Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động giải quyết

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 37)

quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong bối cảnh TMĐT ở Việt Nam ngày càng phát triển, cùng với tình hình diễn biến phức tạp của các giao dịch chứa đựng nhiều nguy cơ gây thiệt hại đến các bên, dẫn đến yêu cầu của việc có một phương pháp GQTC riêng biệt trong TMĐT đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Đồng thời, điều này cũng trở thành một phần cấu thành quan trọng của pháp luật về TMĐT và bảo vệ quyền lợi NTD. Cụ thể, ngày 15/5/2020, Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 trong đó nêu rõ yêu cầu:

“Nghiên cứu, xem xét áp dụng hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến

(Online Dispute Resolution - ODR) nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của người

35Faye Fangfei Wang, tlđd, chú thích 26, trang 39.

36 “Tòa án nhân dân cấp cao Trung Quốc ban hành quy chế xét xử cho phép chứng cứ blockchain”,

https://www.loc.gov/law/foreign-news/article/china-supreme-court-issues-rules-on-Internet-courts-allowing- for-blockchain-evidence/ , truy cập ngày 18.5.2019.

tiêu dùng trong thương mại điện tử, thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.”

Do đó, việc nghiên cứu các cơ sở chứng minh nhu cầu của phương thức ODR trong TMĐT là thực sự cần thiết, làm nền móng cho việc xây dựng và hồn thiện chính sách và pháp luật của quốc gia, bao gồm:

Thứ nhất, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử và thương mại điện tử qua biên giới

Thị trường TMĐT đang tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam bao gồm 39,9 triệu người dùng và đã tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ USD vào năm 201937. TMĐT tại Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là từ 25% - 30%/năm38. Theo thống kê của emarketer.com, mỗi ngày có khoảng 120 triệu giao dịch TMĐT được tiến hành, trong đó có đến 2-5% giao dịch phát sinh tranh chấp. Cụ thể, năm 2016 có 821,2 triệu vụ tranh chấp TMĐT và năm 2017 dự kiến là 942,8 triệu vụ39. Con số tranh chấp này là quá tải đối với hệ thống tịa án. Vì thế, việc sử dụng phương thức ODR để giải quyết các tranh chấp phát sinh sẽ góp phần rất quan trọng trong việc xây dựng lịng tin cho các bên với TMĐT nhờ vào khả năng tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng của nền tư pháp trong môi trường kinh doanh trực tuyến.

Ngoài ra, Internet khiến cho các giao dịch xuyên biên giới gia tăng, từ đó dẫn đến số lượng tranh chấp TMĐT xuyên biên giới cũng phát triển theo. Trong khi đó ODR lại đáp ứng được nhu cầu mới của người mua hàng hóa xuyên quốc gia, vốn thường có xu hướng khơng ưu tiên lựa chọn hàng hóa mua tại nước ngồi khi khơng có một cơng cụ GQTC rõ ràng, đáng tin cậy để bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, có thể thấy, ODR đóng vai trị hết sức quan trọng để phát triển TMĐT trong nước và xuyên biên giới.

37Bộ Công Thương - Cục thương mại điện tử và kinh tế số (2019), Sách trắng thương mại điện tử 2019, Hà Nội, trang 28

38 Google và Temasek (2018). E-Conomy SEA 2018.

39 Song Thu, Hồn thiện khung pháp lý cho mơ hình giải quyết tranh chấp trực tuyến,

https://baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/hoan-thien-khung-phap-ly-cho-mo-hinh-giai-quyet-tranh-chap-truc- tuyen-371882.html, truy cập ngày 20.5.2019

Thứ hai, ODR góp phần bảo vệ quyền lợi NTD

Nhiều nghiên cứu về ứng dụng và phát triển mơ hình TMĐT đều cho thấy rằng sự tin tưởng của NTD với TMĐT góp phần thúc đẩy TMĐT phát triển, hướng NTD tới quyết định lựa chọn giao dịch TMĐT thay vì lựa chọn giao dịch thương mại truyền thống40. Sự tin tưởng này được hình thành từ nhiều yếu tố, trong đó việc GQTC được tiếp cận một cách dễ dàng và hiệu quả chính là một trong những nhân tố hàng đầu ln được quan tâm đến.

Có thể thấy, trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh, người mua (thường là NTD) thường rơi vào tình trạng bất cân xứng về thông tin, hiểu biết, trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, khả năng chịu rủi ro và sự am tường về pháp luật của cũng như tiềm lực tài chính, cho nên người mua luôn ở vị thế yếu hơn41.

Sự bất cân xứng này càng thể hiện rõ nét hơn trong giao dịch TMĐT với sự chi phối lớn của môi trường mạng và ứng dụng CNTT-TT. Bởi lẽ, với đặc thù của giao dịch TMĐT được thực hiện trên môi trường mạng, các bên thực hiện mua bán, giao dịch và thanh tốn mà khơng cần gặp mặt trực tiếp dẫn đến người mua rất dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Các nội dung được người bán quảng cáo sai sự thật hay cung cấp thông tin không đầy đủ, gây nhầm lẫn thường về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ khiến người mua hiểu sai lệch về giao dịch mình thực hiện, kết quả là khơng mua được những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu hoặc chưa hiểu chi tiết về sản phẩm đã mua. Hơn nữa, NTD trong TMĐT hoàn tồn yếu thế và gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các thông tin của thương nhân (đặc biệt khi người bán là cá nhân), cũng như xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc, luật áp dụng, hay khoảng cách địa lý quá xa trong khi giá trị giao dịch lại thấp so với chi phí bỏ ra để GQTC, nên trong các trường hợp này, người chịu thiệt thường là bên mua hàng hóa dịch vụ.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương, 72% người được khảo sát cho rằng sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo là một trong những trở ngại khi mua sắm trực tuyến, 40% không tin tưởng đơn vị bán hàng và 58% lo ngại thông tin 40 Nguyễn Thị Thu Hằng, Bàn về vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân của NTD trong TMĐT, https://iluatsu.com/thuong-mai/ban-ve-van-de-bao-ve-thong-tin-ca-nhan-cua-nguoi-tieu-dung-trong-tmdt/, truy cập ngày 22.10.2019

bị tiết lộ42. Điều này làm cản trở NTD mua hàng hóa dịch vụ trong TMĐT. Thêm vào đó, mặc dù các tranh chấp trong TMĐT đang ngày một gia tăng, nhưng việc GQTC lại bị các doanh nghiệp nhìn nhận và xử lý một cách hết sức sơ khai. Cũng theo kết quả khảo sát, 82% website TMĐT tham gia khảo sát có chính sách GQTC, khiếu nại, nhưng chỉ có 77% website TMĐT có cơng bố chính sách đó để khách hàng dễ dàng tìm hiểu thơng tin trước khi quyết định mua hàng hóa, dịch vụ43. Không những vậy, trong trường hợp các tranh chấp, khiếu nại có giá trị giao dịch cao, phức tạp khi có sự tham gia của nhiều chủ thể, các giao dịch mang tính chất xuyên biên giới, thì những trang TMĐT này hầu như khơng thể giải quyết được. Như vậy, có thể thấy, việc thiếu hiệu quả trong quá trình xử lý tranh chấp TMĐT đã tạo nên tâm lý lo ngại của NTD trong các giao dịch trong TMĐT từ đó tạo rào cản trong việc phát triển TMĐT nói chung.

Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc xây dựng và hồn thiện khung pháp lý về phương thức GQTC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD trong TMĐT là vấn đề cấp thiết được đặt ra nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh, an toàn, minh bạch của thị trường TMĐT.

Thứ ba, cần cơ sở pháp lý để hình thành và phát triển thêm một phương thức phù hợp để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động TMĐT

Các tranh chấp phát sinh trong TMĐT thường rất khó để đưa ra tranh chấp trước tịa án hay trọng tài chun nghiệp vì hầu hết các khiếu nại liên quan đến giao dịch đơn lẻ, giá trị thấp, trong khi chi phí cho việc GQTC lại cao, tốn kém thời gian.

Khơng như các quy trình giải quyết tranh chấp truyền thống khác, ODR là một cơ chế nhanh, hiệu quả, linh hoạt, ít tốn kém để giải quyết các tranh chấp TMĐT cả ở trong nước lẫn xuyên biên giới. Bởi lẽ, quy trình ODR tương đối đơn giản, đáng tin cậy và không gặp xung đột pháp luật trong việc lựa chọn thẩm quyền xét xử cũng như thực thi kết quả GQTC. Điều này đặc biệt phù hợp với các tranh chấp trong TMĐT bởi tính phi biên giới. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về phương thức ODR trong TMĐT là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Theo đó, các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức GQTC phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình để GQTC một cách linh hoạt, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, khi

42 Bộ Công Thương - Cục TMĐT và CNTT, tlđd, chú thích số 2, trang 31-32. 43 Bộ Cơng Thương - Cục TMĐT và CNTT, tlđd, chú thích số 2, trang 72.

đã có khung pháp lý về ODR, việc thi hành phán quyết, bản án hay các quyết định GQTC thơng qua ODR sẽ được đảm bảo. Theo đó, các bên cũng sẽ phải có nghĩa vụ tuân thủ việc thực hiện các nghĩa vụ luật định để đảm bảo tính hợp pháp của các quy trình, thủ tục tố tụng trong việc GQTC trong TMĐT.

Thứ tư, ở Việt Nam chưa có các quy định pháp lý cụ thể điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến

Kể từ khi LGDĐT 2005 ra đời cho đến Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Luật Trọng tài thương mại 2010 hay Nghị định 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/2/2017 về hòa giải thương mại (“Nghị định 22/2017/NĐ-CP”), đến nay vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành để làm nền tảng pháp lý cho việc áp dụng ODR một cách chính thức và trọn vẹn ở nước ta. Có thể thấy rằng, sự thiếu hụt trong việc điều chỉnh pháp luật dẫn đến những lúng túng trong việc áp dụng ODR trong TMĐT cũng như khơng có cơ sở chính thức để thực thi các kết quả GQTC thực hiện thông qua phương thức trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.

Cụ thể, các phiên xử trong tố tụng tòa án hay trọng tài truyền thống đều đang được tiến hành tại trụ sở tòa án hoặc nơi khác nhưng bố trí hình thức phịng xử phải đảm bảo tính trang nghiêm của một phiên xử. Ngay cả trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (“BLTTDS 2015”), theo quy định tại khoản 16 Điều 70, nghĩa vụ của đương sự phải “có mặt” theo giấy triệu tập của tịa án. “Có mặt” được hiểu là đương sự hoặc người được ủy quyền hợp pháp của mình phải hiện diện trực tiếp tại địa điểm hoặc trụ sở tịa án, trong khn khổ phiên họp hoặc phiên tịa. Ngồi ra, sau khi giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thì các bên phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản (Điều 211.4, BLTTDS 2015), điều này đòi hỏi các bên phải tiến hành trực tiếp. Nếu áp dụng phương thức ODR vào các phiên họp và phiên xét xử thì các u cầu trên khó khả thi44. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngồi ra, do đặc thù mơi trường “ảo” với sự kết hợp của nhiều phương tiện CNTT hiện đại khiến cho các tranh chấp trong TMĐT không chỉ phức tạp về các đối tượng tham gia mà cịn về tính chất của tranh chấp. Do đó, việc có hành lang pháp lý rõ ràng để thừa nhận giá trị pháp lý của ODR trong việc giải quyết các tranh 44Châu Huy Quang, "Tránh gián đoạn do Covid-19, cơ chế phân xử trực tuyến ra sao?”, http://www.viac.vn/goc-nhin-trong-tai-vien/tranh-gian-doan-do-covid19-co-che-phan-xu-truc-tuyen-ra-sao- a875.html?fbclid=IwAR1rnimj5uLcBdnhySLOK5h7JburpkoUM7LkLJQq2RCIiE2-yybJzl0fRkI, truy cập ngày 25.05.2020.

chấp phát sinh từ hoạt động TMĐT và các vấn đề liên quan khác như: chủ thể tiến hành GQTC, thẩm quyền, giá trị văn bản, vấn đề bản gốc, chứng cứ, chữ ký, con dấu, giá trị thi hành của các kết quả GQTC của phương thức ODR theo quy định pháp luật là rất quan trọng, góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và tính thực thi của phán quyết hoặc kết luận cuối cùng của hòa giải viên, trọng tài hay tòa án.

Hiện nay, nhiều quốc gia, khu vực đã và đang xây dựng một khung pháp lý cho phương thức GQTC mới này để góp phần thúc đẩy TMĐT và bảo vệ NTD. Cụ thể, EU đã ban hành Quyết định số 524/2013 về ODR giữa NTD và thương nhân. Tương tự, Trung Quốc cũng ban hành quy chế tòa án Internet để tạo khung pháp lý vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp trực tuyến thơng qua mơ hình tịa án Internet nhằm giải quyết các tranh chấp trong TMĐT, sở hữu trí tuệ và hành chính phát sinh từ Internet.

Bên cạnh đó, bộ quy tắc trọng tài của các trung tâm trọng tài lớn trên thế giới như Mỹ, Singapore, Trung Quốc đều có quy định về hình thức tố tụng qua phiên xử trực tuyến, cho phép các phiên xử có thể diễn ra trực tiếp hoặc thơng qua hình thức phiên họp trực tuyến hoặc cách thức phù hợp khác, miễn là các bên được đối xử công bằng như nhau. Theo đó, mỗi bên đều có cơ hội được lắng nghe cũng như trình bày luận cứ của mình. Đây cũng là cách tiếp cận phổ biến chung trong các Bộ quy tắc trọng tài quốc tế 45.

Tựu trung lại, có thể thấy rằng, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về ODR trong TMĐT tại Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết, nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó góp phần xây dựng và phát triển TMĐT ở Việt Nam trở nên an toàn, minh bạch.

Thêm vào đó, thực tiễn trong việc xây dựng và áp dụng ODR ở EU và Trung Quốc cho thấy phương thức này đã giải quyết thành công hàng chục triệu tranh chấp trên khắp thế giới, góp phần cải thiện lòng tin của khách hàng đối với phương thức GQTC mới này. Đây đồng thời sẽ là kinh nghiệm quý báu để Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi, triển khai áp dụng trên thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ TMĐT mà phương pháp truyền thống đang khơng cịn đáp ứng được.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 31 - 37)