Cơ quan giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 46 - 48)

2.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tạ

2.1.3Cơ quan giải quyết tranh chấp

Cơ quan GQTC trong cơ chế ODR của EU chính là các cơ quan, tổ chức tiến hành ADR dưới hình thức thuật ngữ pháp lý là “thực thể ADR”. Thực thể ADR được hiểu là các cá nhân, tổ chức được thành lập và hoạt động tại một nước thành viên EU như trung tâm trọng tài, hòa giải viên, bên thứ ba trung gian hoặc một chủ thể phù hợp với các điều kiện của pháp luật để GQTC57. Cũng theo quy định tại Điều 5, 6 và 7 của Chỉ thị 11, các nước có trách nhiệm thẩm định và giới thiệu các thực thể ADR uy tín cho hệ thống GQTC trực tuyến. Theo đó, để được duy trì trong danh sách, các thực thể ADR phải luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn của thực thể ADR tại quốc gia nơi mình cư trú hoặc đặt trụ sở.

Ngồi ra, Chỉ thị 11 cũng đưa ra các quy định chi tiết về nghĩa vụ bắt buộc phải công bố công khai các thơng tin liên quan đến quy trình, mức phí ODR, thẩm quyền, hiệu lực pháp lý của phán quyết để đảm bảo các chủ thể tham gia GQTC đều nắm rõ những thông tin quan trọng này trước khi quyết định lựa chọn phương thức GQTC phù hợp với nhu cầu của mình.

Tác giả đánh giá rằng, nhờ cách tiếp cận chung này mà quy định pháp luật của EU về các thực thể ADR đã tiếp cận hài hịa và phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị xã hội. Bởi lẽ, EU khơng có thuật ngữ chung để phân biệt các loại thủ tục ADR, dẫn đến mỗi nước có một định nghĩa khác nhau về mỗi loại thủ tục, ví dụ khái niệm “hịa giải” sẽ được hiểu khác nhau giữa quốc gia thành viên. Do đó, Chỉ thị 11 đã khơng quy định về một mơ hình cụ thể của thực thể ADR, u cầu về lãnh thổ hay phạm vi ngành được áp dụng với thực thể đó. Điều này có nghĩa là các quốc gia thành viên sẽ tự quy định phạm vi hoạt động của thực thể ADR, thẩm quyền được xử lý tất cả tranh chấp hay chỉ trong một lĩnh vực cụ thể.

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy rõ ràng là EU yêu cầu cao về tính chuyên nghiệp, minh bạch và khách quan của thực thể ADR, nhằm đảm bảo lòng tin của người sử dụng với phương thức ODR trên. Đồng thời EC cũng trao quyền cho pháp luật quốc gia thành viên trong việc quy định chi tiết các yêu cầu về thủ tục và thành lập theo đặc thù quốc gia mình nhằm đảm bảo tính thực thi của quy định.

2.1.4 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Liên Minh Châu Âu

Trình tự, thủ tục của ODR được EU chia ra làm bốn (4) giai đoạn: nộp đơn khiếu nại, xác định thẩm quyền của cơ quan, tổ chức GQTC, giải quyết tranh chấp và xử lý dữ liệu.

Tại giai đoạn đầu tiên, nguyên đơn sẽ điền các thông tin vào mẫu đơn khiếu nại trực tuyến bằng ngôn ngữ của bất kỳ nước nào trong khối EU (Điều 8 Quyết định 524) trên website và nộp đến trung tâm xử lý theo các chỉ dẫn cụ thể. Người gửi đơn có thể là người trực tiếp có quyền lợi bị ảnh hưởng hoặc người đại diện của nguyên đơn như luật sư, người đại diện theo ủy quyền. Khiếu nại này sẽ được hệ thống GQTC tự động chuyển đến cho bị đơn. Các bên có tối đa mười (10) ngày để tự thương lượng. Trong trường hợp các bên không đi đến thỏa thuận hoặc bị đơn không trả lời, hệ thống GQTC sẽ chuyển cho các bên một danh sách các thực thể ADR được cho là phù hợp với tranh chấp để các bên lựa chọn. Tuy nhiên, nếu các bên tranh chấp không đồng ý với đề xuất hoặc không lựa chọn được thực thể ADR để GQTC trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu nại thì khiếu nại sẽ bị hủy bỏ.

Giai đoạn thứ hai được bắt đầu khi các bên tranh chấp đã thỏa thuận lựa chọn được cá nhân, tổ chức GQTC, hệ thống sẽ tự động chuyển thông tin về vụ việc đến các thực thể ADR dựa trên danh sách niêm yết của EC. Trong vòng ba (3) tuần, thực thể ADR sẽ xem xét trả lời và thông báo cho đương sự về việc quyết định chấp nhận hay từ chối vụ việc. Trong trường hợp từ chối thì các tư vấn viên về ODR sẽ đề xuất về các giải pháp thay thế khác (Điều 9.8 Quyết định 524/2013). Quy định làm rõ rằng việc từ chối này không làm ảnh hưởng đến quyền khiếu nại/khiếu kiện vụ việc bằng phương pháp GQTC khác ngoài hệ thống như gửi khiếu nại trực tiếp đến cơ quan GQTC khác hoặc khởi kiện ra tòa án.

Giai đoạn thứ ba, trong trường hợp chấp nhận vụ việc, thực thể ADR sẽ liên hệ với các bên để thu thập chứng cứ và làm rõ các thông tin liên quan. Các hoạt động trao đổi, cung cấp chứng cứ, tài liệu giữa đương sự và thực thể ADR sẽ được thực hiện thông qua email của hệ thống GQTC trực tuyến. Vụ việc tranh chấp cần được hoàn thành giải quyết trong vịng chín mươi (90) ngày. Trong trường hợp cần nhiều thời

gian hơn, thực thể ADR sẽ thông báo thời gian gia hạn cho các bên thông qua email của hệ thống GQTC trực tuyến58.

Cuối cùng, khi các bên đã có phán quyết cuối cùng cho tranh chấp, tất cả thông tin sẽ được xử lý và lưu tại một cơ sở dữ liệu điện tử của EC. Vấn đề về tiết lộ và bảo mật các thông tin sẽ được quy định dựa trên pháp luật của mỗi nước thành viên.

2.1.5 Vấn đề giá trị pháp lý của kết quả giải quyết tranh chấp

Quyết định 524 khơng có quy định về giá trị pháp lý của việc sử dụng phương thức ADR thông qua nền tảng ODR. Tuy nhiên vấn đề này được điều chỉnh chung bởi Chỉ thị 11, theo đó, hiệu lực của kết quả GQTC hoàn toàn phụ thuộc vào các quy tắc và điều kiện do thực thể ADR đưa ra. Nếu cả hai bên tranh chấp đồng ý với các điều khoản về hiệu lực bắt buộc của kết quả GQTC thì khơng có quyền từ chối thi hành. Trong trường hợp kết quả GQTC khơng có hiệu lực ràng buộc, đương sự có thể tiếp tục kiện ra tòa để giải quyết59.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 46 - 48)