biệt là những người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điều này được giải thích chính bởi nghề nghiệp kinh doanh của họ cần vốn lớn, cần nhiều tiền thêm để kinh doanh, thu lợi nên họ dễ sa vào con đường phạm tội. Đối với tội trộm cắp tài sản, người phạm tội chủ yếu là người lao động, nội trợ, một số trường hợp không nghề nghiệp ổn định và số tiền trộm cắp không lớn như thiệt hại của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; họ trộm cắp là do nhu cầu tiêu xài cá nhân, nhu cầu trước mắt mà thơi. Cịn những người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đa phần là người kinh doanh, cần số tiền lớn và cũng chỉ họ mới có khả năng lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt được tài sản lớn vì nạn nhân tin vào sự giàu có bề ngồi, khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh nên giao tài sản, tiền bạc cho người phạm tội.
Ngoài việc lấy uy tín từ hoạt động kinh doanh, vẻ ngồi giàu có của mình, một số người phạm tội cịn dựa vào sự quen biết với những người khác có uy tín trong xã hội hoặc chồng của mình để tạo niềm tin nơi nạn nhân như vụ Nguyễn Thị Kim Tuyến và Lê Minh Hà lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì Nguyễn Thị Kim Tuyến là nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Thương mại dịch vụ SPC còn Lê Minh Hà (chồng Tuyến) là nguyên Trưởng phịng Tin học tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Định23.
Xét về trình độ học vấn, theo thống kê thì đa phần số người phạm tội trình độ học vấn thấp (dưới 12/12), trong khi nạn nhân lại là những người có trình độ cao hơn họ. Người phạm tội có trình độ học vấn thấp nên khả năng nhận thức về tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật của hành vi phạm tội của mình cũng bị hạn chế.
- Đặc điểm nạn nhân:
Đặc điểm trước tiên và tất yếu của nạn nhân của các tội XPSH là có tài sản, tài sản càng nhiều càng dễ trở thành nạn nhân. Bởi lẽ khách thể của nhóm tội XPSH quyền sở hữu tài sản, đối tượng của nhóm tội XPSH là tài sản. Theo quy định của Bộ luật Dân sự: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”24 và “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”25. Quan hệ sở hữu là quan hệ xã