Về nền tảng công nghệ thông tin chuyên biệt để áp dụng phương thức giải quyết

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 74 - 77)

3.2 Một số đề xuất cụ thể góp phần xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh

3.2.4 Về nền tảng công nghệ thông tin chuyên biệt để áp dụng phương thức giải quyết

quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử

Từ kinh nghiệm vận hành của mơ hình ODR của EU và Trung Quốc, phương thức ODR ở Việt Nam nên xây dựng các nền tảng CNTT-TT chuyên biệt để tiếp nhận và xử lý các tranh chấp. Đây là điều kiện tiên quyết để ODR phát triển một cách bền vững ở nước ta. Vì vậy, tác giả đề xuất xây dựng hai nền tảng: (i) Cổng TTQG về ODR trong TMĐT với các phương thức GQTC ngồi tịa án và (ii) tịa án Internet với thủ tục tố tụng tại tòa.

Cổng thông tin quốc gia về ODR trong TMĐT

Để thúc đẩy sự phát triển của TMĐT, tác giả đề xuất cần bổ sung chế định về Cổng thông tin quốc gia về ODR vào Nghị định 52/2013/NĐ-CP, cụ thể là một chương mới - chương 8 với các quy định về chức năng, nguyên tắc hoạt động, hiệu lực pháp lý của Cổng TTQG về GQTC ngồi tịa án trong TMĐT, với quy định cụ thể như sau:

Điều […]. Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử

1. Cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến ngồi tịa án trong thương mại điện tử được thực hiện thống nhất thông qua Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến.

2. Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử là một nền tảng công nghệ trực tuyến được thiết kế và phát triển dưới dạng một cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp một điểm truy cập duy nhất cho các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi tịa án, để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến cho người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam.

3. Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng và thương nhân gửi khiếu nại bằng cách điền vào mẫu đơn khiếu nại điện tử có sẵn cùng các tài liệu liên quan. Cổng thông tin sẽ gửi khiếu nại đến một cá nhân, tổ chức chuyên thực hiện hoạt động giải quyết tranh chấp như hòa giải viên, trung tâm hòa giải, trọng tài viên, trung tâm trọng tài hoặc đến cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

4. Cổng thông tin này sẽ cung cấp miễn phí các biểu mẫu, cơng cụ quản lý và không gian lưu trữ cho các thông tin, dữ liệu, hồ sơ điện tử và cho phép các chủ thể thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp ngồi tịa án để giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử. Người sử dụng thanh tốn lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp đến địa chỉ điện tử được đăng ký đến người sử dụng.

Để GQTC hiệu quả cũng như tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của nền tảng, phạm vi áp dụng của phương thức ODR thực hiện thông qua Cổng TTQG sẽ được áp dụng theo mục 3.2.2 như tác giả đã phân tích ở trên. Tương tự như ODR Platform của EU, chức năng của Cổng TTQG sẽ bao gồm: (i) tiếp nhận khiếu nại, (ii) xử lý thông tin, (iii) chuyển khiếu nại đến thương nhân hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân GQTC ngồi tịa án, (iv) công bố kết quả GQTC một cách công khai để các bên theo dõi và phản hồi các ý kiến về hệ thống cũng như tổ chức, cá nhân GQTC. Ngồi ra, cổng thơng tin sẽ cung cấp cho người sử dụng các quy định pháp luật cũng như thông tin liên quan đến phương thức ODR. Điều này nhằm cung cấp thông tin cho người sử dụng hiểu biết rõ về loại hình mới này. Cụ thể, tác giả đề xuất chức năng pháp lý, nguyên tắc hoạt động và cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành của cổng thông tin sẽ quy định như sau:

Điều […]. Chức năng của Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến

1. Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến có bốn (4) chức năng chính sau: (i) tiếp nhận khiếu nại, kết nối và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc giữa thương nhân và thương nhân trong nước bằng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến ngồi tịa án có giá trị đến 100 triệu đồng hoặc cao hơn tùy theo thỏa thuận của các bên; (ii) đầu mối kết nối với các cơ quan, tổ chức có liên quan; (iii) tư vấn pháp luật và giải quyết các thắc mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp trực tuyến; (iv) cập nhật và báo cáo các vụ việc cho các bên liên quan và cơ quan có thẩm quyền.

2. Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ là trung tâm kết nối với các nguồn dữ liệu chung, thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia vào giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử. Những

chủ thể tham gia kết nối mang tính mạng lưới này có trách nhiệm hỗ trợ nhanh chóng và tích cực cho việc xác minh các chứng cứ, thơng tin liên quan đến khiếu nại, tranh chấp.

Điều […]. Nguyên tắc hoạt động

Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử hoạt động trên nguyên tắc thân thiện với người dùng, độc lập, công bằng, khách quan, bảo đảm an tồn, bí mật thơng tin nhằm giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam một cách tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả.

Điều […]. Cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành

Bộ Công Thương87 sẽ được trao trách nhiệm vận hành Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong trong thương mại điện tử. Bộ Cơng Thương có trách nhiệm kết nối và giới thiệu các cá nhân, cơ quan tổ chức có uy tín vào cộng tác để giải quyết các tranh chấp trong thương mại điện tử bằng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. Bộ Công Thương đồng thời sẽ là cơ quan cấp quyền cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác truy cập vào dữ liệu, thông tin, đảm bảo an ninh của Cổng và đồng thời cũng là bên chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động của cổng thông tin quốc gia hằng năm với các đề xuất điều chỉnh theo tình hình vận hành thực tiễn.

Điều […]. Giải thích từ ngữ

1. Giao dịch điện tử trong Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến (sau đây gọi là giao dịch điện tử) là việc người khiếu nại thực hiện thủ tục gửi, nhận đơn khiếu nại, tài liệu, chứng cứ và việc Cổng thông tin cấp, tống đạt, thông báo văn bản bằng phương tiện điện tử

2. Thông điệp dữ liệu điện tử trong Cổng thông tin quốc gia về giải quyết tranh chấp trực tuyến (sau đây gọi là thông điệp dữ liệu điện tử) là dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử từ đơn khiếu nại, tài liệu, chứng cứ, văn bản đã được ban hành theo quy định của pháp luật.

87 Bộ Công Thương hiện đang có cơ chế tiếp nhận phản ánh, khiếu nại qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử được xây dựng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01.07.2013, cung cấp dịch vụ công trực tuyến giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký cung cấp dịch vụ TMĐT, đánh giá tín nhiệm website TMĐT, công bố danh sách các website TMĐT vi phạm quy định pháp luật, tiếp nhận phản ánh các hành vi vi phạm.

3. Tài khoản giao dịch điện tử là tên và mật khẩu được Cổng thông tin cấp cho người khiếu nại, người tham gia giải quyết tranh chấp để đăng nhập khi thực hiện giao dịch điện tử.

4. Ngày gửi thông điệp dữ liệu điện tử của đương sự, người tham gia giải quyết tranh chấp khác được xác định là ngày Cổng thông tin điện tử xác nhận là đã nhận được thông điệp dữ liệu điện tử do đương sự, người tham gia giải quyết tranh chấp khác gửi đến.

5. Ngày cấp, tống đạt, thông báo thông điệp dữ liệu điện tử là ngày hệ thống của Cổng thông tin điện tử xác nhận đã gửi thành công thông điệp dữ liệu điện tử đến địa chỉ thư điện tử của đương sự, người tham gia giải quyết tranh chấp khác, trừ trường hợp do lỗi kỹ thuật hệ thống.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)