Bản án số 32/2012/HSST ngày 16, 17/10/2012 của TAND tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 44 - 45)

khiển xe về nhà. Trong túi xách của chị Dung có: 1 điện thoại di động Nokia 7260 trị giá 5.100.000 đồng, 230.000 đồng, 58 USD, 5 EURO, khoảng 10 tờ tiền Lào, Hàn Quốc, Campuchia, … (có mệnh giá nhỏ) và 2 kẹp tóc.”14

- Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: thủ đoạn thường thấy là không trả nợ, dùng tiền đã vay vào việc khơng có khả năng trả lại. Sau khi xác định chiếm đoạt tài sản đã được nhận từ hợp đồng, người phạm tội thường sẽ không dùng số điện thoại cũ, chuyển chỗ ở, … để cắt đứt liên lạc, che giấu tung tích với người cho vay cũng như cơ quan chức năng. Dưới đây là một ví dụ cụ thể:

“Vào năm 2008, Trần Thị Nhi mở dịch vụ truy cập Internet và thành lập công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tường Vũ chuyên cho thuê xe ô tô tại số nhà 26, 28 Phùng Khắc Khoan, TP. Quy Nhơn. Để có tiền mở rộng hoạt động kinh doanh, từ tháng 12/2008 đến tháng 7/2010, Trần Thị Nhi đã lợi dụng các mối quan hệ quen biết vay, mượn của 7 công dân trên địa bàn thành phố Quy Nhơn với lãi suất cao. Do kinh doanh thua lỗ, trả lãi suất cao và sử dụng khơng đúng mục đích dẫn đến khơng có khả năng trả nợ. Tổng số tiền Trần Thị Nhi đã vay là 96.033.560.000 đồng, trả được 24.534.249.000 đồng tiền lãi và 52.134.300.000 đồng tiền gốc; còn lại 19.365.011.000 đồng Nhi chiếm đoạt, không chứng minh được đã sử dụng vào việc gì”15.

Trong vụ án trên chúng ta thấy người phạm tội đã sử dụng số tiền được vay theo hợp đồng khơng đúng mục đích nên dẫn đến khơng có khả năng trả nợ. Sau đó, người phạm tội tìm cách lẩn tránh nghĩa vụ trả nợ, tuy không bỏ trốn khỏi địa phương nhưng đã có hành vi khơng trả nợ khi được yêu cầu. Cơ sở giao kết hợp đồng là sự quen biết, uy tín cá nhân.

- Đối với tội trộm cắp tài sản: thủ đoạn phạm tội của phụ nữ thường là

lén lút tranh thủ chiếm đoạt tài sản khi chủ sở hữu lơ là, thiếu cảnh giác. Khác với thủ đoạn trộm cắp của nam giới, vì khơng có lợi thế về sức mạnh thể chất nên phụ nữ không sử dụng cách thức bẻ khóa, cạy cửa, phá khóa, dỡ ngói, … mà họ chỉ ra tay hành động khi đã ở trong khu vực có tài sản trộm cắp một cách hợp pháp (được mời vào nhà chơi, đến thăm người quen tại khu vực có tài sản, làm việc ở cơ quan, công ty, đi xe khách, …) hoặc khi đã tiếp cận với người mang tài sản. Dưới đây là một vài trường hợp, thủ đoạn cụ thể trộm cắp tài sản cụ thể do nữ giới thực hiện:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)