khoảng trống chưa được luật hóa trong đời sống xã hội dễ làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực xã hội36.
* Về quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Thực tiễn áp dụng điều luật này vào việc giải quyết các vụ án hình sự có rất nhiều hạn chế, bất cập, nhiều đối tượng đã lợi dụng “lách luật” chiếm đoạt tài sản của người khác gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Tuy nhiên các cơ quan bảo vệ pháp luật khơng xử lý được vì khơng xác định được ý thức chủ quan của các đối tượng thông qua các hành vi khách quan đó là: gian dối, bỏ trốn, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản.
Thực tiễn đã xảy ra rất nhiều các vụ việc các đối tượng che đậy hành vi gian dối của mình, Cơ quan bảo vệ pháp luật khơng xác định được các đối tượng có hành vi gian dối, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp, hay đối tượng bỏ trốn nên đã cho rằng đó là quan hệ dân sự, nếu xử lý hình sự vơ hình chung đã hình sự hóa một quan hệ dân sự. Bản chất của các vụ việc này là các đối tượng đã “lách luật”, mang tài sản đi cầm cố lấy tiền trả nợ và ăn tiêu nhưng sau đó đã cố tình chây ỳ không trả tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.
Xảy ra tình trạng này là do Điều 140 BLHS quy định rất cụ thể chỉ những trường hợp các đối tượng “dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn; ... sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản” thì mới cấu thành tội phạm. Tuy nhiên từ khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn thi hành điều luật. Khái niệm gian dối, bỏ trốn, sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp được quy định cụ thể trong điều luật nhưng lại rất rộng về ngữ nghĩa dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về các khái niệm này. Cần phải xác định một người nào đó có hành vi vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng sau đó đã sử dụng khơng đúng mục đích như mang đi cầm cố, bán, thế chấp... thì phải được coi đó là hành vi gian dối và người nào vắng mặt tại địa phương, gia đình, chính quyền địa phương khơng biết đi đâu, làm gì, ở đâu bất kể thời gian nào thì cũng được coi là bỏ trốn.
Trong các yếu tố cấu thành cơ bản của của tội phạm “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 140 BLHS về hành vi khách quan, có những tình tiết khó chứng minh, cụ thể như sau:
Điểm a khoản 1 Điều 140 BLHS quy định: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”. Tuy nhiên, trường hợp “Bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản” vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích, hướng dẫn. Trong thực tiễn, một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn, nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay khơng là vấn đề cịn nhiều vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, nên đã phát sinh nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng, chỉ cần xác định được tình tiết một người nào đó sau khi nhận được tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn; không trả tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp là đủ cơ sở kết luận người đó phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khơng phụ thuộc vào lý do bỏ trốn của họ là nhằm mục đích gì. Trong khi đó, thực tế đã chứng minh, khơng phải tất cả mọi trường hợp bỏ trốn đều có ý thức chiếm đoạt tài sản.
Tại điểm b khoản 1 Điều 140 BLHS quy định: “vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản”. Như vậy, chỉ các trường hợp người nhận được tài sản đã sử dụng tài sản đó vào “mục đích bất hợp pháp”, như: bn lậu, mua bán ma túy, đánh bạc,… dẫn đến khơng có khả năng trả lại tài sản, mới bị coi là phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Cịn đối với các trường hợp vay, mượn tiền với số lượng lớn, sau đó sử dụng vào việc ăn chơi, tiêu xài hoang phí dẫn đến khơng khả năng trả nợ, lại khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc dùng tiền vay, mượn để ăn chơi, tiêu xài… tuy có trái với đạo đức xã hội nhưng lại không được xem là việc làm “bất hợp pháp”. Thực tế hiện nay, các vụ vỡ nợ, hụi lên đến hàng tỷ đồng xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương đã làm cho bao người điêu đứng vì mất tiền, nhưng xử lý hình sự các trường hợp này lại gặp nhiều khó khăn, chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí, nếu xử lý sẽ bị quy kết là “Hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế”.
Về mức tối thiểu giá trị tài sản bị chiếm đoạt trong cấu thành cơ bản: Theo quy định tại Điều 139 BLHS, mức tối thiểu về giá trị tài sản bị chiếm đoạt để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là từ 2 triệu đồng trở lên, nhưng tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” lại quy định từ 4 triệu đồng trở lên. Do định lượng cấu thành cơ bản giữa hai tội khơng bằng nhau, nên có nhiều trường hợp phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác (có giá trị dưới 4 triệu đồng và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự như: gây hậu quả
nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án chưa được xóa án tích), nhưng cơ quan điều tra khơng thể khởi tố ngay được, mà phải tốn kém nhiều thời gian để chứng minh ý thức của người chiếm đoạt tài sản có trước hay sau khi đã nhận tài sản. Trong thực tế, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng nại rằng: sau khi nhận được tài sản mới nảy sinh ý thức chiếm đoạt, để trốn tránh trách nhiệm hình sự; bởi vì, tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 4 triệu đồng, chưa đủ định lượng để khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản dẫn đến bỏ lọt tội phạm, vì khơng chứng minh được ý thức chiếm đoạt có trước khi nhận tài sản.
Về tình tiết “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản” trong chương các tội xâm phạm về sở hữu nói chung, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng, cũng nảy sinh bất hợp lý, chưa mang tính răng đe, giáo dục và phịng ngừa chung. Theo khoản 1 Điều 140 BLHS quy định: Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu, thì phải có thêm dấu hiệu “Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích, mà cịn vi phạm” mới cấu thành tội phạm, nên trong thực tế có người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức tối thiểu, tuy chưa có lần nào bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng lại có nhiều tiền án về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác, như: giết người, hiếp dâm trẻ em, mua bán trái phép chất ma túy,… lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu và chỉ có một lần tiền án về tội chiếm đoạt (mặc dù thuộc loại ít nghiêm trọng) vẫn bị coi là tội phạm.
Nếu so với tội “Trộm cắp tài sản”, thì tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có tính chất nguy hiểm cho xã hội khơng kém và hậu quả, thiệt hại xảy ra thường lớn hơn, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp “có tính chất chun nghiệp” lại thuộc cấu thành tình tiết định khung tăng nặng, theo điểm b khoản 2 Điều 138 BLHS. Ngược lại, phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp” trong tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” chỉ bị xử lý theo khoản 1 Điều 140 BLHS.
Ví dụ: Võ Văn E đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của A, B và C mỗi người 5.000.000 đồng; của K và L mỗi người 10.000.000 đồng. Tổng số tiền đã chiếm đoạt là 35.000.000 đồng. Theo quy định, E chỉ bị truy tố, xét xử theo khoản 1 Điều 140 BLHS, với khung hình phạt từ ba tháng đến ba năm tù. Nhưng cũng tính chất như trên, nếu E phạm tội “Trộm cắp tài sản”, thì bị xử lý theo điểm b khoản 2 Điều 138 BLHS, với khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù.
Ngày 25/12/2001 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2001/TTLT-TA-
VKS-BCA-BTP hướng dẫn thực hiện các quy định tại chương XIV về các tội XPSH. Tuy nhiên, một số quy định của Thơng tư vẫn cịn mang tính chung chung và khó thực hiện, cụ thể:
Tại mục 5 phần II Thông tư hướng dẫn: “Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi XPSH, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trong; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi XPSH phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:
a) Các hành vi XPSH được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
b) Việc thực hiện các hành vi XPSH… lấy tài sản do việc XPSH mà có làm nguồn sống chính”.
Chính quy định này, mà thực tiễn xét xử ở một số cơ quan, người tiến hành tố tụng, chưa nhận thức đúng và áp dụng thống nhất các điều kiện trên, cụ thể: thế nào là “Hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian”. Trong Thơng tư liên tịch số 02 có nêu ví dụ: Kẻ phạm tội liên tục lấy cắp tài sản của nhiều người trong cùng một đêm, thì được cộng dồn để xử lý. Nếu đặt trường hợp: Ngày 10/8/2010, Nguyễn Văn A lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của B số tiền một triệu đồng. Ngày 11 và 12/8/2010, A tiếp tục lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt của C số tiền hai triệu đồng và D số tiền một triệu đồng. Như vậy, hành vi của A có được xem là thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian để cộng dồn giá trị tài sản bị chiếm đoạt để xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khơng.
Mặt khác, việc chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội có dấu hiệu “Lấy tài sản do việc XPSH mà có làm nguồn sống chính” là rất khó khăn, vì họ thường có nghề nghiệp (tuy khơng ổn định) và không người phạm tội nào lại thừa nhận họ sống từ việc phạm tội.
Tương tự như trên, tại mục 5.1 Nghị quyết 01 ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: Chỉ áp dụng tình tiết “Phạm tội có tình tiết chun nghiệp” khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích;
b. Người phạm tội đều lấy các phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
Thực tế, tại một số Tòa án địa phương, chỉ cần điều kiện thứ nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng tình tiết này. Ví dụ: Lê Thị K, chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc, kim khí đá quý đã huy động tiền, với lãi suất từ 3% đến 5% của 17 hộ dân (thấp nhất là hai mươi triệu đồng, cao nhất là sáu trăm triệu đồng đồng), rồi chiếm đoạt và bỏ trốn.
Trong một số trường hợp cụ thể thì như thế nào là: “Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”, vẫn chưa được hướng dẫn, nên quá trình áp dụng trong thực tiễn chưa thống nhất nhau.
* Nguyên nhân và điều kiện về sự hạn chế của cơ quan tư pháp trong
đấu tranh phòng chống tội phạm:
Sự hạn chế của các cơ quan tư pháp trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình hình tội phạm. Các cơ quan tư pháp hiện nay gồm có Cơng an nhân dân, Tịa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân. Theo quy định của pháp luật “Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”37.
Việc tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm nhiều lúc chưa kịp thời và triệt để. Thực tiễn cho thấy, mặc dù cả 3 cơ quan tư pháp đều có chức năng tiếp nhận và giải quyết tin báo tội phạm, tố giác tội phạm của công dân nhưng cơ quan Công an luôn là nơi tiếp nhận nhiều tin báo, tố giác tội phạm nhất. Điều này xuất phát từ tâm lý quần chúng vẫn xem cơ quan Công an như là nơi đầu tiên và đáng tin cậy nhất để giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Lực lượng công an vẫn được biết đến nhiều nhất và gần gũi quần chúng nhất. Tuy nhiên, còn nhiều tin báo, tố giác tội phạm bị để quá hạn, vi phạm quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục giải quyết tin báo tố giác tội phạm. Nhiều tin báo bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua vì thiệt hại khơng đáng kể, đặc biệt là những trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhỏ, mặc dù đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng do nhiều cán bộ quan liêu, làm việc thiếu trách nhiệm