Khoa Luật Hình sự ĐH Luật TPHCM, Tập bài giảng Tội phạm học, năm 2008-2009, tr63, tr

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 54 - 57)

Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân 10,7%/năm. Trong đó các ngành thuộc khu vực cơng nghiệp - xây dựng 15,2%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,1% và dịch vụ tăng 11,2%. Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 15,7%/năm. GDP bình qn/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005 và 901 USD vào năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000 có cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 42,2% - 22,8% - 35%, đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 38,4% - 26,7% - 34,9% và năm 2010 là: 35% - 27,4% - 37,6%. Nhìn chung, cơng nghiệp có bước phát triển khá, nhiều khu, cụm cơng nghiệp được hình thành, khu kinh tế Nhơn Hội đang được xây dựng hạ tầng và xúc tiến thu hút đầu tư. Sản xuất nơng nghiệp phát triển khá tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa.

Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch và liên kết, hợp tác kinh tế tiếp tục phát triển. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,2%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư.Trong năm 2006 - 2010 đã huy động vốn đầu tư khoảng 37,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,2% GDP. Cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướng giảm dần trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và tăng trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ29.

Như vậy theo xu hướng chung của nền kinh tế cả nước, Bình Định cũng có những bước phát triển mới, đáng kể. Số lượng cư dân không chỉ trong tỉnh mà còn từ các tỉnh thành khác về đây sinh sống ngày càng tăng lên, kéo theo sự gia tăng tính chất phức tạp của tình hình trật tự an ninh xã hội. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành thương mại dịch vụ cũng góp phần làm cho tội phạm XPSH gia tăng. Bởi vì điều này làm xuất hiện ngày càng nhiều cơ hội làm ăn phát triển kinh tế, ngày càng nhiều gia đình, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sản xuất. Khi muốn lợi nhuận nhiều thêm những hộ gia đình, cá nhân nghĩ tới việc huy động vốn từ người thân, người quen; khi làm ăn kinh doanh thua lỗ, nợ nần, những hộ gia đình, cá nhân cũng sẽ nghĩ đến việc vay hoặc lừa đảo để có tiền trả những khoản nợ cần thiết (ngân hàng). Rồi được một lần sẽ có nhiều lần như vậy, dần dần việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thành một thủ đoạn quen thuộc, chuyên nghiệp, nếu không bị phát hiện, không bị truy tố người phạm tội sẽ nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, ham lợi ích mà lún sâu vào con đường phạm pháp.

Số lượng người tăng lên tỉ lệ thuận với sự phát triển kinh tế là một áp lực, gánh nặng cho các cơ quan chức năng về tạo cơng ăn việc làm. Thực trạng hiện nay thì tình trạng thất nghiệp, thiếu cơng ăn việc làm ổn định cho người lao động đang gia tăng. Chính điều này đã khiến một số người lao động

nghĩ tới việc kiếm tiền bất chính, bằng những hành vi, thủ đoạn bất hợp pháp như trộm cắp, lừa đảo, cưỡng đoạt, …

Xét cho cùng “bần cùng sinh đạo tặc”, những vụ phạm tội XPSH vì tiền, tức là nguyên nhân về kinh tế. Khi đạo đức khơng cịn níu giữ được người ta trước sự cám dỗ của đồng tiền thì hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra là một điều tất yếu. Nếu hồn cảnh sống đầy đủ thì sẽ hạn chế rất nhiều khả năng phạm tội XPSH, đặc biệt là ở phụ nữ. qua những vụ án thực tế chúng ta thấy được điều này: trước khi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi người phạm tội làm ăn khấm khá thì họ vay và trả rất đàng hoàng nhưng khi làm ăn thua lỗ, họ nghĩ đến việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Để làm điều này, họ vẫn tiếp tục tạo uy tín, phơ trương thanh thế và cũng vay cũng trả nhưng lần này là hành vi làm “mồi nhử” mà thôi, khác với lần trước.

Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng vậy. Trong ý thức của người phạm tội lúc giao kết hợp đồng hoàn toàn là nghiêm túc, chỉ khi kinh tế khó khăn, kinh doanh thua lỗ, làm ăn thất bại, áp lực nợ nần họ mới nghĩ đến việc chiếm đoạt. Riêng với hành vi trộm cắp tài sản và những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn “mì ăn liền” như lừa đảo trúng thưởng, giả làm nhân viên tiếp thị, bán sản phẩm giả mạo, … hoặc các thủ đoạn khác không phải là vay tiền từ người thân, người quen kể trên thì nguyên nhân cũng vì điều kiện kinh tế của người phạm tội khó khăn hoặc trong ý thức họ cho rằng họ đang khó khăn và khơng thỏa mãn với điều kiện tài chính hiện tại. Nếu một người đang kinh doanh, làm ăn phát đạt hay đang có ngành nghề ổn định sẽ rất hiếm trường hợp đi trộm cắp, lừa đảo người khác để kiếm tiền như vậy.

Nền kinh tế thị trường đang định hình và phát triển, tuy nhiên nếu khơng kiểm sốt được sẽ là con dao hai lưỡi: “Trong kinh tế thị trường phải đề phòng khuynh hướng, lối sống chạy theo đồng tiền. Kinh tế thị trường có khuynh hướng mở rộng các nguyên tắc trao đổi thị trường ra tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng, có khuynh hướng làm cho người ta coi giá trị thị trường là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo các giá trị khác. Họ định giá trị của con người căn cứ vào của cải của người đó, từ đó tìm các quan hệ trong sự đem lại lợi ích gì cho mình, cho cá nhân mình. Từ đây mà các quan hệ tình cảm cao đẹp, ấm áp tình người có nguy cơ bị băng giá trong sự tính tốn vị kỷ. Kinh tế thị trường cũng cần đề phòng khuynh hướng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, dẫn đến nguy cơ "thương mại hóa" (cái gì có tiền mới làm, cái gì khơng có tiền, dù cần cũng không làm).

Hơn thế nữa, khi chạy theo đồng tiền có thể sẽ bất chấp đạo lý, những hủ tục mê tín có thể tăng nhanh, các sản phẩm phản văn hóa, làm băng hoại

con người có thể tràn lan, các bậc giá trị có thể bị nhận thức sai lệch... Kinh tế thị trường cũng đã kéo theo lối sống "tiền trao cháo múc", lạnh lùng, tàn nhẫn làm băng hoại đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục, tấn cơng vào từng gia đình, từng người. Đã có khơng ít hiện tượng: từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị, xã hội sang tuyệt đối hóa các giá trị vật chất kinh tế. Từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực (hy sinh vì tập thể, vì cộng đồng) là đạo đức cao nhất, sang tuyệt đối hóa con người cá nhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa.

Từ chỗ lấy lý tưởng, đạo đức làm mẫu mực chuyển sang coi thường đạo đức, phẩm giá; tuyệt đối giá trị thực dụng, tôn sùng tiện nghi vật chất, tôn sùng đồng tiền, coi tiền là trên hết, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị của con người. Tiền xâm nhập vào nhiều mối quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí thành nguyên tắc xử thế và tiêu chuẩn hành vi của khơng ít người. Chính vì vậy mà những hiện tượng tham ơ, hối lộ, móc ngoặc, bn lậu, lừa đảo, làm hàng giả, mua quan bán chức, chạy chức chạy quyền bằng tiền ... chúng ta đấu tranh, ngăn ngừa nhiều năm nay nhưng hiện vẫn đang diễn ra phức tạp và là nỗi lo lắng của xã hội. Những quan niệm và hành vi của đạo đức truyền thống như tinh thần giúp đỡ nhau, kính già, yêu trẻ, tôn sư trọng đạo, vợ chồng thủy chung ... sẽ bị biến động và suy giảm do toan tính của đồng tiền”30.

Khi kinh tế phát triển, nhu cầu làm giàu nảy sinh một cách chính đáng. Tuy nhiên, để có số vốn lớn nhiều người phải vay mượn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có ngân hàng và những người thân, quen khác. Nếu công việc làm ăn tiến triển tốt đẹp thì khơng có gì đáng bàn đến nhưng khơng phải mọi việc kinh doanh làm ăn đều có kết quả tốt đẹp như mong muốn. Áp lực nợ nần sẽ dẫn đến suy nghĩ chiếm đoạt tài sản của người khác, nếu chiếm đoạt tài sản đã mượn trước đó là hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nếu suy nghĩ thủ đoạn để vay mượn rồi chiếm đoạt là hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Với chủ thể đang nghiên cứu là phụ nữ, họ khơng có suy nghĩ đến các hành vi khác như cướp, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, … vì hạn chế về thể lực và đa số họ ý thức được sự nguy hiểm của các hành vi đó. Do vậy, phân tích trên chỉ đi sâu vào hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Sự giáo dục từ phía gia đình và nhà trường cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng hành vi con người. Cho nên, tình hình tội phạm gia tăng phải kể đến nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường trong việc giáo dục, trau dồi đạo đức, hình thành nhân phẩm cho con em mình. Theo nhịp sống

Một phần của tài liệu Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt do phụ nữ thực hiện trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)