3.2 Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh
3.2.7 Về chứng cứ chứng minh trong phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong
trong thương mại điện tử
Dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, tác giả đề xuất tòa án trực tuyến (hay còn gọi là tòa án Internet) sẽ cơng nhận tính pháp lý của quy tắc “chứng cứ được chứng minh trực tuyến” trong Nghị quyết về tòa án Internet, cụ thể quy định như sau:
1. “Chứng cứ chứng minh được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử
thu thập, lưu giữ và cung cấp cho Tịa án thơng qua việc qt, chụp hình, ghi âm, sao chép, cung cấp liên kết và tải lên nền tảng tố tụng với các thơng tin được mã hóa hoặc (ii) do Tịa án Internet và các cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành thu thập nhằm chứng minh cho các yêu cầu của các chủ thể này khi giải quyết các vụ án.
2. Chứng cứ điện tử phải: (i) phản ánh đầy đủ nội dung của chứng cứ gốc; (ii) được xác thực bằng một trong các biện pháp xác thực: chứng thư số, xác thực bằng sinh trắc học, xác thực từ hai yếu tố trở lên trong đó có yếu tố là mã xác thực dùng một lần hoặc mã xác thực ngẫu nhiên, (iii) Hệ thống thông tin trong quá trình truyền tải chứng cứ điện tử có biện pháp bảo đảm tồn vẹn chứng cứ điện tử trong quá trình truyền gửi, nhận, lưu trữ trên hệ thống.”
Các dữ liệu được xác thực ở đây sẽ phải được định nghĩa rõ là các chứng cứ điện tử, thông tin nhận dạng và các thông tin khác liên quan đến vụ án mà tòa án Internet được truy xuất theo thẩm quyền của mình nhằm đánh giá tính xác thực của chứng cứ.
Bên cạnh đó, BLTTDS 2015 và Nghị quyết về tịa án Internet cần bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ điện tử để đảm bảo tính xác thực, hợp pháp và tồn vẹn nhằm chứng minh cho các yêu cầu của đương sự trong q trình GQTC. Ngồi ra, BLTTDS 2015 và Nghị quyết về tịa án Internet cần chính thức ghi nhận giá trị pháp lý của việc sử dụng các phương pháp cơng nghệ để số hóa và nộp các tài liệu tố tụng như: hồ sơ pháp lý, văn bản ủy quyền, kết quả thẩm định, sau khi chúng được tịa án Internet xác minh thì có giá trị chứng minh và được xem là đáp ứng yêu cầu của bản gốc.
Tham khảo kinh nghiệm từ Trung Quốc, tác giả đề xuất chúng ta có thể học tập kinh nghiệm trong việc áp dụng công nghệ blockchain kết hợp với dữ liệu lớn (Big data) và lưu trữ đám mây để xây dựng một nền tảng chứng cứ điện tử thông qua việc liên kết nền tảng với các website TMĐT, cổng dữ liệu quốc gia và các cơ quan, tổ chức khác để hình thành chuỗi liên minh tư pháp, biến mỗi đơn vị thành một nút trong chuỗi.
Tác giả đề xuất những vấn đề nêu trên sẽ được quy định tại Nghị quyết về Tòa án Internet trên cơ sở kế thừa những quy định tại Nghị định 47/2020/NĐ-CP. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề thu thập dữ liệu từ nền tảng TMĐT của chính các bên
tranh chấp mà cịn tiết kiệm chi phí GQTC và thời gian gửi tài liệu cho cơ quan giám định, thời gian kiểm tra và đánh giá chứng cứ trước tòa. Trong trường hợp cần xác minh chứng cứ, các cơ quan, tổ chức được cấp quyền truy cập có thể lấy ngay trên nền tảng để thực hiện nghiệp vụ chuyên môn. Cụ thể, tác giả đề xuất quy định về nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia trong Nghị quyết về tòa án Internet như sau:
1. Nền tảng bằng chứng điện tử quốc gia được kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên môi trường mạng bằng cách đồng bộ một phần hoặc toàn bộ dữ liệu với: (a) các sàn thương mại điện tử, ứng dụng trong nước có số lượng người dùng
cao;
(b) cổng dữ liệu quốc gia88, tòa án, văn phòng thừa phát lại, trung tâm trọng tài, trung gian hòa giải, viện kiểm sát, cơ quan giám định, các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp khác.
2. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan phụ trách nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia này và là đầu mối cấp quyền truy cập cho tổ chức cá nhân liên quan đến vụ việc.
3. Khi xảy ra hành vi vi phạm và cần lưu trữ chứng cứ trực tuyến với tính truy vết, người dùng sẽ truy cập vào nền tảng chứng cứ điện tử do tòa án Internet cung cấp để tải các thông tin của website lên nền tảng để chụp và sao lưu chứng cứ. Dữ liệu này sau khi được mã hóa sẽ lưu trực tiếp trên nền tảng và được cung cấp cho tòa án như một chứng cứ hợp lệ mà khơng phải chứng minh lại về q trình thu thập, lưu trữ, bảo quản dữ liệu điện tử này.
4. Chủ quản cơ sở dữ liệu có trách nhiệm thiết lập và công bố các dịch vụ chia sẻ dữ liệu, các tài liệu kỹ thuật cần thiết phục vụ mục đích truy cập dữ liệu thuộc phạm vi dữ liệu do mình quản lý. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an tồn thơng tin mạng, an ninh mạng và quy định tại Mục 4 Nghị định 47/2020/NĐ-CP.
3.2.8 Vấn đề an tồn, bảo mật thơng tin của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử
Dựa trên kinh nghiệm của EU và Trung Quốc về ODR, tác giả đề xuất một quy định pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận về việc cấp phép cho Cổng thông
tin/Nền tảng tố tụng trực tuyến công bố công khai thông tin về vụ việc hay yêu cầu giữ bí mật các thơng tin này, đồng thời làm rõ phạm vi thông tin được công bố, những thông tin cho phép hoặc khơng được phép truy cập. Các kết quả GQTC có thể được cơng bố trên Cổng thơng tin/Nền tảng tố tụng sau khi điều chỉnh một số thông tin cá nhân thích hợp để các bên quan tâm chủ động tìm hiểu, nắm bắt được kết quả các vụ việc tương tự đã được giải quyết trước đó. Tác giả đề xuất quy định cụ thể trong chương 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị quyết về Tòa án Internet về bảo đảm an tồn, bảo mật thơng tin như sau:
1. Bảo mật thông tin sẽ bao gồm: các thông tin liên quan đến dữ liệu, thông tin cá nhân của các bên trong tranh chấp, thông tin của nhân chứng, các tài liệu, chứng cứ được tải lên nền tảng bao gồm các thông tin về thiệt hại và thương tích, hồ sơ sức khỏe và tài chính hoặc những thơng tin khác mang tính chất cá nhân. Tất cả các thông tin trên sẽ được giữ bí mật hồn tồn và sẽ khơng cơng bố công khai trừ các trường hợp: (i) Các bên đồng ý việc công bố thông tin, hoặc (ii) Tòa án yêu cầu các bên công bố, hoặc (iii) Không thuộc các trường hợp không công bố bản án, quyết định quy định tại Nghị quyết 03/2017/NQ- HĐTP của Tòa án nhân dân tối cao ngày 16 tháng 3 năm 2017 .
2. Việc công bố thông tin: Cổng thông tin/Nền tảng tố tụng sẽ công bố kết quả giải
quyết tranh chấp/bản án và tóm tắt các sự kiện, chứng cứ và vấn đề pháp lý liên quan đến vụ án sau khi điều chỉnh một số thơng tin cá nhân thích hợp.
3. Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp, người khởi kiện hoặc người khiếu nại, người tham gia giải quyết tranh chấp khác có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an tồn, bảo mật thơng tin trong giao dịch điện tử; sử dụng, quản lý, bảo vệ thông điệp dữ liệu điện tử đúng pháp luật. Trường hợp người khởi kiện/người tham gia giải quyết tranh chấp phát hiện tài khoản bị xâm phạm phải có trách nhiệm báo ngay cho Cổng thông tin điện tử quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến hoặc tịa án Internet biết để khóa tài khoản giao dịch đó.
4. Thời hạn lưu trữ thông điệp dữ liệu điện tử được thực hiện như đối với thời hạn lưu trữ hồ sơ vụ án bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Tài khoản giao dịch điện tử được cấp sẽ hết hiệu lực sử dụng sau 06 tháng kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, dựa trên phân tích cơ sở pháp lý và thực tiễn, tác giả đánh giá rằng Việt Nam có thể áp dụng ngay phương thức ODR khi mà những điều kiện tiên quyết về cơ sở hạ tầng, pháp luật cơ bản đáp ứng được. Bên cạnh đó, để xây dựng khung pháp lý về ODR trong TMĐT tại Việt Nam, nước ta có thể sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành kết hợp với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng do Quốc hội ban hành về ODR, cụ thể là trong lĩnh vực tố tụng tại tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho mơ hình này ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm học hỏi từ EU và Trung Quốc.
Mơ hình ODR có thể phát triển theo hướng: (i) thiết lập Cổng thông tin điện tử quốc gia do Bộ Công thương thiết lập và vận hành nhằm tiếp nhận, kết nối và hỗ trợ xử lý theo cơ chế một cửa các tranh chấp ngồi tịa án giữa NTD và thương nhân hoặc giữa thương nhân và thương nhân với giá trị tranh chấp trong TMĐT đến 100 triệu đồng; (ii) xây dựng cơ chế tịa án Internet dưới hình thức một tịa án chun trách nhằm đảm bảo tính thực thi bằng quyền lực nhà nước đối với các kết quả GQTC và nhằm huy động được sự kết nối giữa các nền tảng dữ liệu từ những chủ thể tham gia vào giao dịch TMĐT.
Việc bổ sung, xây dựng các quy định về ODR trong TMĐT địi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, vừa đảm bảo tính thống nhất và minh bạch với các quy định hiện hành mà vẫn phù hợp với tình hình thực tế nhằm xây dựng mơi trường pháp lý phù hợp để xây dựng và vận hành ODR hiệu quả tại Việt Nam.
KẾT LUẬN CHUNG
TMĐT giúp gỡ bỏ rào cản về khoảng cách địa lý, thời gian và ngơn ngữ giữa các bên. Do đó, có thể thấy rằng, ODR là phương thức GQTC đặc biệt phù hợp với các tranh chấp trong TMĐT nhờ tính phi biên giới, tính hiệu quả và minh bạch do kết hợp linh hoạt giữa các phương thức GQTC truyền thống và CNTT nhằm bổ sung cho các phương thức GQTC truyền thống. Xu hướng điều chỉnh ODR trên thế giới là xây dựng những thỏa thuận liên quốc gia nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh về ODR với các hiệp định thương mại đa phương.
ODR đang là một mô hình khá mới mẻ ở Việt Nam. Để thúc đẩy thị trường TMĐT phát triển cũng như góp phần bảo vệ quyền lợi của NTD cũng như các bên tham gia giao dịch TMĐT, Việt Nam cần có khung pháp lý về ODR trong TMĐT để giải quyết một cách trọn vẹn các tranh chấp trong TMĐT bằng phương thức trực tuyến. Thông qua việc nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh về TMĐT và giải quyết tranh chấp trực tuyến tại EU và Trung Quốc, luận văn đề xuất một số kiến nghị xây dựng pháp luật về ODR trong TMĐT ở nước ta. Những kiến nghị quan trọng nhất bao gồm: (i) việc bổ sung quy định pháp luật về ODR trong TMĐT vào các văn bản pháp luật hiện hành như LGDĐT 2005, Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Nghị định 22/2017/NĐ-CP, BLTTDS 2015; (ii) xây dựng mơ hình cổng thơng tin quốc gia do Bộ Cơng Thương quản lý, lưu trữ và phân quyền cơ sở dữ liệu của ODR và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp đơn khiếu nại của người dân; (iii) xây dựng Nghị quyết do Quốc hội ban hành nhằm quy định riêng biệt về thủ tục tố tụng của tịa án chun trách Internet. Để làm được điều đó, chúng ta cần tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật của các quốc gia trên thế giới về vấn đề này, thực hiện những đánh giá về tác động pháp luật và nhận thức xã hội của chính sách để xây dựng văn bản pháp luật mới về ODR phù hợp với chính sách pháp luật, văn hóa và trình độ nhận thức của người dân Việt Nam.
Tác giả hy vọng rằng với những phân tích, đánh giá và ra kiến nghị đưa ra, luận văn đã đưa đến cho người đọc cái nhìn tồn diện về ODR, sự cần thiết phải có các quy định pháp luật về ODR, đồng thời đóng góp được các đề xuất phù hợp với việc xây dựng khung pháp luật điều chỉnh về ODR tại nước ta. Tuy nhiên vì năng lực và thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô để luận văn có thể được hồn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật dân sự 2015 (Bộ luật số 91/2015/QH13) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015;
2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Bộ luật số 92/2015/QH13) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2015; 3. Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005;
4. Luật Giao dịch điện tử (Luật số 51/2005/QH11) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;
5. Luật Trọng tài thương mại (Luật số 54/2010/QH12) do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010;
6. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 05 năm 2013 về thương mại điện tử;
7. Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 2 năm 2017 về hòa giải thương mại;
8. Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/4/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
9. Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/5/2020 về kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025;
10. Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự số 92/2015/QH13, Luật Tố Tụng Hành Chính số 93/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử;
11. Thơng tư 01/2016/TT-CA của Tịa án nhân dân tối cao ban hành ngày 21/01/2016 quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
B. Tài liệu tham khảo
1) Sách, Bài viết, Cơng trình nghiên cứu:
12. Bộ Công Thương - Cục thương mại điện tử và kinh tế số (2019), Sách trắng thương mại điện tử 2019, Hà Nội, trang 28-40;
13. Đoàn Quỳnh Thương (2014), “Một số hình thức giải quyết tranh chấp trực
tuyến về giao dịch điện tử tại Hòa Kỳ và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí
tịa án nhân dân, số 13, trang 24-30;
14. Hà Công Anh Bảo & Lê Hằng Mỹ Hạnh (2017), “Giải quyết tranh chấp trực tuyến – Khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế đối ngoại, số 93, trang 30-35;
15. MUTRAP (2016), “Báo cáo đánh giá vai trò của hệ thống giải quyết tranh
chấp trực tuyến với thương mại điện tử của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, trang 14-16;
16. Nguyễn Thị Mơ, 2009, Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB Thông tin và truyền Thông;
17. Nguyễn Thị Thu Hằng (2018), Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học