Tòa án trực tuyến

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 31)

1.2 Các hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử

1.2.4Tòa án trực tuyến

Tịa án trực tuyến có phịng xử án được hình thức bố trí theo quy định của luật tố tụng tại quốc gia và được trang bị thêm thiết bị ghi âm, ghi hình, máy tính, mạng Internet phục vụ cho hoạt động phiên tòa, phiên họp. Người tiến hành xét xử thường ngồi ở phòng xét xử tại trụ sở tòa án và người tham gia tố tụng ngồi ở một địa chỉ tùy theo sắp xếp của mình, liên kết với nhau bằng một phần mềm ứng dụng được thiết kế sẵn thông qua các thiết bị điện tử được thiết lập, liên kết với nhau bằng Internet để thực hiện kết nối giữa các bên. Tất cả trao đổi giữa các bên đều được thực hiện thông qua mạng Internet và phòng hội thoại trực tuyến với những thủ tục, quy định đặc thù so với tòa án truyền thống32.

Bên cạnh đó, việc nộp đơn khởi kiện, các chứng cứ, tài liệu, văn bản được thực hiện trực tuyến thông qua phần mềm ứng dụng, thư điện tử, fax.

Một số thủ tục tòa án truyền thống khi chuyển vào mơi trường mạng sẽ có sự thay đổi để tương thích với mơi trường trực tuyến. Cụ thể, việc giám sát tư pháp cũng như tuân thủ các thủ tục tố tụng của tòa án truyền thống sẽ khơng được áp dụng trong tịa án trực tuyến, chẳng hạn nếu trong phiên xét xử, các bên thỏa thuận được phương án giải quyết thì vụ việc được tự động khép lại với sự cơng nhận của tịa án về thỏa thuận của các bên mà không cần bất kỳ thủ tục tố tụng nào khác. Việc điều tra chính thức trong tịa án trực tuyến được thực hiện độc lập và chỉ tiến hành khi có đơn khởi kiện thay vì là quy định bắt buộc như tịa án truyền thống. Ngồi ra, thẩm tra tư cách tố tụng được áp dụng đương nhiên trong tịa án truyền thống thì lại bị giới hạn tại tịa án trực tuyến. Số lượng hội thẩm (bồi thẩm đồn) trong tịa án trực tuyến có thể căn cứ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của website, thay vì phải tuân theo số lượng được quy định trong luật tố tụng33.

Cũng chính vì tính chất trực tuyến mà việc ghi nhận lời khai nhân chứng thường được thực hiện thông qua việc điền vào các biểu mẫu hay được ghi âm, ghi hình bằng các máy quay đa chiều, thay vì được thực hiện một cách trực tiếp tại tòa34. Đồng thời, 31 Tham khảo tại http://www.eresolution.ca.

32Gabrielle Kaufmann-Kohler, Thomas Schultz, tlđd, chú thích 24, trang 41. 33 Faye Fangfei Wang, tlđd, chú thích 26, trang 38-39.

việc giao nộp chứng cứ tại tòa án trực tuyến tại các nước cũng được quy định khác nhau. Ví dụ như Tịa án Tối cao của Trung Quốc quy định chứng cứ nộp tại tòa án trực tuyến phải được lưu trữ và xác minh thông qua công nghệ chuỗi khối (blockchain) cùng với chữ ký số hoặc thông qua một nền tảng lấy lời khai kỹ thuật số và có thể chứng minh tính xác thực của cơng nghệ được sử dụng. Tại phiên tịa trực tuyến của Trung Quốc, thẩm phán robot sẽ tự động đặt một số câu hỏi được lập trình sẵn thay cho thẩm phán là con người và tòa án có thể sử dụng hệ thống nhận dạng giọng nói tự động để ghi chép biên bản phiên tịa. Thêm vào đó, bản án là sự kết hợp hai phần: (i) thông tin thành phần của bản án được tạo ra một cách tự động thông qua việc nền tảng tố tụng trích xuất nội dung của các tệp điện tử, (ii) phần còn lại được các thẩm phán chuẩn bị thủ công để rút ngắn thời gian của phiên tịa trực tuyến.

Bên cạnh đó, hiệu lực thi hành của tịa án trực tuyến được quy định khác nhau tại mỗi quốc gia. Tại Singapore, quyết định hay bản án của tịa án trực tuyến thường có giá trị chung thẩm35, trong khi đó tại Trung Quốc, đương sự lại vẫn có quyền kháng cáo các quyết định/bản án của tòa án trực tuyến lên tòa án cấp cao tại cùng khu vực địa lý36. Hơn nữa, tòa án trực tuyến cũng phải đảm bảo yếu tố cơng khai như tịa án truyền thống, do đó, nó có thể giúp gia tăng niềm tin của người dân đối với phương thức ODR trong TMĐT.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 31)