Www.lichsuvn.info, Tác động hai mặt của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá đối với xây dựng đời sống

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

của xã hội, các truyền thống đạo đức dần dần bị mai một, việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ bị xem nhẹ, cha mẹ lao vào kiếm tiền và phó thác trách nhiệm cho nhà trường, nhà trường thì đổ lỗi cho gia đình, nhiều giáo viên tâm huyết còn phải lo lắng về cơm áo gạo tiền nên không thể quan tâm đến việc giáo dục từng học sinh được. Hơn nữa thực tế, một phần giáo viên hiện tại cũng bị tha hóa, thiếu đạo đức trầm trọng. Do vậy, những học sinh được giáo dục trong mơi trường như vậy có hành vi phạm tội là điều dễ hiểu, xuất phát từ nền tảng quan điểm sống vị kỉ, thiếu đạo đức, chuẩn mực.

2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý – văn hóa xã hội

Tình hình tội phạm cịn có ngun nhân từ tâm lý – văn hóa xã hội, trong đó bao gồm tâm lý của người phạm tội, tâm lý nạn nhân và tâm lý chung của cộng đồng xã hội. Tâm lý là những diễn biến bên trong của con người, nó được quy định bởi quan niệm sống, hứng thú, nhu cầu, sở thích, … nếu xét trên bình diện xã hội, thì tâm lý xã hội là những quan niệm, suy nghĩ chung, mang tính ưu thế phổ biến trong xã hội đó, là tổng hợp những tâm lý cá thể xã hội đó chứa đựng. Cịn văn hóa là tổng hợp những chuẩn mực cư xử, hành vi, lối sống, quan điểm sống, tư tưởng, … của cá nhân và xã hội nơi đó. “Đây là nhóm nguyên nhân và điều kiện phát sinh từ những khiếm khuyết, khuyết tật về tinh thần. Nhóm nguyên nhân điều kiện này bắt nguồn từ những xung đột, mâu thuẫn của một số trào lưu, xu hướng văn hóa, của những phong tục tập qn, sở thích, thị hiếu của một bộ phân dân cư không phù hợp với chuẩn mực của xã hội hiện tại”31.

Sự phát triển kinh tế thị trường, q trình tồn cầu hóa và sự hội nhập của đất nước đã đón nhận những luồng gió văn hóa mới với những quan điểm, lối sống khác lạ, trong đó có những giá trị tiến bộ cần tiếp thu nhưng cũng khơng ít giá trị văn hóa xung đột, mâu thuẫn, khơng phù hợp với truyền thống dân tộc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý tội phạm của các tội XPSH chính là lối sống thực dụng, ham hưởng thụ và vị kỷ, đi quá giới hạn cái gọi là “tự do cá nhân” đến mức xâm phạm tự do người khác, để đạt lợi ích cá nhân người ta sẵn sàng xâm phạm lợi ích của người khác.

Không phải môi trường nào cũng tràn đầy những tư tưởng, văn hóa, lối sống tốt đẹp. Dân gian ta có câu “Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài” hay quen thuộc hơn là “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nên tùy thuộc vào mơi trường xã hội, nền văn hóa mà con người tiếp xúc mà hình thành nên phẩm chất tốt đẹp, nhân cách đàng hồng hay khơng. Nói đến văn hóa, tâm lý xã hội

là nói đến một sự thống nhất trong đa dạng, phong phú, trong đó có tốt và có xấu, có tiến bộ và có lạc hậu chứ khơng chỉ là một bức tranh sáng. Góc tối của bức tranh chính là những nhóm, những khu vực với lối sống đi ngược với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, ở nơi này cái xấu, cái sai trái được cổ vũ và hoan nghênh. Con người sinh ra và lớn lên từ đây tất nhiên là chịu ảnh hưởng của cái “văn hóa” nơi đó khơng nhiều thì ít, nếu họ không được tiếp xúc với những giá trị văn hóa tốt đẹp khác thì họ sẽ hành động theo chuẩn hành vi mà họ học được nơi đó. Cá nhân vi phạm pháp luật khi nhận được nhiều quan điểm, thái độ ủng hộ việc vi phạm pháp luật hơn là quan điểm, thái độ ngược lại32.

Một trong những sự khác biệt văn hóa phương Đơng chúng ta với văn hóa phương Tây là tính cộng đồng. Điều kiện sống ở phương Tây khiến cho con người phải độc lập ngay từ rất sớm mà không dựa vào số đông, không dựa vào cộng đồng (chăn nuôi du mục) cho nên cộng đồng khơng có sự gắn kết; cịn phương Đơng chúng ta xuất phát từ điều kiện sống phải dựa vào sức mạnh tập thể, phải gắn kết cộng đồng (nông nghiệp cần trị thủy, khai hoang, trồng trọt, săn bắt, …) nên tính cộng đồng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập và giao thoa văn hóa hiện nay nét truyền thống này cũng có những sự thay đổi nhất định. Đó là sự thay đổi tâm lý văn hóa theo hướng mất dần sự gắn kết, khơng cịn “tối lửa tắt đèn có nhau” nữa mà là “đèn nhà ai nấy rạng”, điều này thể hiện rõ nhất ở các khu vực đã và đang đơ thị hóa như thành phố Quy Nhơn, các thị trấn, thị xã, … Nắm được điểm này, các đối tượng phạm tội thường chọn những khu vực nêu trên để thực hiện hành vi phạm tội. Đây là một nguyên nhân khiến cho các tội phạm nói chung và các tội XPSH do phụ nữ thực hiện nói riêng khó bị phát hiện, cảnh giác và ngày càng có cơ hội phát triển.

Một nguyên nhân ảnh hưởng đến sự gia tăng của các tội phạm XPSH nữa chính là văn hóa pháp lý thấp nhưng lại trọng tình, trọng tín, sĩ diện. Đây đều là những nét tâm lý, văn hóa đặc trưng của xã hội ta và đã ngấm sâu vào mỗi cá nhân. Sở dĩ nói rằng văn hóa pháp lý thấp là bởi vì chúng ta ngại các hình thức, giấy tờ pháp lý mà chỉ cần dựa vào uy tín, tình cảm, đặc biệt đối với những mối quan hệ gia đình, thân thiết, quen biết. Cho nên khi cho vay tiền rất ít suy nghĩ tới việc lập hợp đồng cho chặt chẽ, nếu số tiền lớn thì viết cái giấy đơn sơ ghi nợ là xong. Đồng ý rằng khi người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì hợp đồng chỉ để hợp thức hóa thủ đoạn gian dối của người phạm tội mà

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)