Khái niệm nền tảng công nghệ cho giải quyết tranh chấp trực tuyến

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43 - 45)

2.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tạ

2.1.1Khái niệm nền tảng công nghệ cho giải quyết tranh chấp trực tuyến

Tại EU, ODR được thể hiện thông qua hệ thống GQTC trực tuyến (ODR Platform) được thiết lập và vận hành bởi EC. Nói cách khác, hệ thống GQTC trực tuyến chỉ việc sử dụng các biện pháp GQTC ngồi tịa án (ADR) như thương lượng, hòa giải, trọng tài trên một nền tảng công nghệ điện tử chung cho toàn khối EU để tiếp nhận các khiếu nại, kết nối và GQTC phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trong TMĐT giữa NTD và thương nhân.

Hệ thống GQTC trực tuyến gồm năm nhiệm vụ chính như sau: (i) Cung cấp các biểu mẫu điện tử để các bên tham gia GQTC và thực thể ADR sử dụng; (ii) Gửi đơn khiếu nại và tài liệu liên quan đến bị đơn hoặc đến các thực thể ADR có thẩm quyền; (iii) Cung cấp công cụ quản lý hồ sơ điện tử và dịch thuật miễn phí cho người dùng để các bên thực hiện trao đổi thông tin và tiến hành các bước GQTC thông qua nền tảng trực tuyến; (iv) Cung cấp một hệ thống phản hồi để các bên bày tỏ quan điểm về hệ thống và thực thể ADR đã giải quyết tranh chấp của họ; (v) Công khai các thông tin về thực thể ADR, đầu mối liên hệ, hỏi đáp quốc gia, dữ liệu thống kê về kết quả của các tranh chấp. Các thơng tin trên sẽ được EC đảm bảo về tính chính xác, tính cập nhật, dễ hiểu và dễ tiếp cận53. Để làm rõ, hệ thống GQTC trực tuyến chỉ cung cấp nền tảng cho việc GQTC, chứ không được xem là một bên tham gia hay thực hiện GQTC.

Dưới góc độ pháp lý, sự ra đời hệ thống GQTC trực tuyến là sự kiện lớn đánh dấu sự đồng thuận của các nước thành viên EU trong việc cơng nhận tính pháp lý và hiệu quả của ODR trong việc GQTC với các giao dịch trong TMĐT. Đây đồng thời cũng là một phương tiện quan trọng để xây dựng cấu trúc quản trị xã hội đồng xây dựng, đồng quản trị và đồng chia sẻ mà EU hướng tới. Mục tiêu chính của EC trong 53 Mục 5 điều 5 Quyết định 524.

việc xây dựng hệ thống trên là nhằm cải thiện niềm tin của NTD, từ đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trong khối. Để làm được điều này, hệ thống GQTC trực tuyến hoạt động theo hai cấp: cấp độ liên minh và cấp quốc gia thành viên, trong đó EC sẽ đưa ra những yêu cầu pháp lý khung về nền tảng, cơ chế phối hợp và tương tác giữa các nước. Đồng thời, quốc gia thành viên phải nội luật hóa các yêu cầu của EC về thực thể ADR để đảm bảo quy chuẩn chung trong toàn khối. Bằng cách này, quyền của NTD tại EU sẽ dễ dàng tiếp cận hơn và Luật bảo vệ NTD tại các nước sẽ được sửa đổi trong quá trình hài hịa và nội địa hóa pháp luật.

Dưới góc độ cơng nghệ, hệ thống GQTC trực tuyến được thể hiện dưới hình thức cổng thơng tin điện tử chung, cụ thể là một website trực tuyến, miễn phí, sử dụng tất cả các ngơn ngữ chính thức của EU, thực hiện chức năng tự động tiếp nhận khiếu nại bằng cách cung cấp các biểu mẫu, xử lý thông tin và chuyển các khiếu nại này đến bị đơn hoặc đến các cá nhân, tổ chức GQTC thông qua website54. Hơn nữa, website này cịn đóng vai trị trung tâm trong mạng lưới kết nối thông tin của các bên tham gia tranh chấp bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, thực thể ADR và chủ sở hữu nền tảng TMĐT, các đầu mối phụ trách kết nối và liên lạc của mỗi quốc gia cũng như cơ quan có chức năng bảo vệ NTD của các nước.

Có thể thấy rằng, việc tạo ra một điểm truy cập duy nhất theo cơ chế một cửa trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại nhằm tránh trường hợp các quốc gia thành viên trong EU cùng xây dựng các nền tảng ODR trong mỗi nước, từ đó dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo giữa các nền tảng mà không thể tạo ra sức mạnh chung của một kế hoạch tổng thể cấp khu vực.

Dưới góc độ xã hội, hệ thống GQTC trực tuyến của EU được đánh giá là thuận tiện và dễ tiếp cận. Tất cả các thông tin liên quan đến hệ thống đều được công bố rộng rãi và được hỗ trợ thông qua các chuyên viên phụ trách tại mỗi quốc gia khi người sử dụng có u cầu thơng tin chi tiết. Quy trình hoạt động của hệ thống cũng tương đối rõ ràng và tất cả các bước đều được thực hiện trực tuyến từ việc nộp đơn, xác minh chứng cứ, ban hành kết quả, giúp việc GQTC được thực hiện 24/7 và khơng cần gặp nhau từ đó tiết kiệm được chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, ngơn ngữ của hệ thống được sử dụng linh hoạt, các thủ tục, tài liệu đều được dịch ra theo ngôn ngữ của bên tiếp nhận, từ đó giúp xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ trong việc 54 Mục 18 Quyết định 524.

GQTC xuyên biên giới trong khối EU. Ngoài ra, hệ thống cũng cho phép các bên gửi bình luận, đánh giá về hiệu quả của hệ thống cũng như về chủ thể GQTC nhằm góp phần cải thiện hoạt động vận hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 43 - 45)