Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thương mại điện tử và giải quyết

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67 - 74)

3.2 Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thương mại điện tử và giải quyết

khó khăn, lúng túng khi áp dụng phương thức này vào thực tiễn cũng như giải quyết

trọn vẹn tranh chấp bằng phương thức ODR. Hơn nữa, GQTC là một lĩnh vực địi hỏi tính chính xác cũng như mức độ tuân thủ về trình tự, thủ tục cao, do đó, việc luật hóa phương thức ODR trong một văn bản pháp luật hoàn chỉnh để trực tiếp điều chỉnh vấn đề này là rất cần thiết.

Từ những phân tích trên, tác giả nhận thấy trong quá trình xây dựng pháp luật về ODR trong TMĐT cần chú ý đến một số định hướng sau: Thứ nhất,

xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về ODR ở Việt Nam, trong đó thực hiện sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành kết hợp với việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng về ODR, cụ thể là trong lĩnh vực tố tụng tại tòa án, nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho mơ hình này ở nước ta dựa trên kinh nghiệm từ EU và Trung Quốc. Thứ hai, định hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh về hệ thống CNTT-TT chuyên biệt và cơ sở dữ liệu toàn quốc thống nhất nhằm phục vụ cho sự lưu trữ thông tin và vận hành của ODR trên thực tế.

3.2 Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh

phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử tại Việt Nam

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp tranh chấp

Đối với LGDĐT 2005, văn bản này hiện đang chưa đề cập đến phương thức

ODR. Ngoài ra, thương lượng là phương thức GQTC khá hiệu quả trong TMĐT nhưng lại không được quy định trong LGDĐT 2005. Vì vậy, tác giả đề xuất sửa đổi Điều 52 của LGDĐT 2005 về việc sử dụng ODR để GQTC phát sinh từ các giao dịch điện tử, cụ thể như sau:

“Điều 52. Giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử

1. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp trong giao dịch điện tử

giải quyết thơng qua thương lượng và hịa giải bằng phương tiện điện tử.

2. Trong trường hợp các bên khơng hịa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử được thực hiện theo quy định của

pháp luật. Các bên có quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử bằng

phương thức trực tuyến (ODR) được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet hoặc sử dụng các hình thức công nghệ khác để kết nối thông tin trên mạng nhằm giải quyết tranh chấp.”

Đối với Nghị định 52/2013/NĐ-CP, tác giả đề xuất sửa đổi Điều 76 theo

hướng khuyến khích các bên sử dụng ODR trong quá trình thương lượng, hịa giải như sau: “Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thơng qua thương

lượng, hòa giải trực tiếp hoặc bằng phương tiện điện tử. Nếu thương lượng, hịa

giải khơng đạt kết quả thì tranh chấp có thể được giải quyết tại Tòa án hoặc

Trọng tài được thực hiện trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua các phương tiện

điện tử có kết nối Internet hoặc sử dụng các hình thức cơng nghệ khác để kết nối thơng tin trên mạng nhằm giải quyết tranh chấp.”

Ngồi ra, tác giả đề xuất với các hình thức GQTC ngồi tịa án, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về ODR trong TMĐT có thể tồn tại dưới dạng một chương mới – chương 8 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Đối với Luật Trọng Tài Thương Mại 2010, tác giả đề xuất bổ sung Điều 3,

Khoản 2 Điều 11, nội dung về trọng tài trực tuyến như sau:

“Điều 3: Trọng tài thương mại trực tuyến là phương thức trọng tài thương

mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối Internet.

Điều 11: Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp trường

tranh chấp có thể là địa điểm cụ thể hoặc trên môi trường mạng Internet. Địa

điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ

Việt Nam. Trong trường hợp địa điểm giải quyết tranh chấp là môi trường mạng

Internet thì sẽ được coi là trong lãnh thổ Việt Nam nếu các bên đồng ý thống nhất địa điểm họp là tại Việt Nam, hoặc quá bán người tham gia phiên họp đang cư trú tại Việt Nam.”

Đối với Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tác giả đề xuất bổ sung vào Khoản 4

Điều 14 như sau: “Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận. Địa điểm hịa giải có thể là địa điểm trực tiếp hoặc là môi trường mạng Internet.”

Phương thức GQTC tại tòa án:

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, tác giả đề xuất nước ta nên ban hành các quy định pháp luật nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của tòa án Internet dưới hình thức một tịa án chuyên trách tại Việt Nam.

Đối với BLTTDS 2015, tác giả đề xuất bổ sung tòa án trực tuyến (hay còn

gọi là “Tòa án Internet”) vào tòa án chuyên trách để GQTC trong TMĐT, cụ thể, Điều 36 BLTTDS 2015 được bổ sung như sau:

Điều 36 BLTTDS 2015. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện: “…Tòa án Internet có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

những vụ án phát sinh từ hợp đồng thương mại điện tử trên website thương mại điện tử.”

Ngồi ra, quy trình tố tụng để GQTC phát sinh từ các website cung cấp dịch vụ TMĐT nên được bổ sung vào quy định thủ tục rút gọn vì tính chất của các tranh chấp này đơn giản, giá trị nhỏ, và ít chứng cứ chứng minh.

Đối với Thơng tư 01/2016/TT-CA của Tịa án nhân dân tối cao ban hành

ngày 21/01/2016 quy định việc tổ chức các tòa chuyên trách tại tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (“Thông tư 01/2016/TT-CA”), tác giả đề xuất bổ sung tòa án Internet vào tòa án chuyên trách để ghi nhận cơ sở pháp lý của mơ hình này. Cụ thể, Điều 3, thẩm quyền của các tịa chun trách, Thơng tư 01/2016/TT-

CA được bổ sung như sau: “…Tòa án Internet giải quyết các vụ án phát sinh từ

các hợp đồng thương mại điện tử trên website thương mại điện tử.”

Ngoài ra, bên cạnh việc bổ sung chế định tòa án trực tuyến vào BLTTDS 2015, tác giả đề xuất Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về thủ tục tố tụng trực tuyến (“Nghị quyết về tòa án Internet”). Nghị quyết này sẽ kế thừa các quy định của Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa Án Nhân Dân Tối Cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, Luật Tố Tụng Hành Chính về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử (“Nghị quyết 04/2016/NQ- HĐTP”), nhưng mở rộng thêm những quy tắc tố tụng, lấy lời khai, xác minh chứng cứ

và thủ tục xét xử trực tuyến.

3.2.2 Về phạm vi áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến và cách xác định tranh chấp sử dụng phương thức này tại Việt Nam

Theo tác giả, các phương thức ODR áp dụng trong TMĐT tại nước ta nên sử dụng nền tảng của các biện pháp GQTC có sẵn như thương lượng, hòa giải, trọng tài, tịa án. Pháp luật nước ta đã có quy định khá đầy đủ về trình tự, thủ tục của các phương thức này, chính vì vậy, việc áp dụng phương thức ODR trên những nền tảng sẵn có sẽ dễ thực thi hơn rất nhiều. Đối với những chức năng mới mà các phương thức GQTC truyền thống chưa có, nhà lập pháp có thể quy định thêm những vấn đề này tại văn bản pháp luật chuyên ngành để có thể sử dụng mơ hình ODR vào đời sống xã hội một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Về phạm vi áp dụng, phương thức GQTC trong lĩnh vực TMĐT chỉ nên giới hạn trong các tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, cụ thể là các tranh chấp phát sinh từ việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các website TMĐT, chứ sẽ không điều chỉnh các loại lĩnh vực mang tính đặc thù như: xúc tiến thương mại, đầu tư, chứng khoán v.v…, dù chúng cũng thuộc định nghĩa của TMĐT theo nghĩa rộng. Xuất phát từ tính chất đặc thù của mình, các lĩnh vực này cần có phương thức GQTC riêng biệt được quy định bởi pháp luật chuyên ngành khi phát sinh tranh chấp.

Về giá trị của tranh chấp, tác giả đề xuất nên thí điểm áp dụng với những tranh chấp giá trị nhỏ và giá trị tranh chấp có thể tăng dần theo thời gian tùy thuộc

vào việc đánh giá mức độ hiệu quả và tác động của phương thức GQTC vào đời sống kinh tế, xã hội. Theo tác giả, giá trị của các tranh chấp trong TMĐT được áp dụng phương thức GQTC sẽ là các tranh chấp có giá trị đến 100 triệu đồng giữa: (i) NTD và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ; (ii) thương nhân với thương nhân. Tuy nhiên, pháp luật nên quy định theo hướng mở, trong trường hợp các bên cùng đồng ý áp dụng phương thức ODR cho các tranh chấp trong TMĐT có giá trị lớn hơn 100 triệu thì cơ quan GQTC cũng sẽ vẫn chấp nhận thụ lý vụ án.

Về phạm vi lãnh thổ, tác giả đề xuất áp dụng phương thức ODR ngồi tịa án trong TMĐT bao gồm cả tranh chấp trong nước và xuyên biên giới. Tuy nhiên, để tạo bước đệm cho ODR trong TMĐT, tác giả đề xuất nên bắt đầu đối với các tranh chấp trong lãnh thổ Việt Nam trước, khi đủ khả năng thì sẽ mở rộng ra phát triển GQTC trực tuyến xuyên biên giới.

Với phương thức ODR thơng qua mơ hình tịa án Internet, tác giả đề xuất, thẩm quyền của tòa án Internet là tòa án cấp huyện, nguyên đơn sẽ khởi kiện tại nơi bị đơn có địa chỉ hoặc trụ sở. Theo đó, dựa vào kinh nghiệm của Trung Quốc, Việt Nam sẽ xây dựng thí điểm mơ hình tịa án Internet tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi đặt trụ sở chính của nhiều cơng ty cung cấp dịch vụ sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo. Thẩm quyền của tòa án Internet là tòa án cấp huyện, giải quyết các vụ kiện theo thủ tục sơ thẩm với các tranh chấp phát sinh từ việc ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ thơng qua các nền tảng TMĐT.

Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xác định hàm lượng CNTT sử dụng trong quá trình GQTC, nhà lập pháp cũng cần đưa ra cụ thể mức độ sử dụng hàm lượng công nghệ thông tin trong các bước GQTC. Cụ thể, tác giả đề xuất đưa ra quy định nhằm xác định một số bước bắt buộc phải thực hiện thông qua mạng Internet mới được coi là áp dụng ODR như: nộp đơn trực tuyến, gửi tài liệu chứng cứ trực tuyến và quá trình GQTC của các bên được thực hiện hoàn toàn trực tuyến.

3.2.3 Về vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp trực tuyến

Tại các nước trên thế giới, vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu của phương thức ODR được thể hiện ở nhiều hình thức pháp lý khác nhau tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia cũng như sự phát triển của ODR tại mỗi nước. Như đã

phân tích ở trên, tại EU và Trung Quốc, vấn đề quản lý cơ sở dữ liệu trên toàn quốc của ODR cần có sự tham gia của nhà nước với vai trò là bên thiết lập, vận hành nền tảng và vừa giám sát hoạt động của các mơ hình này.

Căn cứ vào thực tiễn tư pháp của Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất hai mơ hình quản lý cơ sở dữ liệu của phương thức ODR như sau:

Mơ hình đầu tiên, việc quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ cho ODR thuộc sự

quản lý và điều hành của nhà nước. Cụ thể, một cơ quan thuộc chính phủ sẽ thiết lập và vận hành cổng thông tin quốc gia về ODR như cách EU đang áp dụng. Với các tranh chấp ngồi tịa án, Cổng thông tin sẽ là đầu mối một cửa để tiếp nhận, truyền tải đơn khiếu nại, chứng cứ đến các cơ quan, tổ chức GQTC có thẩm quyền, đồng thời đây cũng là nơi lưu trữ thông tin, dữ liệu của các bên tham gia. Với các tranh chấp tại tòa án, TANDTC sẽ thiết lập và vận hành tòa án Internet để giải quyết các tranh chấp trực tuyến. Mơ hình này có ưu điểm là tính đảm bảo thực thi cao bằng quyền lực nhà nước và huy động được sự kết nối giữa các nền tảng dữ liệu từ những chủ thể tham gia vào TMĐT. Cụ thể, chính phủ có thể xây dựng nền tảng chứng cứ điện tử quốc gia bằng cách kết nối dữ liệu giữa các sàn TMĐT với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư85, cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia86, kết nối với cơ sở dữ liệu của tòa án, trung tâm hòa giải, trọng tài, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và các cơ quan nhà nước khác như cách mà Trung Quốc đang làm trong việc hình thành liên minh tư pháp, để giải quyết ba (3) vấn đề về: (i) xác thực danh tính cũng như (ii) chứng minh chứng cứ trực tuyến, (iii) lưu trữ dữ liệu trong TMĐT một cách dễ dàng với chi phí thấp.

Theo đó, dữ liệu được thu thập bởi Cổng thơng tin hoặc tịa án Internet sẽ giúp cơ quan quản lý nhận ra xu hướng của các tranh chấp trực tuyến, vấn đề nào mà NTD đang gặp rắc rối, nơi nào cung cấp hàng hóa, dịch vụ khơng tốt. Điều này giúp cho cơ quan quản lý để hiểu về tình trạng của thị trường TMĐT và xu hướng của NTD. Dựa trên dữ liệu này, cơ quan quản lý có thể rút ra những chính sách phù hợp, đồng thời có thể tìm ra giải pháp cho các tranh chấp ở quy mô vĩ mô để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT.

85 “Bộ Công an ra mắt Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư”, http://baochinhphu.vn/Phap-luat/Bo-Cong- an-ra-mat-Trung-tam-Du-lieu-Quoc-gia-ve-dan-cu/404592.vgp, truy cập ngày 20.09.2020.

Mơ hình thứ hai, các cá nhân, cơ quan, tổ chức ADR chuyên nghiệp như

các trung tâm hòa giải, trọng tài v.v. sẽ thực hiện phương thức ODR khi được các bên tranh chấp đề nghị. Đây là đơn vị GQTC có độ tin cậy cao bởi họ có kiến thức và chuyên môn vững vàng về lĩnh vực tranh chấp. Vào tháng 6/2020, trung tâm Trọng tài quốc tế Hà Nội đã cho ra mắt hệ thống GQTC trực tuyến trên website www.hiac.vn để GQTC phát sinh từ các giao dịch trực tuyến và ngoại tuyến. Tại mơ hình 2 này, các tổ chức ADR sẽ được quyền phát triển các nền tảng ODR theo định hướng của mình để cung cấp dịch vụ ODR trực tiếp hoặc tích hợp vào hệ thống website TMĐT của các doanh nghiệp TMĐT. Đây là mảng hoạt động rất tiềm năng khi các website TMĐT lớn trên thế giới như Alibaba, Ebay, Amazon đều đang liên kết với các tổ chức hòa giải thương mại, trọng tài để GQTC. Mơ hình này có ưu điểm là trao tính chủ động cho các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng và vận hành nền tảng GQTC trực tuyến của riêng mình. Tuy nhiên, do sự phát triển muộn của các phương thức ADR ở Việt Nam dẫn đến dữ liệu và tài nguyên của các cơ quan, tổ chức GQTC như hịa giải, trọng tài, cơ quan bảo vệ NTD khơng được chia sẻ thành cơ sở dữ liệu chung. Do đó, với mơ hình 2, khả năng kết nối và tương

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)