện để bảo vệ qyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là mục tiêu phấn đấu trong hoạt động của cơng đồn Việt Nam, cụ thể là đến năm 2015 có thêm 4 triệu NLĐ tham gia tổ chức cơng đồn, có từ 65 – 70% NLĐ trong các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh là cơng đồn viên và 90% số doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn.

Thứ năm, tăng cường năng lực cho cơng đồn cơ sở: Việc cơng đồn cơ sở thực hiện thương lượng tập thể nói riêng và chịu trách nhiệm về các vấn đề về QHLĐ từ phía NLĐ nói chung như hiện nay, thực tế đã đặt cán bộ cơng đồn cơ sở ở thế phải thực hịên một nhiệm vụ gần như là bất khả thi. Để thực hiện nhiệm vụ đó, cán bộ cơng đồn cơ sở cần phải được trang bị hai yếu tố quan trọng là năng lực

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 75 - 80)