2.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tạ
2.2.4 Quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến theo mơ hình tịa án Internet
Quy trình về ODR tại mơ hình tịa án Internet được diễn ra trong 5 bước chính bao gồm: đăng ký tài khoản trên nền tảng tố tụng trực tuyến và xác thực danh tính, gửi đơn khởi kiện, trả lời đơn kiện, hòa giải trước khi xét xử và cuối cùng là xét xử và ra phán quyết.
Bước thứ nhất, đăng ký trên nền tảng tố tụng trực tuyến và xác thực danh tính
Để đăng ký khởi kiện trên Nền tảng tố tụng, đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền phải đăng ký tài khoản đăng nhập tại cổng thông tin trên máy tính hoặc bằng ứng dụng ODR hoặc thơng qua tính năng “Tịa án trên điện thoại di động” trong ứng dụng Wechat, với đầy đủ thông tin cá nhân và được xác thực danh tính 73 Điều 15 Quy chế xét xử của tịa án Internet.
thơng qua giấy tờ cơng dân, giấy phép đăng ký kinh. Thỏa thuận đăng ký tài khoản sẽ có điều khoản nêu rõ rằng hành vi (gửi/nhận dữ liệu, tài liệu) qua tài khoản đã đăng ký được coi là hành vi của chủ tài khoản đã đăng ký ấy.
Bước thứ hai, gửi đơn khiếu kiện
Sau khi được cấp tài khoản khởi kiện thành cơng, ngun đơn có thể nộp hồ sơ khởi kiện trực tuyến bằng việc tuân thủ các bước sau đây: (1) Cung cấp thông tin cơ bản về vụ kiện, trong đơn phải ghi rõ số điện thoại di động, địa chỉ thư điện tử, công cụ nhắn tin (WeChat và QQ) để Tòa án tống đạt cho đương sự các tài liệu tố tụng; (2) Đệ trình đơn kiện trực tuyến; (3) Gửi các bằng chứng dưới dạng Word, Excel, PDF, video, ghi âm, hình ảnh, các tệp nén, TXT75.
Sau khi kiểm tra thông tin đã tải lên, nguyên đơn sẽ nhấp vào “lấy mã chữ ký điện tử”, để mã hai chiều (QR) được gửi đến số điện thoại. Bằng cách quét mã, nguyên đơn sẽ được chuyển hướng đến giao diện chữ ký nơi họ có thể hồn tất thủ tục nộp đơn bằng cách ký điện tử. Tất cả các dữ liệu được truyền tải liên quan đến thủ tục tố tụng tại tịa án đều được mã hóa bởi Alibaba Cloud. Tịa án Internet sẽ sử dụng Nền tảng tố tụng trực tuyến để lưu trữ và quản lý các tệp điện tử trong suốt vụ kiện. Trong trường hợp bản cứng của các chứng cứ đã được chuyển đổi hoàn toàn thành chứng cứ điện tử thì chúng có thể được thay thế cho hồ sơ bản gốc của vụ kiện trong việc thực hiện chuyển giao hồ sơ để kháng cáo cũng như trong công tác lưu trữ hồ sơ vụ án76. Quy trình nộp các chứng cứ chứng minh này cũng áp dụng tương tự với bị đơn và các bên khác tham gia tố tụng. Sau khi vụ kiện được chấp nhận, nguyên đơn sẽ thanh tốn các khoản phí trong vịng bảy ngày kể từ ngày nhận được thơng báo qua các phương tiện thanh tốn trực tuyến.
Bước thứ ba, sau khi Tòa án Internet chấp nhận một vụ án, Nền tảng sẽ tự
động thông báo mã vụ án cho bị đơn hoặc một bên thứ ba khác có liên quan đến vụ kiện thông qua các phương tiện liên lạc do nguyên đơn cung cấp77. Khi bị đơn đăng nhập vào tài khoản riêng của mình trên Nền tảng và nhập mã xác nhận, tài khoản của bị đơn sẽ được liên kết tới vụ việc đang được tòa án thụ lý giải quyết để trả lời và nộp tài liệu chứng minh. Nếu bị đơn khơng trả lời vụ kiện, phiên tịa xét xử vụ án
75 Điều 4, 5, 6 Quy tắc tố tụng trực tuyến của Tòa án Internet Hàng Châu. 76 Điều 21 Quy chế xét xử của tòa án Internet.
sẽ vẫn tiến hành xử vắng mặt và bị đơn vẫn phải chịu sự ràng buộc bởi phán quyết của Tòa án.
Bước thứ tư, hòa giải trước khi xét xử
Tòa án Internet sẽ thực hiện thủ tục hòa giải trước khi tiến hành tố tụng. Nền tảng tố tụng trực tuyến sẽ giới thiệu hòa giải viên hoặc các bên sẽ tự lựa chọn trong số các hòa giải viên đăng ký cung cấp dịch vụ hòa giải với Tòa án Internet. Trong trường hợp hịa giải khơng thành hoặc các bên từ chối chọn con đường hòa giải, vụ án sẽ chính thức được đệ trình lên Phịng nộp đơn kiện của Tòa án.
Bước thứ năm, xét xử và phán quyết
Phiên tịa diễn ra dưới hình thức hội nghị trực tuyến (video conference) và để ngăn chặn bất kỳ sự gián đoạn công nghệ không lường trước nào, các bên đương sự cũng như thẩm phán có thể yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật để chuẩn bị cho phiên điều trần78. Nếu có bất kỳ vấn đề kết nối nào xảy ra trong phiên tịa, các bên có thể tạm dừng phiên tịa bằng cách nhấp vào nút “đình chỉ”/“hỗn lại”. Nếu bên bị gián đoạn không thể kết nối lại, thẩm phán có thể dời lịch xét xử bằng thông báo thông qua điện thoại hoặc các phương tiện khác79.
Đầu tiên khi bắt đầu phiên tòa, thư ký sẽ xác minh, phê duyệt và kiểm tra sự xuất hiện của những người tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng tại tòa án. Nếu một trong số họ không xuất hiện, nguyên nhân của sự vắng mặt sẽ được điều tra ngay lập tức và báo cáo sẽ được gửi đến phiên tòa để xem xét giải quyết. Những bước tố tụng tiếp theo về cơ bản khơng khác nhiều so với tiến trình thơng thường của thủ tục tố tụng tại tòa án truyền thống. Cuối cùng, Tòa án sẽ chuyển bản án cho các bên dưới dạng kỹ thuật số với mã hai chiều (QR) và gửi cho các bên bản án thông qua các địa chỉ đã được đăng ký. Bản án trực tuyến được thực thi và đảm bảo thi hành án như thủ tục tố tụng thơng thường. Các bên có quyền kháng cáo lên toà án cấp tỉnh.
Trên thực tế, tòa án Internet chứng minh tính hiệu quả trong việc GQTC TMĐT với những thành tựu nhất định mang lại nhiều hiệu ứng tích cực về pháp lý, kinh tế và xã hội. Tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2019, Tịa án Internet Hàng Châu, Bắc Kinh và Quảng Châu đã thụ lý 118.764 vụ án liên quan đến Internet và giải 78 Điều 29, 30 Quy chế xét xử của tòa án Internet.
quyết 88.401 vụ án. Tỷ lệ nộp đơn trực tuyến là 96,8% và 80.819 vụ việc được tiến hành trực tuyến trong tồn bộ q trình. So trước đây, trung bình phiên họp/phiên xét xử phải mất 45 phút trong một phiên điều trần và 38 ngày để giải quyết một vụ án, thì hiện nay thời gian được tiết kiệm được 50% đến 75% thời gian. 98% các bên chấp nhận bản án sơ thẩm và ngừng kháng cáo80. Điều này chỉ ra rằng chất lượng tư pháp và hiệu quả trong việc GQTC của các tòa án Internet trong một điều kiện được công nhận rộng rãi.
2.2.5 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam
Với những điều kiện chính trị xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trước đây, Trung Quốc cũng khơng có quy định pháp luật chính thống nào về ODR nói chung và về tịa án Internet nói riêng. Giống như EU, giai đoạn ban đầu của ODR tại Trung Quốc cũng được thúc đẩy bởi chính phủ bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cơng chúng biết đến và hiểu về ODR. Có thể thấy, cả EU và Trung Quốc đều sử dụng ODR được tiến hành trên một nền tảng công nghệ trực tuyến để gửi, nhận, lưu trữ, trao đổi và xử lý dữ liệu một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu như EU chỉ đưa ra những quy định nền tảng về việc xây dựng và vận hành hệ thống ODR nói chung, cịn lại trao quyền cho các nước thành viên ban hành các quy định chi tiết về ODR tại nước mình; thì mơ hình xét xử trực tuyến thơng qua Tòa án Internet tại Trung Quốc được quy định rất chi tiết về tất cả các bước của thủ tục tố tụng lẫn quy tắc tống đạt và xác minh chứng cứ, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho tịa án tiến hành tố tụng, từ đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo đúng cách thức, trình tự pháp luật quy định.
Từ những phân tích của tịa án Internet nêu trên, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam bao gồm:
Thứ nhất, luật hóa quy định về tịa án Internet
Việc thành lập tòa án Internet là một đổi mới lớn về thể chế để ngành tư pháp chủ động thích ứng với xu thế phát triển chung của Internet. Đây không chỉ là yêu cầu về phát triển tòa án Internet của Trung Quốc mà còn là vấn đề đặt ra của cả Việt Nam khi thị trường TMĐT đang phát triển mạnh mẽ dẫn đến số lượng tranh chấp phát sinh từ TMĐT đã gia tăng đáng kể và tịa án truyền thống đang khơng thể 80 Tòa án tối cao (2019), Sách trắng - Tòa án Internet, trang 64.
đáp ứng nhu cầu GQTC này. Với tính chất phi biên giới, chứng cứ chứng minh khác với thủ tục truyền thống dẫn đến nhu cầu cấp thiết cần phải tách các vụ án trên Internet ra khỏi các vụ án thơng thường để có quyền tài phán riêng biệt phù hợp với đặc thù tranh chấp. Việc Trung Quốc đã làm đầu tiên là kết nối Internet tồn bộ q trình tố tụng từ nộp đơn khởi kiện đến ban hành bản án, sau đó đã tiến hành thí điểm mơ hình Tịa án Internet tại những nơi có TMĐT phát triển để có những đánh giá tác động kinh tế, xã hội, pháp luật với phương thức này. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xác định thẩm quyền của tòa án Internet là tòa án cấp huyện và xử lý những vụ việc tranh chấp trong TMĐT có giá trị nhỏ. Điều này được đánh giá là bước đi phù hợp trong việc đảm bảo cho sự thành cơng của q trình triển khai mơ hình Tịa án Internet trên thực tiễn.
Thứ hai, xây dựng quy tắc chứng cứ chứng minh trong phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong TMĐT bằng việc thiết lập nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia có kết nối với các sàn TMĐT và các cơ quan, tổ chức khác
Đối với các tranh chấp TMĐT phát sinh trên nền tảng của bên thứ ba (như sàn TMĐT) thì việc thu thập, lưu trữ dữ liệu và chứng cứ liên quan đến tranh chấp sẽ được tiến hành khá dễ dàng nếu nền tảng ODR có thể kết nối dữ liệu với các bên thứ ba đó. Do đó, đối với các giao dịch TMĐT thực hiện qua sàn TMĐT thì Trung Quốc đã thành công trong việc kết nối dữ liệu và xây dựng nền tảng chứng cứ quốc gia nhằm lưu trữ dữ liệu điện tử, mã hóa giao tiếp để đảm bảo tính tồn vẹn, truy vết và khách quan của các thông tin và tài liệu trong giao dịch.
Điều này không những cung cấp cho người dùng một nền tảng xác thực và lưu trữ chứng cứ dễ dàng với chi phí thấp mà cịn giải quyết được những khó khăn trong việc thu thập, bảo quản và xác thực bằng chứng điện tử trên thực tiễn. Qua đó đương sự hay tịa án đều có thể thu thập dữ liệu từ các nguồn xác định với chứng cứ đáp ứng được yêu cầu theo quy định của pháp luật tố tụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nội dung trình bày trong chương 2, tác giả rút ra các kết luận như sau: Phương thức ODR trong TMĐT tại EU được thực hiện thông qua hệ thống ODR được lập và vận hành bởi EC. Hệ thống này tồn tại dưới dạng một cổng thông tin trực tuyến, miễn phí, sử dụng tất cả các ngơn ngữ chính thức của EU để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa NTD và thương nhân. Theo đó, tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm về việc xây dựng hệ thống ODR, phạm vi điều chỉnh cũng như các vấn đề minh bạch, bảo mật, giá trị pháp lý của kết quả GQTC trực tuyến trong TMĐT.
Phương thức ODR tại Trung Quốc được thể hiện thông qua nền tảng tố tụng trực tuyến của tịa án Internet. Theo đó, tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm về việc luật hóa quy định về tòa án Internet cũng như xây dựng quy tắc chứng cứ chứng minh trong phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong TMĐT bằng việc thiết lập nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia có kết nối với các sàn TMĐT và các cơ quan, tổ chức khác.
Điều này giúp cho tác giả có thể học hỏi những ưu điểm về pháp luật ODR của mỗi quốc gia kết hợp với thực tiễn của nước ta để có thể đưa ra những kiến nghị phù hợp cũng như đề xuất các giải pháp trong việc xây dựng khung pháp lý về GQTC trực tuyến trong TMĐT ở Việt Nam ở chương 3.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN XÂY DỰNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN TRONG
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM