nguyên nhân điều kiện chung của tình hình tội phạm chung trên cả nước như sau: Tình hình trên do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong việc quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan Nhà nước tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chúng ta chưa đánh giá đúng tính chất phức tạp nghiêm trọng sự phát triển tội phạm trong thời kỳ mới, để đề ra những chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thi hành pháp luật lại chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng đúng mức cơng tác tham gia phịng, chống tội phạm. Một bộ phận cán bộ, kể cả cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật bị tha hóa, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân; cơng tác phịng ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức.
Ngày 26 tháng 9 năm 2011 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-CT-UBND về việc tăng cường cơng tác phịng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Định đã chỉ ra một cách khái quát những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh như sau: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự tác động của những khó khăn về kinh tế - xã hội, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, hành xử bạo lực, thiếu văn hóa, tính cơn đồ, càn quấy, sự coi thường kỷ cương, pháp luật, tính chất quyết liệt, manh động của tội phạm…Trong đó có nguyên nhân chủ quan như: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thường xuyên quan tâm, chỉ đạo đối với công tác này do đó chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong cơng tác phịng, chống tội phạm; các sở, ngành, hội đoàn thể ở tỉnh cũng như ở cơ sở chưa làm tốt công tác vận động hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cơng tác hịa giải ở cơ sở còn nhiều yếu kém; các mơ hình, điển hình tiên tiến trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa được các địa phương phát huy, nhân rộng; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” đã đạt được trên diện rộng song chưa thực chất đi vào chiều sâu. Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể và UBND các huyện, thành phố chưa triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời Quyết định số 218/QĐ-UBND ngày 25/4/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.
Khi nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định, căn cứ vào nội dung, tính chất tác động của nguyên nhân và tình hình tội phạm mà tác giả chia thành nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân và
điều kiện tâm lí – văn hóa xã hội, ngun nhân và điều kiện tổ chức, quản lí xã hội, nguyên nhân và điều kiện thuộc về pháp luật và cơng tác phịng chống tội phạm. Dưới đây chúng ta sẽ đi vào phân tích từng nguyên nhân cụ thể.
2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội
Bất cứ một sự thay đổi nào của xã hội đều có xuất phát điểm, nguyên nhân sâu xa từ kinh tế. Tình hình tội phạm cũng khơng ngoại lệ. Muốn nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân của tình hình tội phạm ở đâu thì phải nghiên cứu, xem xét, tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội của nơi đó. “Đây là nhóm hiện tượng q trình xã hội mang nội dung kinh tế, phát sinh trong hoạt động sản xuất, phân phối và lưu thông, bao gồm cả việc đề ra tổ chức và thực hiện các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Nhóm nguyên nhân này có thể tác động đến nhiều nhóm tội và loại tội khác nhau, nhưng chủ yếu và trực tiếp nhất là các tội phạm về kinh tế, các tội XPSH, các tội phạm tham nhũng, ma túy, …”28. Do vậy, nghiên cứu và chỉ ra nguyên nhân và điều kiện kinh tế - xã hội đối với các tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định là điều tất yếu và cần thiết.
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh: Thừa Thiên Huế; Quảng Ngãi; Quảng Nam; Bình Định và Thành phố Đà Nẵng). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đơng giáp biển Đơng. Cách Hà Nội 1.065 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Bắc. Bình Định có vị trí địa lý quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên, Hạ Lào, Đơng Bắc Kampuchia và Thái Lan.
Bình Định có diện tích tự nhiên 6.050 km2, dân số 1.489.700 người, mật độ dân số 246,2 người/km2 (số liệu năm 2010). Bình Định có 11 đơn vị hành chính: thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 1 và 10 huyện gồm An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh (miền núi), Tây Sơn, Hoài Ân (trung du), Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước (đồng bằng). Toàn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn (Trong đó: có 129 xã, 14 Thị trấn; 16 phường).
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định khơng ngừng phát triển. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hố, xã hội được nâng cao, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình suy thối kinh tế thế giới nhưng kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.