Về trình tự, thủ tục khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 78 - 83)

3.2 Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh

3.2.6 Về trình tự, thủ tục khi sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong

trong thương mại điện tử

Trình tự, thủ tục để ODR trong TMĐT về cơ bản sẽ vẫn dựa vào trình tự và thủ tục của các phương thức GQTC truyền thống nhưng sẽ kết hợp với những quy định về đặc thù riêng với phương thức mới này. Ngoài ra, mỗi phương pháp GQTC thơng qua thương lượng, hịa giải, trọng tài, tòa án đều phải đảm bảo được việc có sử dụng nền tảng CNTT và Internet trong quá trình GQTC.

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của EU và Trung Quốc, tác giả đề xuất quy trình sử dụng phương thức ODR trong TMĐT sẽ bao gồm những bước sau:

Bước 1: Lập tài khoản khiếu nại/ khởi kiện và xác thực danh tính.

Ở bước này, nhà lập pháp cần đưa ra các quy định về định danh trong

TMĐT khi GQTC trực tuyến. Để xác minh các bên tham gia, tác giả đề xuất luật hóa cách thức xác thực danh tính và thơng tin của tổ chức, cá nhân trong LGDĐT 2005 với quy định chung như sau:

Điều [...]. Điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử/Tòa án trực tuyến:

Người khiếu nại/Người khởi kiện, người tham gia giải quyết tranh chấp/người tham gia tố tụng lựa chọn gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử với Cổng thơng tin/Tịa án phải có các điều kiện sau:

a) Có địa chỉ thư điện tử để gửi và nhận thông điệp dữ liệu điện tử đến và đi; b) Đã được xác thực thông qua: (i) chứng thư số, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong

đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên, (ii) xác thực qua các đơn vị trung gian thanh tốn mà ở đó các bên đã được các tổ chức này xác nhận, hoặc (iii) xác thực sinh trắc học trong trường hợp các cá nhân đó đã đăng ký dấu hiệu sinh trắc học của mình để thực hiện các giao dịch trên mạng Internet.

Bên cạnh đó, tác giả đề xuất quy định rõ trong chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và BLTTDS 2015 nội dung như sau: “Hành vi đăng nhập vào Nền

tảng giải quyết tranh chấp trực tuyến được xem là hành vi của người được xác minh. Do đó, người này phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình khi sử dụng Nền tảng/Cổng thơng tin và ràng buộc bởi các quyết định và thỏa thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp, ngoại trừ trường hợp phát sinh lỗi hệ thống của Nền tảng/Cổng thông tin hoặc người được xác minh có thể chứng minh rằng tài khoản của mình bị đánh cắp và sử dụng trái phép.” Thỏa thuận đăng ký tài khoản sẽ có

điều khoản nêu rõ rằng hành vi (gửi/nhận thông tin) qua tài khoản đã đăng ký được coi là hành vi của chủ tài khoản đã đăng ký ấy.

Ngồi ra, Chính phủ cũng cần nhanh chóng hồn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tiến tới việc cấp căn cước công dân điện tử kèm theo chữ ký điện tử cá nhân cho công dân như cách mà các quốc gia như Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Úc, Canada đang làm. Điều này góp phần hình thành một cơ sở dữ liệu để xác thực và định danh số với quy mơ tồn quốc và bảo đảm an tồn bảo mật thơng tin cá nhân với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước.

Bước 2: Nộp đơn khiếu nại/ khởi kiện

Ở bước này, nhà lập pháp cần đưa ra các quy định pháp luật về biểu mẫu, nội dung đơn khiếu nại/khởi kiện, trong đơn phải ghi rõ số điện thoại di động, địa chỉ thư điện tử, tài liệu chứng cứ kèm theo. Dựa trên kinh nghiệm của Cổng đăng ký thông tin quốc gia (http://dangkykinhdoanh.gov.vn/) trong việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, tác giả đề xuất luật hóa cách thức nộp đơn khiếu nại thông qua các nền tảng ODR trong chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị quyết về Tòa án Internet như sau:

“Hồ sơ khiếu nại/khởi kiện thông qua các nền tảng trực tuyến được xác thực thông qua tài khoản được cấp hoặc thông qua chữ ký điện tử của tổ chức, cá nhân. Các văn bản, hồ sơ, tài liệu đã được xác nhận bởi đương sự và những người tham gia giải quyết tranh chấp bằng các phương thức xác thực nêu trên thì sẽ được xem là đáp ứng các yêu cầu về bản gốc văn bản và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với thơng điệp dữ liệu điện tử.”

Đồng thời, tác giả đề xuất quy trình chi tiết về bước nộp đơn khiếu nại trên Cổng TTQG tại chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

“Để gửi khiếu nại đến cổng thơng tin, người có quyền và lợi ích liên quan bị xâm phạm hay đại diện theo ủy quyền sẽ điền các thông tin vào mẫu đơn khiếu nại trực

tuyến và nộp trực tiếp trên giao diện trực tuyến của cổng thơng tin hoặc gửi đến hịm thư điện tử của Cổng thông tin. Đơn khiếu nại bao gồm các nội dung: Tên, ảnh chụp giấy tờ định danh, địa chỉ, số điện thoại và thư điện tử của nguyên đơn, thông tin liên hệ của bị đơn, loại khiếu nại, mô tả chi tiết sự việc và bằng chứng chứng minh, số tiền yêu cầu bồi thường, địa chỉ tên miền, đường dẫn của bị đơn, tranh chấp liệu có đang được thụ lý bởi bất kỳ cơ quan tổ chức nào khác không.”

Bước 3. Tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại/ khởi kiện

Tác giả đề xuất cần đưa ra thời hạn cụ thể trong việc tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện và khiếu nại trực tuyến, các vấn đề liên quan khác như yêu cầu sửa đổi, bổ sung khi hồ sơ chưa đáp ứng quy định, thông tin cho bị đơn, cơng bố về mức phí áp dụng trong văn bản quy phạm pháp luật quy định riêng về ODR vào chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:

1. Khi nhận được mẫu đơn khiếu nại đã được điền đầy đủ và vụ việc thuộc thẩm quyền tiếp nhận của mình, Cổng thơng tin sẽ chuyển thơng tin đến bị đơn dựa trên thư điện tử (email), số điện thoại được cung cấp để yêu cầu giải trình và tham gia giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp nguyên đơn không thể cung cấp thông tin về địa chỉ liên hệ của bị đơn, và bị đơn cũng khơng đồng ý cung cấp, Cổng thơng tin có quyền gửi văn bản đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc truy cập vào nền tảng dữ liệu chung để có được thơng tin liên hệ.

2. Các thông tin về tổ chức, cá nhân giải quyết tranh chấp ngồi tịa án phải cơng bố công khai bao gồm: (a) tên, chi tiết liên hệ và địa chỉ trang web, (b) lệ phí giải quyết, nếu có, (c) ngơn ngữ áp dụng; (d) thời gian trung bình của thủ tục giải quyết tranh chấp; (e) hiệu lực thi hành và tính cưỡng chế của kết quả giải quyết tranh chấp; (g) dữ liệu thống kê kết quả giải quyết tranh chấp của chính cơ quan, tổ chức đó đã được thực hiện thông qua cổng thông tin.

3. Cổng thơng tin đã hồn thành gửi thông báo đến tài khoản điện tử, số điện thoại mà đương sự cung cấp hoặc do Cổng thông tin tự thu thập mà các tài khoản, số điện thoại trên vẫn đang hoạt động trong khoảng thời gian 3 tháng gần nhất; mà bị đơn không phản hồi vụ việc hoặc bị đơn đã phản hồi về vụ việc nhưng sau đó khơng tiếp tục phản hồi thơng qua phương tiện điện tử thì việc giải quyết khiếu nại vẫn tiếp tục và bị đơn phải chịu ràng buộc bởi các phán quyết từ cơ quan giải quyết

tranh chấp, trừ khi chứng minh được nguyên nhân gián đoạn là khách quan và chính đáng.

Bước 4. Thương lượng.

Đầu tiên, các bên sẽ thương lượng trực tiếp với nhau với sự hỗ trợ công nghệ trên nền tảng hệ thống ODR. Nếu việc thương lượng không thành công hoặc các bên thống nhất bỏ qua bước này thì hệ thống sẽ chuyển tiếp đến bước GQTC. Cụ thể tác giả đề xuất bước thương lượng trong chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

Các bên sẽ có 07 ngày để tự thương lượng hoặc hai bên có thể cùng thống nhất bỏ qua bước này. Trong trường hợp các bên không đi đến thỏa thuận hoặc bên bị khiếu nại không phản hồi, Cổng thông tin sẽ chuyển cho các bên một danh sách các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn. Trong trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý hoặc không lựa chọn bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào để giải quyết tranh chấp trong danh sách đề xuất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp đơn khiếu nại thì khiếu nại sẽ bị hủy bỏ.

Bước 5. Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp thương lượng không thành công, các bên sẽ đi đến giai đoạn này. Ở bước này, tùy thuộc vào phương thức GQTC mà các bên lựa chọn sẽ có những quy định cụ thể riêng. Giai đoạn này có sự hỗ trợ của một cá nhân, cơ quan tổ chức GQTC do quản trị viên hệ thống chỉ định trong danh sách được công bố hoặc các bên sẽ tự lựa chọn cá nhân, cơ quan tổ chức GQTC dựa trên danh sách đề xuất. Do đó, với các hình thức GQTC ngồi tịa án được thực hiện thông qua cổng thông tin, tác giả đưa ra đề xuất trong chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:

1. Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được thông tin, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ xem xét và thông báo cho đương sự về việc quyết định chấp nhận hoặc từ chối vụ việc. Việc từ chối không ảnh hưởng đến việc đương sự theo đuổi các phương pháp như gửi khiếu nại đến cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra tòa theo quy định pháp luật. 2. Trong trường hợp chấp nhận vụ việc, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết

Cổng thông tin và thực hiện các phiên họp, phiên hòa giải trực tuyến. Các bước trong thủ tục đều được gửi biên nhận điện tử và được tra cứu công khai dựa trên mã số vụ việc để cập nhật tình hình cho các bên.

3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể đề nghị Cổng thơng tin làm đơn vị đầu mối liên hệ hoặc trực tiếp yêu cầu gửi cho các sàn thương mại điện tử để yêu cầu cung cấp thêm hoặc xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch. Tất cả các thông tin, tài liệu sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tích hợp của Cổng thơng tin để tất cả các bên có thể dễ dàng truy cập. Vụ việc tranh chấp sẽ được giải quyết trong vòng 90 ngày hoặc dài hơn nếu vụ việc gia hạn.

4. Hiệu lực thi hành của kết quả giải quyết tranh chấp: Hiệu lực thi hành của kết

quả giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào quy tắc và điều kiện của cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp đưa ra. Nếu cả hai bên tranh chấp đồng ý với các điều khoản về hiệu lực bắt buộc của kết quả giải quyết tranh chấp thì khơng có quyền từ chối thi hành. Tịa án có thẩm quyền xem xét công nhận kết quả giải quyết tranh chấp khi nhận được đơn yêu cầu theo pháp luật quy định về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự.

❖ Với phương thức ODR được thực hiện thơng qua mơ hình tịa án Internet, tác giả sẽ tập trung đưa ra đề xuất về các quy tắc tố tụng trong Nghị quyết về Tòa án Internet như sau:

1. Phiên tòa trực tuyến phải thực hiện ở chế độ hình ảnh và âm thanh, và có thể áp dụng thủ tục rút gọn khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 317 BLTTDS 2015.

2. Phiên tòa trực tuyến vẫn phải đảm bảo yếu tố trang nghiêm khi xét xử. Những người tham gia tranh tụng phải chọn những nơi yên tĩnh, không nhiễu, ánh sáng phù hợp, tín hiệu mạng Internet tốt và tương đối kín để tham gia phiên tịa, khơng được tham gia phiên tòa tại các quán cà phê, quán ăn, trung tâm mua sắm, quảng trường và những nơi khác ảnh hưởng đến hiệu ứng âm thanh và hình ảnh của phiên tịa. Người tham gia tố tụng cần giữ im lặng hoặc tắt thiết bị liên lạc khi chưa đến phần trình bày của mình, tơn trọng nghi thức tư pháp, tn thủ kỷ luật của tịa án, cư xử đúng mực, ngồi thẳng và khơng được hút thuốc, ăn uống, cố tình rời khỏi màn hình, sử dụng mạng xã hội để truyền tải các thủ tục tố tụng.

3. Tòa án Internet phải áp dụng các quy định có liên quan trong Quy tắc xét xử của BLTTDS 2015 trừ khi bị phát hiện là do lỗi mạng, hư hỏng thiết bị, mất điện, hoặc sự kiện bất khả kháng. Nếu các bên không tham gia vào các phiên họp, phiên xét xử trực tuyến thì được coi là vắng mặt tại phiên họp/phiên xét xử mà khơng có lý do chính đáng, với ngun đơn thì được xem là “rút đơn khởi kiện” và với bị đơn vắng mặt trong phiên tịa mà khơng được phép thì phiên tịa có thể tiếp xét xử vắng mặt bị đơn. Trường hợp các bên tham gia tố tụng rời khỏi phiên tịa mà khơng được phép thì sẽ bị coi là "tự ý rời khỏi tịa án trong quá trình tố tụng" và sẽ được xử lý theo quy định pháp luật.

4. Hiệu lực thi hành: Bản án sơ thẩm, quyết định của tịa án Internet khơng bị

kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo thời hạn của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng

nghị .

Trong trường hợp Cổng TTQG về GQTC và nền tảng tố tụng trực tuyến xảy ra sự cố, tác giả đề xuất quy định về xử lý sự cố trong chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị quyết về Tòa án Internet như sau:

“Trường hợp xảy ra sự cố do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của người khiếu nại/người khởi kiện, người tham gia giải quyết tranh chấp phải tự khắc phục sự cố và thông báo ngay bằng các phương tiện điện tử cho Cổng thông tin/Nền tảng tố tụng trực tuyến và cơ quan giải quyết tranh chấp biết. Trường hợp xảy ra sự cố do lỗi của Cổng thông tin/Nền tảng tố tụng trực tuyến thì Bộ Cơng Thương có trách nhiệm thơng báo ngay bằng văn bản về sự cố của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thời gian khắc phục đến địa chỉ mà người khiếu nại/người khởi kiện, người tham gia giải quyết tranh chấp đã đăng ký để họ nộp đơn khiếu nại, tài liệu, chứng cứ bằng phương thức khác.”

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)