Một số nội dung cần điều chỉnh bởi pháp luật để xây dựng phương thức giả

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37 - 42)

giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo tác giả, một số nội dung cần được điều chỉnh bởi pháp luật trong việc xây dựng phương thức ODR trong TMĐT tại Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, về những tranh chấp thuộc phạm vi giải quyết của ODR trong

TMĐT. Vấn đề pháp lý được đặt ra liệu rằng tất cả các tranh chấp phát sinh trong TMĐT nói chung đều thuộc phạm vi áp dụng của ODR để giải quyết mà không phụ thuộc vào giá trị và tính chất tranh chấp. Ở EU, ODR chỉ được sử dụng để GQTC phát sinh từ hợp đồng mua sắm hàng hóa dịch vụ trực tuyến giữa NTD và bên cung ứng hàng hóa dịch vụ. Việc giới hạn phạm vi áp dụng của ODR nhằm giải quyết các tranh chấp TMĐT tốt hơn do nền tảng CNTT-TT có hạn.

Thứ hai, về mức độ sử dụng yếu tố trực tuyến, như đã phân tích ở trên, ODR

có thể được sử dụng trong tồn bộ q trình GQTC hoặc chỉ trong một giai đoạn nhất định nào đó và được kết hợp cùng với các phương thức GQTC truyền thống khác. Như vậy, vấn đề pháp lý đặt ra là hàm lượng sử dụng công nghệ và mạng Internet trong quá trình GQTC ở mức độ thế nào thì được xem là ODR để phân biệt với phương thức GQTC ngoại tuyến có sử dụng sự hỗ trợ của cơng nghệ.

Thứ ba, về việc xác thực các bên tham gia ODR trong TMĐT không những

đảm bảo nguyên tắc “người, vụ việc và tài khoản” là nhất quán mà cịn phải đảm bảo tính hiệu lực của các văn bản được ban hành trong quá trình GQTC. Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới, các cá nhân khi tham gia vào các hoạt động TMĐT đều đã được cấp mã số chứng thực công dân điện tử hoặc được các tổ chức cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ sàn TMĐT kiểm tra, xác thực danh tính nên việc xác thực lại khi tham gia ODR là không cần thiết46. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc định danh các cá nhân tham gia hoạt động TMĐT chưa được thực hiện. Điều này ngồi việc nhà nước bị thất thu thuế thì cịn khiến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ TMĐT cũng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong việc xác định đối tượng tham gia cũng như việc thi hành kết quả GQTC.

Thứ tư, về tính hợp pháp của chứng cứ được các bên cung cấp bằng phương

thức trực tuyến. Pháp luật nước ta đã có một số quy định pháp luật ghi nhận sự tồn 46“Đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến trong cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam”, https://ictlaw.vn/blog/proposal-for-the-development-of-online-dispute-settlement-at-the-4th-industrial- revolution-in-vietnam/, truy cập ngày 26.5.2020.

tại của chứng cứ dưới dạng thơng điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác (sau đây được gọi là “Chứng cứ điện tử”) theo quy định tại khoản 2 Điều 14 LGDĐT 2005 và Điều 93 BLTTDS 2015. Theo đó, giá trị của các chứng cứ điện tử được đánh giá thông qua 4 yếu tố: (i) mức độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ và truyền gửi thông điệp; (ii) cách thức đảm bảo và duy trì tính tồn vẹn của thông điệp dữ liệu, (iii) cách thức xác định người khởi tạo; (iv) tính khách quan và hợp pháp thì có thể được coi là nguồn chứng cứ để tòa án sử dụng trong quá trình QGTC. BLTTDS 2015 quy định rằng “Các tài liệu đọc được,

nghe được, nhìn được” nhưng khơng có các quy định cụ thể về hình thức vật chất

chứa đựng chứng cứ điện tử, trình tự thu thập, xác minh chứng cứ cũng như hướng dẫn các trình tự thủ tục tố tụng chuyên biệt để thụ lý giải quyết các tranh chấp thương mại có các chứng cứ điện tử47.

Điều này tạo nên khó khăn cho các bên trong việc cung cấp Chứng cứ điện tử khi GQTC thơng qua phương thức ODR, vì hiện nay, Việt Nam chưa có bất kỳ cơ sở pháp lý nào thừa nhận một cách minh thị giá trị chứng minh của loại chứng cứ này trong TMĐT. Ngoài ra, để thu thập một chứng cứ quan trọng trên máy tính, đương sự thường phải sử dụng dịch vụ thừa phát lại để lập vi bằng nhằm xác nhận tính xác thực của dữ liệu điện tử theo nguyên tắc “Nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương sự” với mức phí hàng triệu đồng trong khi giá trị tranh chấp chỉ có thể bằng hoặc có khi thấp hơn. Điều này dẫn đến việc tiếp cận cơng lý trở nên khó khăn khi việc chứng minh chứng cứ theo đúng trình tự pháp luật là một vấn đề khơng hề đơn giản với hiểu biết thông thường của người dân.

Thứ năm, về nền tảng CNTT-TT để vận hành ODR, đây là điều kiện tiên

quyết để phương thức ODR có thể phát triển một cách bền vững ở nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có một cổng thông tin cấp quốc gia nào để tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp trực tuyến trong TMĐT. Do đó, việc xây dựng nền tảng CNTT-TT chuyên biệt là nhân tố then chốt để không những thực hiện việc lưu trữ dữ liệu, tiếp nhận và xử lý tranh chấp một cách thuận lợi và nhanh chóng, mà cịn góp phần gia tăng độ phủ sóng của ODR trong đời sống xã hội.

47Lê Văn Thiệp, “Chứng cứ điện tử trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại”, https://kiemsat.vn/chung-cu-dien-tu-trong-giai-quyet-tranh-chap-kinh-doanh-thuong-mai-46731.html, truy cập ngày 26.5.2020.

Thứ sáu, về vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho ODR, câu hỏi pháp lý

được đặt ra: “Cơ quan, tổ chức nào được trao quyền đứng ra quản lý và vận hành

nền tảng ODR cũng như cơ sở dữ liệu phục vụ cho ODR trong TMĐT?” Đối với

phương pháp GQTC mới như ODR thì cần có quy định cụ thể về những cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tham gia vào q trình GQTC, vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc GQTC trực tuyến được thực hiện như thế nào? Điều này nhằm đảm bảo mức độ thực thi của phương thức ODR khi pháp luật trao quyền cho cơ quan nhà nước hay tư nhân để thiết lập, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu của các nền tảng cơng nghệ nói trên.

Thứ bảy, về trình tự, thủ tục của ODR. Hiện nay, pháp luật nước ta chỉ mới

quy định các trình tự thủ tục thông qua phương thức GQTC truyền thống. Như vậy, vấn đề pháp lý đặt ra là trình tự, thủ tục của biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án được thực hiện trên nền tảng Internet của ODR có khác biệt gì với thủ tục truyền thống hay không? Bởi lẽ, nếu pháp luật không quy định một cách cụ thể về trình tự, thủ tục của phương thức này thì kết quả GQTC có thể được xem là vô hiệu dẫn đến doanh nghiệp và người dân sẽ không thể tin tưởng để sử dụng ODR trong thực tiễn GQTC.

Thứ tám, về vấn đề bảo mật cũng như an tồn thơng tin của ODR. Hiện nay,

pháp luật hiện hành chỉ ràng buộc thông qua quy định nghĩa vụ bảo mật của hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP48, nghĩa vụ bảo mật đối với trọng tài viên được quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật trọng tài thương mại 201049. Do đó, vấn đề pháp lý đặt ra là những thơng tin nào cần được giữ bí mật khi áp dụng ODR, chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm để đảm bảo tính răn đe và thực thi với các hành vi xâm phạm, không tuân thủ nghĩa vụ bảo mật thông tin của ODR trong TMĐT.

Thứ chín, về tính minh bạch trong trường hợp doanh nghiệp lẩn tránh trách

nhiệm giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp trực tuyến với khách hàng. Đây là một phương thức GQTC mới nên biện pháp đảm bảo tính minh bạch cần được quy định cụ thể và rõ ràng để đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp trong q trình giải quyết vụ việc.

48 Hịa giải viên thương mại có nghĩa vụ: “Bảo vệ bí mật thơng tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hịa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.”

49

Trọng tài viên có nghĩa vụ: “Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải

Thứ mười, về vấn đề thi hành kết quả GQTC thông qua ODR. Đây là một

trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình GQTC và được các bên tham gia quan tâm bởi lẽ nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên sau khi kết thúc quá trình GQTC. Trên thực tế, mơ hình ODR này đang được các doanh nghiệp cung cấp nền tảng sàn TMĐT trên thế giới vận hành khá tốt với cơ chế đảm bảo thi hành hiệu quả thơng qua cơ chế nhãn tín nhiệm50, hệ thống tiền ký quỹ51, yêu cầu người bán mua bảo hiểm cho việc tuân thủ quyết định GQTC và các chế tài với hành vi không tuân thủ như: (i) đình chỉ tên miền của người bán; (ii) Thiết lập và duy trì "danh sách đen người bán" và các trình duyệt đánh dấu đây là người bán rủi ro (ví dụ: chuyển đường dẫn website sang màu đỏ); (iii) Làm việc với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hoặc thu hộ để ngưng trả tiền; (iv) Áp dụng tiền phạt hoặc đình chỉ hoạt động một thời gian, thậm chí là truất tư cách thành viên của người bán không tuân thủ. Tất cả những chế tài này được áp dụng cùng với hệ thống xếp hạng tín nhiệm và các cơ chế thực thi khác.

Tại Việt Nam, với các phương thức GQTC ngoại tuyến, vấn đề thi hành kết quả GQTC được quy định tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Luật trọng tài thương mại 2010 và BLTTDS 2015, song ở các văn bản này vẫn chưa đề cập đến phương thức ODR. Do đó, vấn đề pháp lý đặt ra là cần một cơ sở pháp lý vững chắc về vấn đề thi hành kết quả GQTC thông qua ODR để đảm bảo quyền lợi của các bên.

50 Nhãn tín nhiệm có thể được bán hoặc cấp bởi các nhà cung cấp ODR cho nền tảng TMĐT hoặc cho người bán hàng trực tuyến trên sàn TMĐT. Với việc dán nhãn này, thương nhân cam kết khi tranh chấp xảy ra, họ sẽ sử dụng ODR để GQTC và chịu ràng buộc bởi quyết định của ODR. Nếu thương nhân không thi hành quyết định của ODR, các dấu tin cậy sẽ bị hủy.

51 Khi các bên đồng ý tuân theo thẩm quyền của ODR, họ sẽ phải ký quỹ một số tiền nhất định cho nền tảng TMĐT. Khi một bên thua kiện, nền tảng sẽ chuyển trực tiếp khoản tiền bồi thường từ tiền ký quỹ của bên thua kiện cho bên thắng kiện, số tiền dư cịn lại sẽ được hồn trả cho bên ký quỹ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua các nội dung trình bày trong chương 1, tác giả rút ra các kết luận như sau:

GQTC bằng phương pháp trực tuyến đặc biệt phù hợp với các tranh chấp trong TMĐT vì ODR có tính chất phi biên giới, có tính minh bạch cao do kết hợp linh hoạt giữa các phương thức GQTC truyền thống và CNTT với quy trình tương đối đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của các bên, từ đó góp phần GQTC một cách nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt phù hợp với các tranh chấp có giá trị nhỏ trong TMĐT với phạm vi cả trong nước lẫn xuyên biên giới, mà không gặp xung đột pháp luật trong việc lựa chọn thẩm quyền xét xử cũng như thi hành kết quả GQTC.

Các phương thức ODR phù hợp với việc GQTC từ hoạt động TMĐT bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án trực tuyến. Các phương thức này đều sử dụng nền tảng CNTT để GQTC thông qua việc tiếp nhận khiếu nại, kết nối và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động TMĐT.

Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động ODR trong TMĐT là rất cần thiết vì tại Việt Nam hiện nay chưa có bất kỳ quy định pháp luật nào điều chỉnh trực tiếp về ODR. Do đó, chúng ta cần cơ sở pháp lý vững chắc để hình thành và phát triển phương thức mới mẻ này nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ TMĐT một cách trọn vẹn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trong nước và xuyên biên giới, góp phần bảo vệ quyền lợi NTD.

Cuối cùng, luận văn đã đưa ra một số nội dung cần điều chỉnh bởi pháp luật để xây dựng phương thức ODR trong TMĐT ở Việt Nam. Những vấn đề này sẽ là nền tảng để tác giả phân tích, học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật điều chỉnh về ODR của EU và Trung Quốc trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN

TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)