nên không được đưa vào giải quyết, gây bức xúc trong quần chúng. Trường hợp này dễ xảy ra nhất là ở thành phố Quy Nhơn, nơi mà hàng ngày cơ quan Công an tiếp nhận rất nhiều tin báo tố giác tội phạm, họ dễ bỏ qua những trường hợp thiệt hại tuy đạt tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng được xem là khơng đáng kể so với xã hội, đặc biệt là trong trường hợp người phạm tội đã bỏ trốn, là người lạ khơng rõ lai lịch, vì ngại truy tìm và điều tra nên cơng an cho qua.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội của lực lượng cán bộ tư pháp hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về đấu tranh phịng chống tội phạm trong tình hình mới. Trong tình hình hiện nay, cùng với sự bùng nổ khoa học công nghệ là hàng loạt thành quả ứng dụng khoa học công nghệ mới hàng ngày, người phạm tội đã biết ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ này vào việc thực hiện hành vi phạm tội, che giấu hành vi phạm tội của mình, trốn tránh cơ quan điều tra. Cho nên dẫn đến việc phịng chống tội phạm khơng hiệu quả, nghĩa là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn.
Việc đưa ra xét xử lưu động những vụ án điểm là một hoạt động rất có hiệu quả trong cơng tác đấu tranh phịng ngừa tội phạm trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng án xét xử lưu động chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại, chưa đủ sức răn đe đối với quần chúng nhân dân. Bằng chứng là số vụ phạm tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện ngày càng tăng lên, thiệt hại của các vụ sau còn cao hơn cả vụ trước gây hoang mang bức xúc trong dư luận. Điều này còn xuất phát từ quan điểm của các cơ quan tư pháp chưa thật sự thấy được tầm quan trọng của công tác phịng ngừa các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ án XPSH có tính chất chiếm đoạt thực hiện được chọn để xét xử lưu động so với các tội phạm khác còn thấp.
2.2. Nguyên nhân và điều kiện cụ thể
2.2.1. Từ phía người phạm tội
Động cơ chủ yếu của người phạm tội ở đây là lợi ích vật chất được thể hiện qua hình thức tiền và tài sản khác. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội nảy sinh những tâm lý, suy nghĩ riêng để dẫn đến việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, bao gồm các trường hợp phạm tội như sau (mỗi trường hợp tương ứng với một dạng tâm lý riêng).
Trường hợp người phạm tội xuất phát từ lối sống vị kỷ, coi thường quyền sở hữu của người khác, thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức hoặc thiếu kiềm chế nhất thời mà có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Người phạm tội xuất phát từ dạng tâm lý này có thể là những người có địa vị cao,
nhiều phương tiện xã hội, nhiều cơ hội, ở những nhóm có văn hóa tốt. Lối suy nghĩ này có thể do sự khiếm khuyết về giáo dục của gia đình và nhà trường, có thể do ảnh hưởng của môi trường sống, của những hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật mà người phạm tội tiếp xúc, cũng có thể xuất phát từ tâm lý chống đối xã hội, phản đối sự phân chia phương tiện của xã hội cộng với mục tiêu cao (mục tiêu muốn có số tiền lớn nhưng những phương tiện để thỏa mãn nhu cầu này một cách hợp pháp và được cho phép lại không thể đạt đến mục tiêu). Hành vi này có thể chỉ xảy ra với tần suất thấp hoặc một lần như hành vi trộm cắp tài sản trong trường hợp thiếu kiềm chế, sau đó đem trả lại cho chủ tài sản (tất nhiên nếu bị phát hiện vẫn phạm tội trộm cắp tài sản, tội phạm đã hoàn thành trừ khi lấy được tài sản) hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng cách giữ lại không giao trả một tài sản đáng lẽ phải giao trả bằng lý do gian dối. Để giải thích tâm lý này có thể vận dụng thuyết Trung hịa của Maiza và Sykes để giải thích: người phạm tội vẫn giữ những giá trị truyền thống nhưng có lúc họ “lệch” ra khỏi các giá trị đó để phạm tội và họ dùng kỹ thuật trung hòa (cơ chế bào chữa) bao gồm nhiều hành vi như phủ nhận trách nhiệm, phủ nhận tính sai trái của hành vi, phủ nhận nạn nhân, đổ lỗi cho sự trung thành (tình cảm, tơn giáo, tư tưởng, …), kết án người kết án.
Hành vi phạm tội cũng có thể nảy sinh từ sự quẫn bách về suy nghĩ, do áp lực về kinh tế của người phạm tội. Khi kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất sẽ gây áp lực lên người phạm tội và họ nghĩ tới việc chiếm đoạt tài sản của người khác dù biết đó là hành vi sai trái. Nhóm này có thể bao gồm cả những người kinh doanh làm ăn, đầu tư lớn, giàu có hoặc cả những người trình độ học vấn cao, hiểu biết về pháp luật một cách khá tương đối. Tuy nhiên, để giải quyết khó khăn và giải tỏa áp lực trước mắt, họ sa ngã vào con đường phạm tội và càng ngày càng lún sâu. Trong những trường hợp đã phân tích ở trên phần nào thể hiện tâm lý muốn “quay đầu là bờ” của những người phụ nữ phạm tội qua việc họ đang cố gắng trả dần số nợ cho các “chủ nợ” chứ khơng phải có ý thức chiếm đoạt hoàn toàn, họ trả dần mỗi người một ít theo một thứ tự của riêng họ (theo mối quan hệ, theo thời gian vay, theo số tiền và tài sản vay, …). Tiếc rằng đến khi họ khơng cịn khả năng trả nợ thì là lúc màn kịch “quay vòng” này kết thúc và hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” pháp luật dành cho họ bởi một lý do khi đi vay họ đã cố tình dùng thủ đoạn gian dối để ngụy tạo một khả năng tài chính dồi dào. Lúc đi vay, nếu họ khơng dùng thủ đoạn gian dối thì sau đó có thể chuyển sang tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, nếu họ có thể trả hết nợ hoặc chứng minh được khả năng tài chính đủ để trả nợ thì vụ án đã dừng lại ở mức độ dân sự (vi phạm hợp đồng) hoặc khơng vi phạm pháp luật. Nói như vậy để thấy rằng đôi khi ý thức của người phạm tội khơng như những gì chúng ta quy kết nhưng nếu hành vi của họ đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành của một vi phạm hình sự
thì họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật và những lời luận tội mà có thể chính họ cũng cảm thấy quá mức.
Người phạm tội đã quen với việc thực hiện hành vi phạm tội và xem đó như một “nghề” kiếm sống. Tâm lý này xuất hiện ở những đối tượng là người trộm cắp, lừa đảo chuyên nghiệp. Đây khơng cịn là một sự “lệch chuẩn” nữa mà là một sự sai lầm về lối sống, một sự thiếu sót về đạo đức và một sự chai lì về nhân cách. Tỉ lệ về tái phạm ở nhóm này là cao nhất. Những người này đã để lịng tham của mình điều khiển những hành vi khác, quen với việc tiêu xài tài sản của người khác. Nguyên nhân gây ra lối sống này là do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội xung quanh. “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” là câu nói đúng đắn để giải thích nhiều trường hợp cùng một môi trường giáo dục nhưng hai người con lại có tính cách, lối sống khác nhau. Nhưng khơng thể dùng câu nói này để ngụy biện cho trường hợp này, con người ai cũng có lịng tham nhưng khơng hề có cái “bản tính trộm cắp”, giáo dục sẽ buộc con người phải tôn trọng tài sản của người khác và biết xấu hổ khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác. Chúng ta khơng nên hiểu “lịng tham” theo cái nghĩa xấu mà chúng ta hay gán cho nó38. “Lịng tham” ở đây là sự ham muốn về vật chất cũng như tinh thần, chính là sự mưu cầu lợi ích và tìm cách đạt được lợi ích đó. Điều xấu hay tốt là ở chỗ cách thức chúng ta thỏa mãn sự ham muốn đó mà thơi. Ví dụ: chúng ta muốn một chiếc ô tô và chúng ta làm lụng để dành tiền mua chiếc ơ tơ hồn tồn khác với việc chúng ta trộm cắp một chiếc ô tơ của người khác.
2.2.2. Từ phía người bị hại
Tâm lý chung của nạn nhân trong các vụ chiếm đoạt tài sản là chủ quan, thiếu thận trọng cảnh giác và suy xét, thiếu cẩn thận trong bảo quản tài sản (đối với nạn nhân của hành vi trộm cắp), chủ quan thiếu cảnh giác khi giao tài sản (đối với nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản). Đa phần các vụ án xảy ra giữa người phạm tội và nạn nhân đều có quan hệ quen biết, thậm chí thân thiết nên mới nảy sinh tâm lý chủ quan ở người bị chiếm đoạt, cho rằng mình sẽ khơng bị chiếm đoạt. Thực tế từ những vụ trộm cắp tài sản cho đến những vụ lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phần lớn đều xuất phát từ sự quen biết trước: hàng xóm, người quen, người thân, …