Số liệu do tác giả tự thống kê từ các báo cáo năm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và của Viện Công nhân – Cơng địan (1995 – 10/2010).

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35 - 39)

chưa được đào tạo, hạn chế về năng lực, trình độ tay nghề, chưa quen với tác phong công nghiệp, làm việc thiếu nhiệt tình, chưa nắm vững các quy định pháp luật về đình cơng và TCLĐ.

Về phía tổ chức cơng đồn, chưa kịp thời phản ánh những kiến nghị, những bức xúc của NLĐ cho chủ lao động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qua khảo sát của Viện cơng nhân - cơng địan cho thấy, có đến 36,8% ý kiến bức xúc của NLĐ chậm được cơng đồn phản ánh để giải quyết. Tỷ lệ này cao nhất là trong các công ty TNHH (45,20%), tiếp đến là trong các DNNN (40,70%); trong các doanh nghiệp FDI tỷ lệ này thấp hơn (khoảng 30%) (Xem thêm Phụ lục 10).

2.2. Thực trạng cơ chế ba bên trong quan hệ lao động

2.2.1. Thực trạng lao động - việc làm và thu nhập của NLĐ và những hệ quả đối với quan hệ ba bên

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đánh giá thực trạng lao động, việc làm và thu nhập của người lao động và hệ quả của quan hệ ba bên, được giới hạn trong khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp).

2.2.1.1. Thực trạng lao động, việc làm trong khu vực SXKD (doanh nghiệp)

Theo công bố của Tổng cục thống kê từ kết quả điều tra doanh nghiệp, năm 2000 cả nước có 42.288 doanh nghiệp, đến năm 2009 tăng lên 248.847 doanh nghiệp, gấp 5,88 lần so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 45,75%. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp30

.

Thực hiện chủ trương sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, số lượng doanh nghiệp Nhà nước liên tục giảm. Năm 2000 có 5.759 doanh nghiệp, đến năm 2009 giảm xuống cịn khoảng 3.369 doanh nghiệp, giảm gần ½, bình qn mỗi năm giảm khoảng 5,5%. Tuy số doanh nghiệp Nhà nước giảm mạnh, nhưng số đang hoạt động đều là doanh nghiệp lớn (những tập đồn kinh tế mạnh), bình quân khoảng 600 lao động trong 1 doanh nghiệp31

.

30 Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê (năm 2000; 2009), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 135 – 143. 31 Sđd, tr. 142 – 143. 31 Sđd, tr. 142 – 143.

Biểu 1: T nh h nh phát triển doanh nghiệp và lao động sử dụng trong các loại h nh doanh nghiệp. Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2009 so với 2000 (lần) 1. Tổng số DN: 42.288 112.950 131.318 155.771 205.688 248.847 5,88 DN Nhà nước 5.759 4.086 3.706 3.494 3.286 3.369 0,58 DN ngoài Nhà nước 35.004 105.167 123.392 147.316 196.776 238.932 6,82 DN đầu tư nước ngoài 1.525 3.697 4.220 4.961 5.626 6.546 4,29 2.Tổng số lao động: 3.536.998 6.237.396 6.715.100 7.382.200 8.154.900 8.927.900 2,52 DN Nhà nước 2.088.531 2.037.660 1.899.900 1.763.100 1.634.500 1.741.800 0,83 DN ngoài Nhà nước 1.040.902 2.979.120 3.369.900 3.933.200 4.690.900 5.266.500 5,06 DN đầu tư nước ngoài 407.565 1.220.616 1.445.300 1.685.900 1.829.500 1.919.600 4,71

Nguồn: Tổng cục Thống kê công bố (2000 - 2009), niên giám thống kê năm 2010 theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Năm 2009 cả nước có khoảng 238.932 doanh nghiệp ngoài Nhà nước, tăng hơn 6,82 lần so với năm 2000 (35.004 doanh nghiệp), bình quân mỗi năm tăng 52,5%. Số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhanh, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp cực nhỏ, nhỏ và vừa (bình qn khoảng 27 lao động/doanh nghiệp). Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ phát triển nhanh nhất, trong 9 năm (2000 - 2009) số doanh nghiệp tăng từ 1.525 doanh nghiệp(năm 2000) lên

6.546 doanh nghiệp (năm 2009), tăng gần 4,29 lần, bình qn mỗi năm tăng 47,5% và quy mơ doanh nghiệp cũng khá lớn (khoảng 240 lao động/DN).32

Cùng với sự phát triển các loại hình doanh nghiệp, lao động được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp giai đoạn 2000 - 2009 tăng liên tục, từ gần 3,54 triệu năm 2000, tăng lên gần 9 triệu năm 2009, tăng 2,52 lần, bình quân mỗi năm tăng 17,75%. Trong số lao động làm việc tại các doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 19%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 56,6% và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 24,4%33

.

2.2.1.2. Thực trạng thu nhập của NLĐ khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp)

Thu nhập của NLĐ trong khu vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) rất khác biệt, phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Song sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu làm căn cứ để các doanh nghiệp thỏa thuận về tiền lương và thu nhập là rất quan trọng. Về nguyên tắc, doanh nghiệp không được trả cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, khuyến khích các DN thỏa thuận trả lương với mức lương cao hơn.

- Lương tối thiểu trong các doanh nghiệp:

Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại hai loại lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp là lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp có vốn FDI và lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp trong nước.

Với khu vực doanh nghiệp FDI, năm 1996 Chính phủ đã quy định mức lương tối thiểu 45 – 40 – 35 – 30USD/tháng tương ứng với 4 vùng. Sau 3 năm thực hiện, năm 1999 mức lương tối thiểu trên đã được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam tương ứng: 626.000 – 556.000 – 487.000 – 417.000 đồng/tháng.34

Các doanh nghiệp trong nước và đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện theo mức lương tối thiểu chung 144.000 đồng/tháng (năm 1999).

32 Sđd, tr. 142.

33 Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê (năm 2000; 2009), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 143 - 148. 34 Nghị định số 06/1997/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/01/1997 về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 34 Nghị định số 06/1997/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/01/1997 về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm

1997 đối với công chức, viên chức hành chính sự, nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức; lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội. bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội.

Biểu 2: Lương tối thiểu khu vực sản xuất kinh doanh năm 2011.

Đơn vị tính:1000 đồng/tháng.

Khu vực Thực hiện từ tháng 1/2011 Thực hiện từ 10/2011 DN FDI DN trong nước Chung cho các loại hình DN

I 1.550 1.350 2.000

II 1.350 1.200 1.780

III 1.170 1.050 1.550

IV 1.110 830 1.400

Nguồn: Nghị định 70/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người LĐ làm việc ở công ty, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đ nh, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn LĐ.

Đến tháng 1/2008 tiền lương tối thiểu các doanh nghiệp trong nước cũng được tính theo vùng (4 vùng), như doanh nghiệp FDI, trong đó vùng IV được tính ngang bằng mức lương tối thiểu chung của cả nước.35

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, từ năm 2008 đến năm 2011, đã có 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Sau 4 lần điều chỉnh, lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 84% đến 200% (mức tuyệt đối từ 380.000 đồng đến 900.000 đồng); với doanh nghiệp FDI có tỷ lệ tăng từ 55% đến 78% (mức tuyệt đối từ 390.000 đồng đến 680.000 đồng).36

Nhìn chung việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong thời gian qua đã phần nào cải thiện đời sống của NLĐ, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, lương tối thiểu ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể là:

Việc điều chỉnh lương tối thiểu chưa căn cứ vào mức sống tối thiểu mà chủ yếu căn cứ vào khả năng của ngân sách nhà nước. Khi điều chỉnh lương tối thiểu, các bộ ngành đề xuất với Chính phủ các phương án và mức điều chỉnh khác nhau. Nhưng mức điều chỉnh thấp nhất trong các phương án thường được lựa chọn vì khả năng ngân sách có hạn. Vì vậy, sau nhiều lần điều chỉnh mức theo mức thấp nhất

Một phần của tài liệu Pháp luật về cơ chế ba bên trong quan hệ lao động (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35 - 39)