Khoa Luật Hình sự ĐH Luật TPHCM, Sđd, tr

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

2007 594 1024 21 46 3,54 4,49 2008 649 1164 23 50 3,54 4,3 2008 649 1164 23 50 3,54 4,3 2009 736 1282 27 59 3,67 4,6 2010 638 1292 26 58 4,08 4,49 2011 861 1728 34 73 3,95 4,22 2012 791 1616 36 68 4,55 4,7 Tổng 5423 9955 199 435 3,67 4,37

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Viện KSND tỉnh Bình Định)

Bảng thống kê trên cho thấy tình hình các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định có diễn biến phức tạp, chiều hướng tăng giảm không đồng đều: từ năm 2005 đến năm 2009 tỉ lệ số vụ án xét xử về các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện tăng dần thì đến năm 2010 lại giảm xuống, rồi đến năm 2011 lại tăng trở lại. Tuy nhiên xu hướng chung là tăng dần về số lượng vụ án và người phạm tội. Trong thời gian 8 năm Tịa án nhân dân tỉnh Bình Định và các Tịa án huyện thuộc tỉnh Bình Định đã xét xử 5423 vụ án/9955 bị cáo thì trong đó có 199 vụ/ 435 bị cáo là các vụ về các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt (các tội quy định từ Điều 133 đến Điều 140 BLHS) do phụ nữ thực hiện với tỉ lệ vụ án là 3,67% và tỉ lệ bị cáo là 4,37%. Như vậy, tính trung bình trong một năm trên địa bàn tỉnh Bình Định xét xử khoảng 25 vụ, với 54 bị cáo là nữ phạm các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt. Tỉ lệ các vụ án và bị cáo so với tổng chung tăng dần là một điều đáng lo ngại chứng tỏ diễn biến của tình hình tội phạm này ngày càng diễn biến phức tạp hơn, cơng tác phịng ngừa tội phạm chưa đạt hiệu quả, chưa hạn chế được tình hình tội phạm.

* Thực trạng tội phạm ẩn:

Tội phạm ẩn là phần còn lại trong thực trạng của tình hình tội phạm, là tội phạm chưa bị phát hiện, xử lý gồm tội phạm ẩn tự nhiên và tội phạm ẩn nhân tạo. Tội phạm ẩn tự nhiên là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hồn tồn khơng có thơng tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và khơng đưa vào thống kê hình sự (ẩn khách quan). Còn tội phạm ẩn nhân tạo là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan chức năng phát hiện

nhưng không bị xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn tự nhiên khác (ẩn chủ quan)5.

Nếu như thống kê tội phạm bị xét xử bởi Tòa án phản ánh tội phạm rõ thì các số liệu thống kê các tội phạm được thụ lý và giải quyết sẽ phản ánh được phần nào tình hình tội phạm ẩn vì trong số các vụ án được thụ lý (ghi nhận trong sổ thụ lý) sẽ có những vụ bị truy tố và đưa ra xét xử, có những vụ bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Các số liệu này phản ánh tội phạm ẩn chủ quan chứ không thể hiện được tội phạm ẩn khách quan bởi vì các tội phạm ẩn khách quan sẽ không được ghi nhận trong sổ thụ lý (cơ quan chức năng hồn tồn khơng nhận được thông tin về tội phạm). Chúng ta chỉ có thể căn cứ vào tỉ lệ các tội phạm ẩn chủ quan mà đánh giá tỉ lệ các tội phạm ẩn khách quan mà thôi. Hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng càng cao thì miền tội phạm ẩn càng bị thu hẹp và ngược lại.

Bảng dưới đây thống kê số liệu các vụ án được thụ lý và giải quyết trong khoảng thời gian 8 năm của Tòa án: thụ lý tổng cộng 193 vụ/423 bị can, truy tố xét xử 186 vụ/405 bị cáo, đình chỉ điều tra 6 vụ/9 bị can, tạm đình chỉ điều tra 7 vụ/13 bị can.

Bảng số 2. Tình hình truy tố và xét xử các vụ án về các tội XPSH có tính chất

chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2012

Năm Tổng số thụ lý Đã giải quyết Vụ Bị can Quyết định truy tố Đình chỉ điều tra Tạm đình chỉ điều tra

Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can

2005 12 28 12 28 0 0 0 0 2006 20 45 19 44 0 0 1 1 2007 21 46 20 44 1 2 0 0 2008 23 50 21 47 1 1 1 2 2009 27 59 24 54 1 1 2 4

2010 26 58 23 53 2 3 1 2

2011 34 73 33 72 0 0 1 1

2012 36 68 34 63 1 2 1 3

Tổng 199 435 186 405 6 9 7 13

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Viện KSND tỉnh Bình Định)

Trong 8 năm tỉ lệ truy tố là 186/199 đạt 93,47%, còn lại là các tội phạm được thụ lý nhưng bị đình chỉ hoặc tạm đình chỉ chiếm 6,53% - đây là tỉ lệ tội phạm ẩn nhân tạo đã phân tích trên, chứng tỏ hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm cũng chưa cao.

Riêng đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cịn có điểm đáng lưu ý: chính sự thận trọng trong việc tránh hình sự hóa các quan hệ dân sự đã dẫn đến nhiều trường hợp ngược lại “dân sự hóa các trường hợp hình sự”, có nhiều hành vi là tội phạm nhưng lại đưa vào thụ lý dân sự và giải quyết như một vụ tranh chấp hợp đồng vay tài sản bình thường chứ khơng đưa ra truy tố xét xử hình sự. Các trường hợp này chính là tội phạm ẩn tự nhiên của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1.2.2. Cơ cấu của tình hình

Cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỉ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm.

Trước hết ta xem xét sự thay đổi về tỉ lệ của nhóm tội XPSH có tính chất chiếm đoạt trong tổng số tội phạm, sau đó xem xét đến tỉ lệ nhóm tội này nhưng do chủ thể nữ thực hiện trong tổng số tội phạm chung để có cái nhìn tồn diện hơn. Biểu đồ dưới đây thể hiện tỉ lệ trung bình từ năm 2005 đến năm 2012, còn tỉ lệ cụ thể các năm tác giả đã giới thiệu tại bảng số 1 ở trên.

Biểu đồ số 1. Tỉ lệ trung bình tội phạm và người phạm tội XPSH có tính chất chiếm

đoạt trong tổng số tội phạm và người phạm tội tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2012

26%

74%Tổng số tội phạm Tổng số tội phạm

Tội phạm XPSH có tính chiếm đoạt

24%

76%

Số người phạm tội

Biểu đồ số 2. Tỉ lệ trung bình tội phạm và người phạm tội XPSH có tính chất chiếm

đoạt do phụ nữ thực hiện trong tổng số tội phạm và người phạm tội tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2012

3%

97%Tổng số tội phạm Tổng số tội phạm

Tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do nữ thực hiện

4%

96%

Tổng số người phạm tội

Số nữ phạm tội XPSH có tính chiếm đoạt

Nhìn vào các biểu đồ trên ta thấy các vụ XPSH có tính chất chiếm đoạt do nữ thực hiện chiếm tỉ lệ 3% trong tổng số các tội phạm nói chung, số người phạm tội thì chiếm 4% trong tổng số người phạm tội. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa tỉ lệ tội phạm và người phạm tội là bởi trong các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do nữ thực hiện thường do nhiều người cùng thực hiện chứ ít khi do một người thực hiện. Đây là một tỉ lệ đáng lưu ý, chứng tỏ tình hình các tội phạm này đáng được quan tâm, xem xét phịng ngừa thích đáng; đặc biệt chủ thể lại là nữ nên càng phải nhanh chóng nghiên cứu ngun nhân, tìm ra giải pháp hạn chế kịp thời.

Bảng số 3. Thống kê tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện

trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2012

Điều

Tên tội danh theo BLHS

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

luật Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)