Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 54)

2.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tạ

2.1.8 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến ngồi tịa án trong TMĐT

EU đã luật hóa phương thức ODR và thực tiễn hóa nó thơng qua việc xây dựng hệ thống ODR cấp khu vực – một cổng thông tin do EC quản lý để tiếp nhận và GQTC trong TMĐT. Cơ chế GQTC hoạt động theo mơ hình “một cửa liên thơng” có ưu điểm là tập trung, thống nhất, tiết kiệm thời gian giúp cho việc tiếp nhận thông tin để GQTC được thực hiện một cách thuận tiện, đơn giản, bên khiếu nại nói chung và NTD nói riêng có thể dễ dàng thực hiện được yêu cầu của mình.

Bởi lẽ, NTD là bên yếu thế trong việc tìm hiểu các thơng tin về thương nhân, đặc biệt khi người bán là cá nhân, cách thức liên hệ khi cần thiết, cơ quan nào có thẩm quyền GQTC cũng như luật áp dụng v.v… Một cổng thông tin chung về GQTC trong TMĐT sẽ giúp NTD khơng cần phải tìm hiểu về các thơng tin này mà chỉ cần nộp đơn dựa trên mẫu đơn được cung cấp và hệ thống sẽ tự động thực hiện các bước tiếp theo bao gồm: chuyển đơn khiếu nại hoặc khởi kiện đến thương nhân và đến chủ thể GQTC, kiểm tra xem vụ việc này có thuộc thẩm quyền của chủ thể GQTC đó khơng và chủ thể này liệu có đồng ý tiếp nhận vụ việc, cung cấp cơng cụ quản lý, dịch thuật miễn phí các thơng tin cần thiết cho q trình GQTC. Ngồi ra, việc lập một cổng thông tin về GQTC trên quy mơ tồn quốc cũng sẽ là nơi lưu trữ các tài liệu, chứng cứ, thơng tin về các vụ việc có tính chất tương tự, thơng tin về các cá nhân, tổ chức GQTC, từ đó góp phần tránh việc trùng lặp thông tin và tài nguyên giữa các nền tảng và tạo ra sức mạnh chung để bảo vệ NTD trong TMĐT của toàn khối.

Thứ hai, phạm vi điều chỉnh của hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến ngồi tịa án trong TMĐT

Có thể thấy, cơ chế GQTC tại EU thơng qua hệ thống GQTC trực tuyến chỉ bao gồm tranh chấp giữa NTD và thương nhân mà không bao gồm tranh chấp giữa thương nhân - thương nhân (B2B). Theo tác giả, việc giải quyết tranh chấp B2C và C2B là phù hợp với tính đặc thù của cơ chế ODR trên nền tảng CNTT, bởi lẽ các tranh chấp B2B thường là các tranh chấp phức tạp, có giá trị cao, thời gian giải quyết dài; trong khi đó, tranh chấp B2C và C2B đa phần có giá trị thấp và ít phức tạp trong nội dung và bằng chứng chứng minh. Việc xác định phạm vi giải quyết các tranh chấp trong TMĐT được thực thiện thông qua hệ thống GQTC trực tuyến chỉ bao gồm các tranh chấp B2C và C2B được đánh giá là phù hợp bởi lẽ các giao dịch này yêu cầu ưu tiên hàng đầu là thời gian giải quyết nhanh chóng và chi phí thấp, khơng những vậy, điều này cũng nhằm đảm bảo cho sự thành cơng trong q trình triển khai ODR trong thực tiễn hoạt động TMĐT.

Thứ ba, vấn đề tính minh bạch của ODR trong TMĐT

Pháp luật EU ban hành quy định về việc bắt buộc các website của doanh nghiệp TMĐT phải kết nối với Cổng thông tin để xác nhận các thông tin về tranh chấp. Liên kết này phải hiển thị tại vị trí dễ thấy và dễ dàng truy cập. Điều này giúp cho các cơ quan chức năng nắm bắt được kịp thời xu hướng của các tranh chấp phát sinh cũng như kiểm soát được việc GQTC giữa doanh nghiệp và bên khiếu nại có diễn ra đúng pháp luật hay khơng. Ngồi ra, việc ban hành quy định về nghĩa vụ của thương nhân bán hàng hóa, dịch vụ trong việc thông báo minh thị cho NTD về cơ quan, tổ chức GQTC trên website TMĐT hoặc trong điều khoản hợp đồng, cùng các chế tài áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện các nghĩa vụ công bố thơng tin hoặc liên kết website của mình đến Cổng thơng tin. Điều này góp phần đảm bảo tính minh bạch của phương thức ODR trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động TMĐT.

Thứ tư, về vấn đề bảo mật của ODR trong TMĐT

Có thể thấy, EU đã xây dựng được nội dung các thông tin cần được bảo mật, thời hạn lưu trữ thông tin, kiểm soát truy cập dữ liệu, kế hoạch và quản lý sự cố bảo mật. Các thông tin được truyền tải và lưu trữ trong hệ thống GQTC trực tuyến được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua tại các văn bản pháp luật riêng biệt về an

ninh và bảo mật thông tin. Ngoài ra, các chủ thể cần phải đồng ý về việc xử lý và thu thập dữ liệu cá nhân của mình thơng qua hệ thống GQTC nói trên để đảm bảo đương sự biết rõ các thông tin được thu thập để đánh giá việc có chấp nhận hay khơng. Hơn nữa, EU cũng làm rõ việc xóa thơng tin cá nhân trong vòng sáu (6) tháng sau khi tranh chấp kết thúc là một phần của các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân.

Thứ năm, giá trị pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyến

Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng ODR làm phương thức GQTC nên được các quốc gia EU quan tâm giải quyết. Pháp luật EU quy định rằng giá trị pháp lý của kết quả GQTC hoàn toàn phụ thuộc vào các quy tắc và điều kiện do cá nhân, cơ quan, tổ chức GQTC đưa ra. Do đó, có thể thấy, giá trị của ADR dù thực hiện thông qua hệ thống GQTC trực tuyến hay bằng cách thức thông thường, vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc cơ bản của phương thức GQTC truyền thống về giá trị pháp lý của kết quả GQTC.

2.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại

Trung Quốc

Vào tháng 8 năm 2017, Tòa án Internet đầu tiên được chính thức đi vào thí điểm tại tỉnh Chiết Giang - nơi có trụ sở của các công ty sở hữu những sàn TMĐT lớn như: Alibaba, Taobao, Tmall và có liên quan đến một số lượng lớn các tranh chấp TMĐT hàng năm. Nền tảng tố tụng trực tuyến đầu tiên được đăng ký với tên miền http://www.netcourt.gov.cn với quy chế xét xử tại thời điểm này được tòa án Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang) hướng dẫn.

Sau khi thí điểm thành cơng mơ hình Tịa án Internet tại Chiết Giang, chính quyền Trung Quốc mới tiếp tục triển khai mơ hình này tại những nơi có hoạt động TMĐT và Internet phát triển mạnh tại Bắc Kinh và Quảng Châu vào tháng 9/2018. Đồng thời, vào thời điểm này, Tòa án Nhân dân Tối cao cũng chính thức ban hành “Quy chế xét xử của tòa án Internet” (“Quy chế”) để làm nền tảng pháp lý chính thức cho thủ tục tố tụng trực tuyến. Quy chế này được xây dựng dựa trên cơ sở Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính kết hợp với thực tiễn xét xử của tòa án Internet tại các khu vực khác nhau nhằm thống nhất các quy tắc về thẩm quyền, tiêu chuẩn hóa các hoạt động tố tụng của tòa án Internet để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia tranh tụng.

Một điểm nổi bật là tòa án Internet không chỉ là việc áp dụng đơn thuần Internet vào thủ tục tố tụng như nộp đơn trực tuyến, nộp án phí trực tuyến, phát sóng trực tuyến các phiên tịa, mà vấn đề cốt lõi ở đây chính là sự cải cách tư pháp với một chế định mới về tòa án chuyên trách xét xử các vụ án liên quan đến Internet63 nhằm giúp ngành tư pháp chủ động thích ứng với xu thế phát triển chung của CNTT.

Bên cạnh đó, Tịa án Internet của Trung Quốc đã giải quyết được hai vấn đề cốt lõi của cơ chế ODR. Thứ nhất là vấn đề hiệu lực pháp lý trong quy định pháp luật, một trong những ngun nhân chính của việc khó thực thi kết quả GQTC trực tuyến là pháp luật đang khơng có cơ chế đảm bảo tính thi hành. Thứ hai là xây dựng được quy tắc chứng minh chứng cứ trực tuyến bằng việc thiết lập nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia có kết nối với các sàn TMĐT và cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức khác trên toàn quốc thành một chuỗi liên minh tư pháp, nhằm cung cấp cho người dùng công cụ xác thực và lưu trữ chứng cứ dễ dàng với chi phí thấp. Đây là những điểm mới so với mơ hình của các quốc gia khác.

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước thực hiện mơ hình “Tịa án điện tử” theo Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mới đây, TANDTC đã có Chỉ thị số 02/2020/CT-TA ngày 10/3/2020 và Cơng văn số 127/TANDTC/VP về phịng, chống dịch Covid-19 trong hệ thống tòa án. Đồng thời, Việt Nam cũng đang có các website của TANDTC về cơng bố bản án, nộp đơn khởi kiện trực tuyến như cách TANDTC Trung Quốc đã làm cách đây không lâu nhằm tạo ra sự kết nối giữa các nền tảng. Đây chính là cơ sở để tác giả tham khảo mơ hình ODR của Trung Quốc để xây dựng mơ hình Tịa án trực tuyến tại Việt Nam bởi lẽ Trung Quốc cũng khá tương đồng về điều kiện chính trị, xã hội với nước ta.

63Thẩm quyền của Tòa án Internet bao gồm các tranh chấp phát sinh từ: (1) giao dịch trên nền tảng TMĐT; (2) hợp đồng tín dụng tài chính có giá trị nhỏ, trong đó tất cả các hành vi hình thành và thực hiện sẽ được hồn thành trực tuyến; (3) Tranh chấp về quyền tác giả và quyền liên quan, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với các tác phẩm được công bố lần đầu tiên trên Internet hoặc các tác phẩm được công bố, biểu diễn và phân phối trực tuyến; (4) tên miền; (5) xâm phạm về người hoặc tài sản, các quyền và nghĩa vụ dân sự khác diễn ra trên Internet; (6) Tranh chấp hành chính phát sinh từ hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước như quản lý thông tin trên Internet hoặc quản lý dịch vụ liên quan đến giao dịch hàng hóa trên Internet; (7) Các vụ án dân sự hoặc hành chính khác trên Internet trong đó tịa án nhân dân cấp cao chỉ định quyền tài phán.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)