2.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tạ
2.2.1 Khái niệm tòa án Internet
Tòa án Internet được định nghĩa là tòa án cấp huyện sử dụng nền tảng cơng nghệ thơng tin có kết nối Internet (“Nền tảng tố tụng trực tuyến”) để giải quyết các tranh chấp trong phạm vi thẩm quyền của mình và thực hiện các bước của thủ tục tố tụng theo quy định pháp luật64.
Nguyên tắc cơ bản của GQTC thơng qua mơ hình tịa án Internet là sử dụng các phương pháp trực tuyến để tiến hành tất cả bước của thủ tục tố tụng từ nộp đơn khởi kiện đến tuyên án và thông báo bản án đến đương sự65. Mặc dù vậy, dựa trên yêu cầu của các bên hoặc nhu cầu của vụ án, tịa án Internet vẫn có thể quyết định thực hiện ngoại tuyến một phần của vụ án. Mục đích của việc này là để bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, bởi lẽ trên thực tế, tịa án có thể cần phải xác minh danh tính, xác minh bản gốc và kiểm tra đối tượng thực tế tại trụ sở. Tuy nhiên, trong trường hợp này, các bước tố tụng khác vẫn phải được hoàn toàn trực tuyến.
2.2.2 Phạm vi áp dụng của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến theo mơ hình tịa án Internet
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế, tranh chấp phát sinh từ việc: (i) ký kết và thực hiện hợp đồng mua sắm trực tuyến thông qua các nền tảng TMĐT, (ii) bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa, dịch vụ được mua trên nền tảng TMĐT66 thì sẽ thuộc phạm vi áp dụng của phương thức ODR thơng qua mơ hình tịa án Internet.
Có thể thấy, phạm vi của các tranh chấp nêu trên chỉ giới hạn trong các hợp đồng/giao dịch được ký kết và thực hiện thông qua nền tảng TMĐT như sàn giao dịch TMĐT, website đấu giá trực tuyến v.v… Điều này có nghĩa là các hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ được ký kết hoặc thực hiện dưới dạng hợp đồng điện tử nhưng khơng thơng qua nền tảng TMĐT thì sẽ khơng thuộc thẩm quyền của tịa án Internet. Điều này xuất phát từ nguyên nhân các dữ liệu điện tử, chứng cứ phát sinh từ các giao dịch nêu trên sẽ được các công ty cung cấp dịch vụ TMĐT lưu trữ. Do đó, Tịa án có thể kiểm chứng tính xác thực của q trình tạo lập, thu thập, lưu trữ, truyền tải các dữ liệu điện tử này bằng các phương tiện kỹ thuật phù hợp.
64 Điều 5 Quy chế xét xử của tòa án Internet. 65 Điều 1 Quy chế xét xử của tòa án Internet. 66 Điều 2 Hướng dẫn của TADNTC.
2.2.3 Các quy tắc tố tụng trực tuyến của tòa án Internet
(1) Quy tắc xác minh danh tính
Xác minh danh tính là một thủ tục bắt buộc để thực hiện việc xét xử trực
tuyến trong tất cả các trường hợp, điều này để đảm bảo “người, vụ kiện và tài khoản” là nhất quán. Quy chế xác định rằng danh tính của người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng có thể được xác thực thông qua các phương thức trực tuyến như đối chiếu giấy tờ, nhận dạng sinh trắc học hay xác thực dựa trên nền tảng dữ liệu quốc gia. Việc xác thực danh tính ban đầu nhằm đơn giản hóa thủ tục xác thực và giảm gánh nặng kỹ thuật cho các bên trong các bước tiếp theo của vụ kiện. Quy chế khẳng định hành vi đăng nhập vào Nền tảng tố tụng bằng cách sử dụng tài khoản được cấp được xem là hành vi của chính người được xác minh, ngoại trừ trường hợp lỗi hệ thống của nền tảng hoặc người được xác minh có thể chứng minh rằng tài khoản của mình đã bị đánh cắp và sử dụng trái phép67. Theo đó, người tham gia tố tụng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi sử dụng nền tảng và bị ràng buộc bởi các thỏa thuận, quyết định trong quá trình GQTC.
(2) Quy tắc xác minh tính xác thực của dữ liệu điện tử
Điều 9 của Quy chế quy định chứng cứ có thể thu thập bằng hai (2) cách. Cách thứ nhất, chứng cứ điện tử do chính các bên đương sự thu thập bằng cách quét, chụp hình và sao chép thành dữ liệu điện tử và tải lên Nền tảng tố tụng trực tuyến. Cách thứ hai, tịa án Internet có thể tự mình thu thập chứng cứ. Dữ liệu liên quan đến vụ án được thu thập bao gồm các chứng cứ điện tử, thông tin nhận dạng đương sự và các thông tin khác liên quan đến vụ án mà tòa án Internet được truy xuất theo thẩm quyền của mình nhằm đánh giá tính xác thực, khách quan của chứng cứ. Việc truy xuất dữ liệu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình theo quy định pháp luật về an ninh mạng.
Trên thực tiễn, trong các tranh chấp về TMĐT, nếu một bên muốn chứng minh bên còn lại vi phạm nghĩa vụ và có căn cứ cho các u cầu của mình, họ phải cung cấp chứng cứ dưới dạng thông điệp dữ liệu như: email, hình ảnh kỹ thuật số, nội dung trang web, thông tin được đăng, v.v…Tuy nhiên, các thông điệp dữ liệu này có thể dễ dàng sửa đổi, làm giả, xóa bỏ nếu các bên không lưu trữ kịp thời. Không những vậy, các bên tham gia tranh chấp cũng khó có được tồn bộ dữ liệu và 67 Điều 6 Quy chế xét xử của tịa án Internet
mã nguồn vì hầu hết người dùng không quen thuộc cũng như không biết cách thu thập, trích xuất, bảo quản, lưu trữ dữ liệu, để các thông điệp dữ liệu này đáp ứng các quy định của pháp luật tố tụng và được coi là chứng cứ hợp pháp. Trong khi đó, nếu dữ liệu khơng được thu thập và bảo quản dưới một hình thức cụ thể hoặc khơng tn thủ quy trình thu thập theo quy định pháp luật, tính xác thực và tính tồn vẹn của thơng điệp dữ liệu sẽ bị nghi ngờ và chứng cứ trên sẽ được xem là không đáng tin cậy. Hơn nữa, nếu các bên sử dụng dịch vụ cơng chứng68 thì chi phí cũng không hề nhỏ so với giá trị của thiệt hại trên thực tế. Do đó, có thể thấy rằng vì đặc thù môi trường Internet, chứng cứ được xác minh theo cách truyền thống đã khơng cịn phù hợp.
Nhằm giải quyết những khó khăn trong việc thu thập, bảo quản và xác thực chứng cứ điện tử, Tòa án Internet đã cho phép các bên thu thập, lưu giữ, bảo quản và trích xuất chứng cứ thông qua chữ ký điện tử, công nghệ chuỗi khối (blockchain)69
và các phương tiện kỹ thuật khác thay vì chỉ dựa vào các thủ tục cơng chứng hay thừa phát lại để kiểm tra và đánh giá chứng cứ điện tử. Cụ thể, bắt đầu từ Tòa án Internet Hàng Châu đã xây dựng một nền tảng chứng cứ điện tử từ những nền tảng dưới đây:
Một là, nền tảng chứng cứ điện tử được kết nối với các sàn TMĐT như
Taobao (https://www.taobao.com/) và Tmall (https://www.tmall.com/), ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất (Alibaba, JD, Tencent, HUAWEI, v.v.). Các website hoặc ứng dụng này sẽ cung cấp dữ liệu cho nền tảng chứng cứ bằng cách đồng bộ các dữ liệu có liên quan, qua đó các bên có thể thu thập dữ liệu từ các trang web hoặc ứng dụng trên khi phát sinh tranh chấp và sử dụng chúng như là chứng cứ điện tử. Chứng cứ điện tử này thường bao gồm các đơn đặt hàng, thơng tin trị chuyện, hình ảnh và mơ tả sản phẩm vào thời điểm xảy ra vi phạm.
Hiểu đơn giản, khi xảy ra hành vi vi phạm và cần lưu trữ chứng cứ trực tuyến với tính truy vết, ngăn chặn giả mạo dữ liệu và bảo mật cao, người dùng sẽ 68 Cơng chứng ở Trung Quốc có cả chức năng xác minh, ghi nhận chứng cứ, tương tự với thừa phát lại tại Việt Nam.
69 Công nghệ blockchain là công nghệ tạo ra một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian, mà tại đó mỗi khối thơng tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Do có nhiều khối thơng tin được phân cấp và mã hóa, nên dữ liệu được tạo ra bởi công nghệ blockchain rất khó và hầu như khơng thể thay đổi dữ liệu. Việc sử dụng cơng nghệ blockchain góp phần tăng tính minh bạch và tăng cường bảo mật dữ liệu từ cộng đồng người sử dụng nên sẽ rất tiết kiệm và hữu dụng. Chính vì điều này, cơng nghệ blockchain rất phù hợp với các giao dịch trong thương mại điện tử.
truy cập vào nền tảng blockchain do Tòa án Internet cung cấp để tải các thông tin của website đang truy cập lên nền tảng (như đường dẫn, bài đăng mơ tả sản phẩm, đoạn nói chuyện, hình ảnh vi phạm, thơng tin mã nguồn, nhật ký cuộc gọi) để chụp và sao lưu chứng cứ với chi phí thấp. Dữ liệu này sau khi được mã hóa sẽ lưu trực tiếp trên nền tảng blockchain và được cung cấp cho tòa án như một chứng cứ hợp lệ mà khơng phải chứng minh lại về q trình thu thập, lưu trữ, bảo quản thơng điệp dữ liệu này. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề thu thập dữ liệu từ nền tảng TMĐT của chính các bên tranh chấp mà cịn tiết kiệm chi phí GQTC (như phí cho công chứng để xác minh chứng cứ) và thời gian gửi tài liệu, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trước tòa.
Hai là, nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia này cũng được kết nối với các
nền tảng khác liên quan như tổ chức tài chính, văn phịng cơng chứng70, trung tâm trọng tài, viện kiểm sát, tòa án và cơ quan bảo quản, lưu trữ bằng chứng v.v. nhằm hình thành chuỗi liên minh tư pháp, biến mỗi đơn vị thành một nút trong chuỗi. Theo đó, kể từ ngày 31/10/2019, các tịa án ở 22 tỉnh đã kết nối với nền tảng bằng chứng điện tử quốc gia dựa trên công nghệ blockchain, đồng thời liên kết với 27 cơ sở dữ liệu của các cơ quan tổ chức, bao gồm: Cục Quản lý không gian mạng của Trung Quốc (CAC), các văn phịng cơng chứng, trung tâm giám định v.v. 194 triệu mẫu bằng chứng điện tử đã được lưu giữ trên nền tảng nhằm hỗ trợ cho việc xác thực chứng cứ trong các phiên tòa trong tương lai.
Ngoài ra, để tạo cơ sở pháp lý cho chứng cứ điện tử, Điều 10 Quy Chế đã chính thức ghi nhận giá trị pháp lý của việc sử dụng các phương pháp cơng nghệ để số hóa và nộp chứng cứ cũng như các tài liệu tố tụng khác sau khi chúng được tòa án Internet xác minh thì có giá trị chứng minh và được xem là đã đáp ứng yêu cầu của bản gốc.
(4) Các quy tắc xét xử của tòa án Internet
Trực tuyến là yếu tố cốt lõi của tòa án Internet và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và tiến hành tố tụng. Điều 12, 13 và 14 của Quy chế làm rõ phạm vi, điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn và các hình thức kỷ luật trong các phiên tịa trực tuyến. Theo đó, các quy tắc xét xử của tịa án Internet như sau:
Thứ nhất, về việc xét xử trực tuyến, phiên họp và phiên xét xử phải được
thực hiện ở chế độ âm thanh và hình ảnh (video).
Thứ hai, về việc đơn giản hóa các thủ tục xét xử trực tuyến, nếu tòa án
Internet đã hồn tất xác minh danh tính trực tuyến, thơng báo về quyền và nghĩa vụ, kiểm tra chéo chứng cứ và khơng có tranh chấp v.v. thơng qua các bước tố tụng khác trước khi xét xử hay vụ án đơn giản có các sự kiện và mối quan hệ giữa các bên đã rõ ràng, thì các thủ tục tố tụng có thể được rút gọn mà khơng cần phải trình bày hoặc tranh luận lại các vấn đề này tại phiên xét xử71.
Thứ ba, về hình thức phiên tịa, Quy chế cũng quy định rất chi tiết về việc
lựa chọn địa điểm xét xử trực tuyến, quy tắc xử sự, trang phục xét xử, biện pháp bảo vệ cho nhân chứng, xử lý các lỗi kỹ thuật và hậu quả pháp lý của việc vi phạm các quy tắc xét xử của tòa án Internet.
Thứ tư, về việc áp dụng kỷ luật trong phiên tòa, liên quan đến đặc trưng của
phiên tòa trực tuyến, Quy chế quy định: “Tòa án Internet phải áp dụng các quy định
có liên quan trong Quy tắc xét xử trực tuyến của Tòa án Nhân dân của CHND Trung Hoa trừ khi bị phát hiện là do lỗi mạng, hư hỏng thiết bị, mất điện, hoặc sự kiện bất khả kháng”. Ngoài những trường hợp nêu trên, nếu các bên tham gia tố
tụng không tham gia vào các phiên họp, phiên xét xử trực tuyến thì được coi là “từ
chối xuất hiện tại tòa án”, với nguyên đơn thì được xem là “rút đơn khởi kiện” và
với bị đơn thì được xem là “vắng mặt tại phiên tịa mà khơng được phép” và phiên tịa có thể tiếp tục xét xử vắng mặt bị đơn. Trong trường hợp các bên tham gia tố tụng rời khỏi phiên tịa mà khơng được phép thì sẽ được coi là “tự ý rời khỏi tịa án
trong q trình tố tụng” và sẽ được xử lý kỷ luật theo Luật tố tụng dân sự, Luật tố
tụng hành chính và các quy định có liên quan72.
(5) Quy tắc tống đạt
Hai quy tắc đặc trưng về hoạt động tống đạt của tòa án Internet bao gồm:
Thứ nhất, điều kiện để áp dụng hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản
tố tụng điện tử (Hoạt động tống đạt điện tử) là phải được sự đồng ý của các bên thông qua chấp thuận minh thị hoặc chấp thuận ngầm. Chấp thuận ngầm được thể hiện thông qua việc các bên không thể hiện rõ ràng sự đồng ý về hoạt động tống đạt 71 Điều 18 Quy chế xét xử của tòa án Internet.
điện tử của Tòa án Internet nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, các bên xác nhận việc nhận các tài liệu này hoặc thực hiện các hành động dựa trên hoặc tương ứng với thông điệp dữ liệu đã được gửi mà không thể hiện bất kỳ sự phản đối nào với hoạt động tống đạt điện tử của Tịa án thì sẽ được xem là các bên đã chấp thuận với việc tống đạt điện tử của tòa án Internet73. Việc thiết lập quy tắc chấp thuận ngầm được thực hiện trên cơ sở bảo vệ đầy đủ quyền của các đương sự nhưng không áp dụng cho việc tống đạt bản án74.
Thứ hai, cách xác định thời điểm nhận được văn bản tống đạt. Điều 17 của
Quy chế đã làm rõ hai tiêu chuẩn về thời điểm có hiệu lực của hoạt động tống đạt điện tử, đó là “hiệu lực khi gửi đi” và “hiệu lực khi nhận được” các tài liệu tố tụng. Đối với địa chỉ điện tử được người nhận chủ động cung cấp hoặc xác nhận trong thỏa thuận tống đạt điện tử thì học thuyết “hiệu lực khi nhận được” được áp dụng. Trong trường hợp một trong các bên đương sự không tự nguyện cung cấp địa chỉ và tịa án phải gửi thơng tin đến địa chỉ thư điện tử thường sử dụng hoặc gửi đến các phương thức liên hệ khác (như tài khoản wechat, tin nhắn vẫn hoạt động thường xuyên trong vòng 3 tháng gần nhất), học thuyết “hiệu lực khi gửi đi” - được tính từ thời điểm tịa án hồn tất gửi văn bản điện tử đi sẽ được áp dụng, bất kể người đó có đọc được thơng tin hay chưa, trừ trường hợp người này chứng minh được địa chỉ điện tử đó là đồng sở hữu hoặc đã khơng cịn kiểm sốt.
2.2.4 Quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến theo mơ hình tịa án Internet
Quy trình về ODR tại mơ hình tịa án Internet được diễn ra trong 5 bước chính bao gồm: đăng ký tài khoản trên nền tảng tố tụng trực tuyến và xác thực danh tính, gửi đơn khởi kiện, trả lời đơn kiện, hòa giải trước khi xét xử và cuối cùng là