yếu tố cấu tạo nên tâm lý con người. Các yếu tố cịn lại bao gồm lịng nhân, óc hợp đồn, cảm xúc tính và hoạt động tính.
Chúng ta cùng trở lại một số vụ án đã phân tích ở trên. Đầu tiên là những vụ trộm cắp tài sản: Vụ Nguyễn Thị Hà dùng dao lam rạch túi quần của chị Huỳnh Thị Thu để lấy 1.780.000 đồng là do hai người ngồi cùng chuyên xe, ngồi bên cạnh nhau sau đó Hà trị chuyện làm quen, sau đó “chị Thu ngủ gật trên vai Hà”39. Rồi vụ trộm cắp tài sản do Huỳnh Thị Tuyết Ngân thực hiện khi xin vào làm tại quán ăn, nạn nhân là anh Bùi Ngọc Thống với tài sản là chiếc Honda, là chị Nguyễn Thị Thủy – người làm thuê ở cùng phòng với Ngân40, …
Đối với tội lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hành vi thường thấy là vay tiền thì một điều chắc chắn là phải có sự quen biết trước giữa người đi vay và người cho vay, nếu chưa thì cũng phải qua một sự giới thiệu uy tín bởi lẽ số tiền và tài sản cho vay là hồn tồn khơng nhỏ. Đọc qua lần lượt các bản án với danh sách dài dằng dặc những nạn nhân mới thấy được sự tranh thủ các mối quan hệ của những “nữ nhân” phạm tội xuất sắc như thế nào. Có rất nhiều trường hợp bị vay rất nhiều lần và lần sau số tiền nhiều gấp nhiều lần số tiền lần trước. Chỉ trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán sản phẩm trúng thưởng, giả danh đại lý kinh doanh, phân phối sản phẩm,… thì người phạm tội và nạn nhân khơng có sự quen biết trước mà thơi.
Lịng tham, hám lợi, tin vào những hợp đồng vay với lãi suất cao bất thường của nạn nhân cũng được người phạm tội nắm bắt và lợi dụng triệt để. Bản tính con người đều hướng tới lợi ích, dù là vật chất hay tinh thần. Tuy nhiên, ham lợi ích mà khơng suy xét tính tốn thì thật đáng thương và đáng trách. Lãi suất vay lúc nào cũng cao một cách bất thường và nhiều khi hoang tưởng (từ 2%/tháng đến 7%/tháng), khi kí hợp đồng giao tài sản không phải là nạn nhân không nghi ngờ nhưng tin vào uy tín, sự thuyết phục và hơn nữa vì lợi ích q lớn, nếu những sự hứa hẹn kia là sự thật (có giấy tờ rõ ràng) thì quả là đáng để cho vay. Cịn rất nhiều rất nhiều những nạn nhân chưa hoặc không tố giác khi là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì tâm lý e ngại, “tốt khoe xấu che”, đây cũng là một trong các nguyên nhân tâm lý xã hội làm cho tình hình tội phạm gia tăng, làm cho việc phịng ngừa khơng đạt hiệu quả (tỉ lệ tội phạm ẩn khá cao).
Tâm lý tiếp theo của nạn nhân trong những tội này là sự nhẹ dạ cả tin. Nắm được điểm này, những “nữ nhân” đã lời ngon tiếng ngọt cộng với hàng loạt giấy tờ làm tin để tỉ tê thuyết phục và thường nạn nhân cũng là nữ giới.