Trong những lần lừa đảo để vay tiền, lúc nào lãi suất cũng rất cao đánh vào tâm lý hám lợi của đa phần người cho vay, ví dụ trong vụ án kể trên, Phạm Thị Hiền đã vay của bà Võ Thị Kiều Diễm (367 Quang Trung, TT Ngô Mây, Phù Cát) 13 lần với tổng số tiền 3.315.000.000 đồng, lãi suất 6 %/tháng; vay của bà Trảo Thị Minh Hạnh (Tiên Hội, Nhơn Thành, An Nhơn) 6 lần với tổng số tiền 850.000.000 đồng, lãi suất 6 %/tháng; vay của bà Nguyễn Thị Hoa (60 Hoàng Hoa Thám, P. Thị Nại, TP. Quy Nhơn) 2 lần với tổng số tiền 970.000.000 đồng, lãi suất 9 %/tháng; vay của Huỳnh Thị Minh Tuyết (404 Quang Trung, TT. Ngô Mây, Phù Cát) 8 lần với tổng số tiền 1.190.000.000 đồng, lãi suất 7,5 %/tháng.
Vụ án Lê Minh Hà và Nguyễn Thị Kim Tuyến đã nêu ở trên thì thủ đoạn gian dối ở đây là “Đến cuối năm 2009, vợ chồng Hà – Tuyến đã nợ tiền vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định khoảng 4.000.000.000 đồng và xác định mất khả năng thanh tốn, nhưng vì muốn vay được tiền để trả nợ cũ, vợ chồng Hà – Tuyến đã che giấu thơng tin vỡ nợ, nói dối người cho vay về mục đích vay tiền như: vay để đáo hạn ngân hàng, vay để mua sắm máy móc trang thiết bị y tế, đầu tư phòng khám, trả lương nhân viên, … đồng thời trả tiền gốc, lãi đầy đủ vào thời gian đầu nhằm tạo niềm tin đối với người cho vay. Nhưng thực chất, sau khi nhận được tiền vay, vợ chồng Hà – Tuyến sử dụng phần lớn để trả nợ cũ, trả lãi vay ngân hàng, chỉ dùng số ít đầu tư duy trì hoạt động của phòng khám để người khác nhầm tưởng về khả năng tài chính của vợ chồng Hà – Tuyến mà tiếp tục cho vay tiền…”12.
Với thủ đoạn tương tự, vợ chồng Nguyễn Ngọc Lang và Lương Thị Quý cũng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người, cụ thể: “Từ năm 2003, vợ chồng Lang – Quý kinh doanh chăn ni bị sữa nhưng thua lỗ, dẫn đến thâm nợ. Để có tiền trả nợ, vợ chồng Lang – Quý tiếp tục đi vay tiền và nói với những người cho vay là vay tiền để đầu tư trang trại ni bị sữa, thành lập công ty TNHH Đại Tồn Phát mua bán hàng nơng sản, xây dựng kho chứa hàng của công ty và thành lập cơng ty mua bán máy vi tính, … làm cho nhiều người nhầm tưởng vợ chồng Lang – Quý làm ăn có hiệu quả nên đã cho vay tiền. Sau khi nhận được tiền vay, Lang – Quý chỉ sử dụng ít tiền vay được để duy trì việc kinh doanh trang trại bị sữa, cịn lại dùng vào việc trả nợ gốc và lãi cho người đã vay trước và chi tiêu sinh hoạt gia đình. Với những thủ đoạn như trên, từ năm 2007 đến năm 2010 Lang – Quý đã vay của 20 công dân tổng số tiền 5.830.500.000 đồng; 6 lượng vàng SJC và 3 chỉ vàng