3.2 Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh
3.2.5 Quy định về tính minh bạch trong phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến
tuyến trong thương mại điện tử
Tính minh bạch của phương thức ODR trong TMĐT cần được điều chỉnh cụ thể bởi các quy định của pháp luật. Điều này để tránh trường hợp doanh nghiệp lẩn tránh GQTC với khách hàng thông qua ODR. Tham khảo kinh nghiệm của EU, tác giả đề xuất đưa ra quy định về việc các tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng trên mạng Internet phải cơng khai thơng tin của mình để NTD gửi khiếu nại. Bởi lẽ, hiện nay cách thức cung cấp thông tin cho NTD chưa được quy định định nên thương nhân đang thực hiện nghĩa vụ này một cách hời hợt, chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó, các cổng thơng tin khiếu nại của doanh nghiệp phải được kết nối trực tiếp đến Cổng TTQG về GQTC để cơ quan chức năng của chính phủ có thể thực hiện chức năng giám sát về ODR. Do đó, tác giả đề xuất bổ sung vào chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Các tổ chức, cá nhân tham gia bán hàng trên mạng Internet, bao gồm các đơn vị cung cấp dịch vụ sàn thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử phải thông báo thông tin gồm: (i) tên, địa chỉ, địa chỉ email, số điện thoại liên hệ khi giải quyết khiếu nại, (ii) thông báo lựa chọn về cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp trực tuyến trên website thương mại điện tử hay trang thông tin điện tử của mình. Ngồi ra, các tổ chức, cá nhân này cịn có nghĩa vụ cung cấp các đường dẫn kết nối website thương mại điện tử của mình tới cổng thơng tin quốc gia về giải quyết tranh
chấp và đảm bảo đường dẫn kết nối đó ln trong trạng thái hoạt động tốt và hiển thị tại vị trí dễ thấy.”