134 Bắt cóc NCĐ TS 135 Cưỡng đoạt TS 136 Cướp giật TS 137 Công nhiên CĐ TS 138 Trộm cắp TS 5 10 7 11 5 9 5 10 3 6 2 2 6 9 7 15 139 Lừa đảo CĐ TS 5 12 6 11 11 24 13 24 15 33 15 37 16 32 17 27 140 Lạm dụng tín nhiệm CĐ TS 2 6 6 12 4 10 4 13 6 15 6 14 11 31 10 21 Tổng 12 28 19 44 20 44 21 47 24 54 23 53 33 72 34 63
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Viện KSND tỉnh Bình Định)
Ta thấy trong nhóm các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện từ năm 2005 đến năm 2012 chỉ gồm 3 tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và trộm cắp tài sản. Các tội khác bao gồm cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản. Điều này được giải thích dựa trên đặc điểm thể chất, sinh lý của phụ nữ: họ khơng có lợi thế về sức mạnh thể chất để chiếm đoạt nên họ chiếm đoạt bằng những cách thức không dùng sức mạnh vũ lực mà chủ yếu dùng ngôn ngữ, hành động, thủ đoạn. Về điểm này, họ có lợi thế hơn hẳn nam giới. Dưới đây sẽ là biểu đồ thống kê bảng số liệu trên theo tội phạm (vụ) để chúng ta có cái nhìn trực quan hơn về tỉ lệ từng tội trong nhóm các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện:
Biểu đồ số 3. So sánh tỉ lệ các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực
hiện 52% 21% 27% Trộm cắp ts Lừa đảo cđ ts Lạm dụng tín nhiệm cđ ts 1.2.3. Động thái của tình hình
Động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm tại một không gian, thời gian xác định. Sự thay đổi này được xác định bằng tỉ lệ tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với điểm thời gian được lựa chọn làm mốc (xác định là 100%)6.
* Động thái về thực trạng: sự thay đổi về số tội phạm, số người phạm tội tại một địa bàn trong khoảng thời gian xác định so với điểm thời gian làm mốc.
Trong trường hợp này, nếu lấy năm 2005 làm mốc thời gian thì động thái về thực trạng các tội XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định được thể hiện qua bảng dưới đây: