được. Tuy nhiên, chính sách quản lý xã hội là chiếc áo may sau khi sự phát triển của xã hội là cơ thể đã thay đổi thì khó tránh khỏi sự thiếu phù hợp, có khi quá rộng có khi lại quá hẹp chứ không phải lúc nào cũng vừa vặn. Những kẽ hở xuất hiện từ sự thiếu phù hợp này chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển của các tội phạm, trong đó có các tội XPSH do phụ nữ thực hiện mà tác giả đang nghiên cứu.
Trên đây chúng ta mới xét đến nguyên nhân quản lý xã hội ở tầm vĩ mơ, ở tầm chính sách chung, cịn khi chính sách ấy đem triển khai thực hiện ở tầm vi mô, tức là ở quy mô từng địa phương thì sẽ như thế nào? Tổ chức bộ máy địa phương hiện nay ở các địa phương khác nói chung và ở Bình Định nói riêng vẫn còn cồng kềnh, thiếu hiệu quả, lực lượng cán bộ tuy đông nhưng thành phần làm việc hiệu quả lại ít. Nói như Phó Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc thì có đến 30% cán bộ cơng chức “sáng cắp ô đến, chiều cắp ô về”, không được việc nhưng vẫn được lương. Nếu xét về thành tích thì cả nước nói chung và Bình Định nói riêng có đến hơn 90% (một con số trịn trịa nào đó) cán bô công chức là những lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở và thi đua ngành. Nhưng nếu xét về hiệu quả thực hiện chức trách nhiệm vụ mà nhà nước giao phó thì hồn tồn ngược lại, trong số 70% cịn lại đó có “khoảng 30% cán bộ sau tuyển dụng làm được việc, 30% phải "cầm tay chỉ việc”, hơn 30% còn lại "cầm tay chỉ việc” vẫn khơng biết cách làm”34. Nói như vậy để thấy rằng hiệu quả quản lý xã hội trong thời gian qua vẫn còn nhiều yếu kém đáng quan tâm chỉnh đốn. Chính sự yếu kém này là nguyên nhân góp phần dẫn đến sự gia tăng tội phạm cũng như quy mơ, tính chất phức tạp của tình hình tội phạm, trong đó có tình hình tội XPSH do phụ nữ thực hiện. Việc đề ra một chính sách, kế hoạch đã khó; việc triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách, kế hoạch đó càng khó hơn bội phần. Do vậy, cơng tác quản lý là một cơng tác địi hỏi người thực hiện phải có tài và có tâm.
Ví dụ công tác tuần tra, canh gác của lực lượng cơng an địa phương và dân phịng, thực tế cho thấy chỉ những địa bàn khu vực trọng điểm, là “điểm nóng” về trật tự trị an mới được thực hiện gắt gao, các khu vực còn lại chỉ được kiểm tra giám sát một cách qua loa chiếu lệ. Thêm nữa, chỉ vào những dịp cao điểm như lễ, Tết hoặc “tháng hành động” nào đó thì cơng tác đảm bảo trị an được đôn đốc và nghiêm túc thực hiện, cịn vào những thời điểm khác thì đâu lại vào đấy. Cho nên hầu hết những hành vi phạm tội nói chung và hành vi XPSH do phụ nữ thực hiện nói riêng bị phát hiện và xử lý đều từ nguồn tin báo của nhân dân chứ không phải từ sự phát hiện của lực lượng
đảm bảo trật tự trị an, của cơ quan chức năng. Có những khu vực báo cáo tình hình ổn định thế nhưng sau đó lại có tin báo tố giác tội phạm và qua xác minh đó là những thơng tin đúng, khoảng thời gian xảy ra nằm trong thời gian báo cáo chứng tỏ việc tuần tra giám sát và ngăn chặn tội phạm tại địa phương chưa thật sự hiệu quả.
Song song với quá trình hội nhập và phát triển, cấu trúc của xã hội cả nước nói chung và riêng tỉnh Bình Định nói riêng cũng thay đổi đáng kể. Điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình tội phạm. Có thể vận dụng thuyết Tình trạng căng thẳng của Robert Merton để giải thích điều này như sau: hai yếu tố quan trọng của mỗi xã hội là khát vọng hay những mục tiêu mà mọi người tin rằng có ý nghĩa để phấn đấu (văn hóa xã hội) và các phương tiện hợp pháp hay những cách thức được chấp nhận để đạt đến mục tiêu đó (các cơ chế xã hội). Khi cấu trúc xã hội không ổn định, cơ hội phân bố không đều, phương tiện để đạt đến mục tiêu phân bố theo tầng lớp xã hội sẽ tạo ra tình trạng căng thẳng trong tầng lớp ít cơ hội, tùy theo sự thích nghi của từng cá nhân mà sẽ dẫn đến hành vi phạm tội35. Những cá nhân phạm tội trong trường hợp này sẽ rơi vào dạng thích nghi nổi loạn (phản đối và thay thế cả mục tiêu lẫn phương tiện), yếu (phản đối mục tiêu và phương tiện), cải biến (chấp nhận mục tiêu nhưng phản đối phương tiện). Người phạm tội khơng chấp nhận phương tiện mình có được, hướng đến mục tiêu khác nên đã dùng cách thức bất hợp pháp, không được chấp nhận để đạt mục tiêu đó. Nếu việc quản lý xã hội khơng theo kịp sự thay đổi của cấu trúc xã hội, không định hướng được sự thay đổi cấu trúc đó theo hướng có lợi thì tội phạm sẽ nảy sinh ngày càng nhiều.
Tóm lại, sự tổ chức, quản lý xã hội cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm XPSH có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện nói riêng. Chúng ta sẽ còn đề cập đến vấn đề này trong phần thực trạng phòng ngừa tội phạm XPSH do phụ nữ thực hiện tại tỉnh Bình Định và phần đề xuất các giải pháp phịng ngừa tình hình tội phạm này.
2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật và sự hạn chế của cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm
* Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật:
Nhóm nguyên nhân điều kiện này phát sinh từ những mâu thuẫn, những xung đột trong hệ thống pháp luật, sự thiếu đồng bộ và còn tồn tại nhiều