Cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật điều chỉnh phương

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 67)

phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào điều chỉnh trực tiếp về vấn đề ODR. Trong khi đó, chúng ta đã có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nền tảng pháp lý cho việc áp dụng ODR một cách chính thức ở nước ta.

Về cơ sở hạ tầng thông tin, dù chưa thể bằng EU và Trung Quốc, nhưng có thể thấy cơ sở hạ tầng thơng tin tại Việt Nam ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển. Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 8 toàn cầu với kết quả ứng dụng triển khai IPv6 (Giao thức mạng Internet thế hệ 6) với 64 triệu người sử dụng Internet81 và các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy TMĐT cũng như các biện pháp ODR phát triển.

Về cơ sở pháp lý, Việt Nam đã có một số quy định để làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển phương thức ODR. Đầu tiên, Bộ luật dân sự 201582 và Luật thương mại 200583 đã thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch điện tử thông qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Thứ hai, LGDĐT 2005 đã thừa

nhận thơng điệp dữ liệu có giá trị pháp lý tương đương văn bản và đưa ra quy định cụ thể về chữ ký điện tử nhằm xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó với nội dung được ký. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng pháp luật điều chỉnh về ODR, khi mà hầu hết các bước GQTC của phương thức này đều thực hiện thông qua phương tiện điện tử. Thứ ba, Luật Bảo vệ NTD

2010 ra quy định về giải quyết tranh chấp đối với mọi đối tượng NTD với tranh 81 Việt Nam đứng thứ 8 toàn cầu về mức độ ứng dụng IPv6, http://egov.chinhphu.vn/viet-nam-dung--thu-8- toan-cau-ve-muc-do-ung-dung-ipv6-a-NewsDetails-37838-14-186.html, truy cập ngày 20.10.2020

82 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức

thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

83 Điều 15 Luật Thương mại 2005 quy định: "Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng

các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”

chấp dưới 100 triệu đồng. Tuy không quy định về ODR nhưng đây là nền tảng quan trọng để xây dựng khung pháp lý ODR cho NTD trong TMĐT. Thứ tư và cũng là

cơ sở quan trọng nhất, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP đã có các quy định về nghĩa vụ của website TMĐT bán hàng, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website trong việc GQTC và cũng đưa ra hướng GQTC trong TMĐT bằng thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Thứ năm, BLTTDS 2015 đã đưa ra một số quy định mới về dữ liệu điện tử và việc ứng dụng CNTT vào quá trình GQTC tại tịa án, ví dụ Điều 95 và 97 đã thừa nhận giá trị pháp lý của nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử. Ngoài ra, Điều 176 cũng đề cập đến các thủ tục như gửi đơn khởi kiện, xử lý đơn, cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng đều có thể được thực hiện bằng phương tiện điện tử, công nhận các chứng cứ điện tử để xử lý tranh chấp, nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng tòa án điện tử. Tuy nhiên, BLTTD 2015 chỉ đề cập đến chứng cứ mà không quy định cách thức thu thập chứng cứ điện tử như thế nào, quy trình ra sao.

Việc xây dựng khung pháp lý cho phương thức ODR cũng phù hợp với Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 về “Kế hoạch tổng thể phát triển

thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025” xác định một phần giải pháp

phát triển TMĐT ở Việt Nam là xây dựng các cơ chế GQTC hiệu quả ứng dụng cơng nghệ số, khuyến khích việc hình thành các hệ thống trọng tài/GQTC độc lập, nghiên cứu xem xét áp dụng hệ thống ODR. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (“Nghị định 47/2020/NĐ-CP”), theo đó, một trong bốn chính sách tạo dựng nền kinh tế số là xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác có kết nối, liên thơng các hệ thống với nhau84. Theo đó, cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Có thể nói rằng, Nghị định 47/2020/NĐ-CP đã đánh dấu một mốc quan trọng để thực thi chủ trương “Nhà nước kiến tạo phát triển” góp phần đẩy nhanh việc xây dựng và hồn thiện Chính phủ điện tử đối với lĩnh vực tư pháp. Theo đó, hệ thống tư pháp trực tuyến sẽ giúp người dân thuận tiện trong việc GQTC, thực hiện tố cáo, khiếu nại để các cơ quan quản lý nhà nước tiến hành giải quyết và xử lý kịp thời các vấn

84 “Dữ liệu mở sẽ là chìa khóa cho khu vực kinh tế tư nhân”, https://data.gov.vn/web/guest/news/- /asset_publisher/FRkblAs8yr3H/content/dlmochiakhoakinhtetunhan, truy cập vào ngày 10.9.2020

đề khúc mắc, tồn đọng nhằm duy trì mơi trường mạng nói chung và TMĐT nói riêng an tồn, thuận tiện và minh bạch.

Do đó, thơng qua việc tìm hiểu quy định cơ sở hạ tầng và pháp luật hiện hành, tác giả đánh giá rằng Việt Nam có thể áp dụng ngay phương thức ODR khi mà những điều kiện tiên quyết về cơ sở hạ tầng, pháp luật cơ bản đáp ứng được, đồng thời, những ưu điểm mà phương thức này mang lại cũng sẽ là động lực cho các bên chấp nhận áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, theo tác giả, bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về ODR trong TMĐT, Việt Nam nên xây dựng một khung pháp lý mới, cụ thể là trong lĩnh vực tố tụng tại tòa án, để điều chỉnh vấn đề này. Bởi lẽ, dù đã có những nền tảng cơ bản nhưng sự thiếu vắng quy định mang tính đặc thù về một phương thức GQTC mới để phù hợp với đặc thù của các giao

dịch trong TMĐT sẽ dẫn đến việc các chủ thể khi tham gia tranh chấp gặp khó khăn, lúng túng khi áp dụng phương thức này vào thực tiễn cũng như giải quyết

trọn vẹn tranh chấp bằng phương thức ODR. Hơn nữa, GQTC là một lĩnh vực địi hỏi tính chính xác cũng như mức độ tuân thủ về trình tự, thủ tục cao, do đó, việc luật hóa phương thức ODR trong một văn bản pháp luật hoàn chỉnh để trực tiếp điều chỉnh vấn đề này là rất cần thiết.

Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy trong quá trình xây dựng pháp luật về ODR trong TMĐT cần chú ý đến một số định hướng sau: Thứ nhất,

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về ODR ở Việt Nam, trong đó thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành kết hợp với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng về ODR, cụ thể là trong lĩnh vực tố tụng tại tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho mơ hình này ở nước ta dựa trên kinh nghiệm từ EU và Trung Quốc. Thứ hai, định hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh về hệ thống CNTT-TT chuyên biệt và cơ sở dữ liệu toàn quốc thống nhất nhằm phục vụ cho sự lưu trữ thông tin và vận hành của ODR trên thực tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)