2.1 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tạ
2.1.2 Phạm vi điều chỉnh
Để được tiếp nhận khiếu nại trên hệ thống GQTC trực tuyến, khiếu nại cần đáp ứng 2 điều kiện về chủ thể và phạm vi hoạt động.
Về phạm vi hoạt động, hệ thống chỉ tiếp nhận và GQTC phát sinh từ hợp đồng
mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tuyến thông qua website hoặc các phương tiện điện tử55 trong nước và giữa các nước trong khối EU với nhau (Điều 4.1 (e) Quyết định 524).
Về chủ thể, các bên tham gia tranh chấp phải là NTD và thương nhân trong
khối EU. Cụ thể, NTD phải là công dân hoặc cá nhân cư trú hợp pháp, thương nhân cũng phải đăng ký hoạt động hợp pháp trong khối.
Theo quy định tại Điều 4.1 (a) của Chỉ thị 11, để được xem là NTD thì cá nhân phải đáp ứng 2 đặc điểm: (i) mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt hoặc tiêu dùng mà khơng phải cho mục đích kinh doanh hay cho các hoạt động mang tính chuyên nghiệp; và (ii) trả tiền cho hàng hóa, dịch vụ mình mua để trực tiếp sử dụng hoặc mua cho người khác sử dụng.
Tương tự, để đáp ứng đủ điều kiện tham gia vào GQTC, thương nhân theo pháp luật EU phải là: “Cá nhân hoặc pháp nhân, bao gồm cả những người nhân danh họ,
cho dù ở khu vực tư hay cơng, đang hoạt động, vì mục đích liên quan đến hoạt động thương mại, kinh doanh hoặc mang tính chất chun nghiệp của mình”56. Có thể thấy
từ định nghĩa này, để được gọi là thương nhân thì bắt buộc họ phải có mục đích liên quan đến hoạt động thương mại, kinh doanh.
Bên cạnh đó, Điều 2.2 của Quy tắc 524 quy định hệ thống GQTC trực tuyến tại EU không chỉ giải quyết khiếu nại một chiều của NTD với thương nhân mà còn giải quyết khiếu nại giữa thương nhân với NTD để xây dựng một thị trường TMĐT minh bạch, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hai bên giao dịch. Vì vậy, NTD và thương nhân đều có thể đóng vai trị là “bên khiếu nại” và “bên bị khiếu nại” tùy thuộc vào việc ai nộp đơn trước.
55 Điều 2, Quyết định 524. 56 Điều 4.1(b) Chỉ thị 11.